Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng mới nhất

Lượt xem: 1286

Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo là một yếu tố bắt buộc nhằm đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng trong quá trình thiết kế ánh sáng trong công trình dân dụng. Lựa chọn và lắp đặt hệ thống chiếu sáng đạt tiêu chuẩn mang lại hiệu quả chiếu sáng cao. Dưới đây là các tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng mới nhất.

1. Phạm vi áp dụng TCVN chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng

Dưới đây là những tiêu chí về phạm vi áp dụng để giúp khách hàng có cái nhìn tổng quát về bộ tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo dân dụng. Các công trình dân dụng được hiểu bao gồm các thành phần sau:

  • Các công trình đô thị: Điểm đỗ giao thông công cộng ngoài trời; đường, cầu và đường hầm dành cho người đi bộ; bên ngoài các khu trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm và các trụ sở.
  • Công viên, vườn hoa
  • Các công trình kiến trúc, tượng đài, đài phun nước
  • Các công trình thể dục thể thao ngoài trời.

Chiếu sáng công trình dân dụng khách hàng có thể tham khảo thêm đèn đường LED 100w

Các hệ thống đường giao thông đều cần áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng 
Các hệ thống đường giao thông đều cần áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

  • TCVN 4400: 57 – Kỹ thuật chiếu sáng – Thuật ngữ và định nghĩa.
  • TCXDVN 259:2001 – Tiêu chuẩn TK chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị
  • 11 TCN 18:1984 – Quy phạm trang bị điện – Phần 1: Quy định chung
  • 11 TCN 19:1984 – Quy phạm trang bị điện – Phần 2: Hệ thống đường dây dẫn điện
  • TCVN 5828:1994 – Đèn chiếu sáng đường phố – Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 4086:1985 – Quy phạm an toàn lưới điện trong xây dựng.
  • TCVN 4756:1989 – Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

3. Yêu cầu chất lượng ánh sáng

3.1 Loại bóng đèn phóng điện

  • Để thiết kế chiếu sáng nhân tạo người ta đưa ra tiêu chuẩn loại bóng đèn phóng điện gồm Huỳnh quang; Thủy ngân cao áp; Metal Halide; Natri cao áp; Natri thấp áp.
  • Ngoài ra, còn sử dụng bóng đèn sợi đốt (kể cả bóng sợi đốt Halogen). Đối với những trường hợp sử dụng các loại nguồn sáng đặc thù khác (đèn LED công suất cao, đèn cảm ứng điện từ) có thể sử dụng phương pháp tra cứu tương đương căn cứ vào các tính năng kỹ thuật của bóng đèn.
  • Sử dụng đầu cốt nối dây điện để bảo vệ đèn LED.

3.2 Điều khiển chiếu sáng từ xa

  • Hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị (trừ các công trình thể dục thể thao ngoài trời) có thể là một thành phần cấu thành của hệ thống chiếu sáng công cộng, được cấp nguồn và điều khiển theo mạng điều khiển chung của hệ thống chiếu sáng công cộng của đô thị, hoặc cũng có thể là một hệ thống công trình được quản lý và vận hành một cách độc lập. Hệ thống chiếu sáng phục vụ luyện tập và thi đấu tại các công trình thể dục thể thao ngoài trời cần được quản lý vận hành một cách độc lập.

3.3 Độ rọi tiêu chuẩn

Khi xác định độ rọi tiêu chuẩn (Tính bằng lux) phải theo thang độ rọi quy định sau đây:

Bậc thangIIIIIIIVVVIVIIVIIIIXXXIXII
Độ rọi (lx)0,5123571020305075100
XIIIXIVXVXVIXVIIXVIIIXIXXXXXIXXIIXXIIIXXIVXXV
150200300400500600750100012501500200025003000

Độ rọi là tiêu chuẩn chiếu sáng quan trọng của đèn 

3.4 Hệ số duy trì của bóng đèn

Trong quá trình tính toán thiết kế cần tính đến hệ số duy trì của đèn được quy định tiêu chuẩn sau:

Chu kỳ bảo dưỡng đèn (Tháng)Cấp bảo vệ của bộ đèn
IP2XIP5XIP6X
Phân loại môi trườngPhân loại môi trườngPhân loại môi trường
Đô thị lớn, khu công nghiệp nặngĐô thị vừa và nhỏ, khu Công nghiệp nhẹNông thônĐô thị lớn, khu công nghiệp nặngĐô thị vừa và nhỏ,khu C.nghiệp nhẹNông thônĐô thị lớn, khu công nghiệp nặngĐô thị vừa và nhỏ,khu C.nghiệp nhẹNông thôn
120,530,620,820,890,900,920,910,920,93
180,480,580,800,870,880,910,900,910,92
240,450,560,790,840,860,900,880,890,91
360,420,530,780,760,820,880,830,870,90
Hệ số duy trì đèn chiếu sáng
Hệ số duy trì đèn chiếu sáng

3.5 Cột đèn chiếu sáng

  • Thiết bị chiếu sáng và các thiết bị đi kèm như đèn, cột đèn phải có tính thẩm mỹ, phù hợp với cảnh quan môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 
  • Khi thiết kế chiếu sáng cho một đối tượng hay một khu vực cụ thể cần lưu ý đến đặc điểm và yêu cầu chiếu sáng của các khu vực phụ cận để tránh gây ra hiện tượng ô nhiễm ánh sáng đối với những khu vực này. Tiêu chuẩn cột đèn chiếu sáng được quy định với các đối tượng sau:
    • Đèn điện chiếu sáng đường phố.
    • Chiếu sáng đường hầm.
    • Nguồn điện chiếu sáng có điện áp không quá 1000V
Ứng dụng cột đèn chiếu sáng dân dụng
Ứng dụng cột đèn chiếu sáng dân dụng

Xem thêm:

10 công dụng của đèn LED nổi bật nhất trong đời sống

Têu chuẩn kỹ thuật đèn led

4. Tiêu chuẩn liên quan

4.1 Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu điện chiếu sáng

Thiết kế cấp điện cho hệ thống chiếu sáng phải tuân theo các tiêu chuẩn sau:

  • 11 TCN 18:1984 – Quy phạm trang bị điện – Phần 1: Quy định chung. 
  • 11 TCN 19:1984 – Quy phạm trang bị điện – Phần 2: Hệ thống đường dây dẫn điện.

4.2 Tiêu chuẩn nối đất và nối không các thiết bị điện chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng (đèn, cột đèn, tủ điện) cần được thiết kế đáp ứng các yêu cầu về an toàn và bảo vệ chống sét, tiếp đất theo các tiêu chuẩn: 

  • TCVN 4086 : 1985 – Quy phạm an toàn lưới điện trong xây dựng. 
  • TCVN 4756 : 1989 – Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện

Xem thêm bài viết: Công dụng Dimmer đèn LED 220V/12V là gì? Xem Ngay

Hy vọng từ những chia sẻ bên trên về tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình xây dựng khách hàng sẽ hoàn thiện hệ thống chiếu sáng của mình với tiêu chí: an toàn – tiết kiệm – ánh sáng cao. 

Vui lòng đánh giá bài viết

Bình luận