Đèn LED là một phát minh quan trọng trong lĩnh vực chiếu sáng. Từ những bóng đèn LED nhỏ bé trong các thiết bị điện tử đến những hệ thống đèn LED chiếu sáng quy mô lớn, công nghệ này đã thay đổi chất lượng cuộc sống. Cùng HALEDCO tìm hiểu chi tiết sản phẩm đèn LED trong nội dung dưới đây.
1. Thông tin chung về đèn LED
1.1 Đèn LED là gì?
LED là cụm từ viết tắt của "Light Emitting Diode" , nghĩa là điốt phát quang. Đây là một loại bán dẫn có khả năng chuyển đổi điện năng thành ánh sáng.
Đèn LED là một thiết bị chiếu sáng sử dụng diode phát quang để tạo ra ánh sáng. Về bản chất, đèn LED được cấu tạo từ hai lớp bán dẫn loại P và loại N tạo thành một tiếp giáp P-N. Khi dòng điện đi qua điểm tiếp giáp này, các electron và lỗ trống kết hợp với nhau, giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng.
Khác với các loại đèn truyền thống như đèn sợi đốt hay huỳnh quang, đèn LED có hiệu suất sáng cao, tiêu thụ điện năng thấp, tuổi thọ dài, và không chứa các chất độc hại.

1.2. Lịch sử phát triển của đèn LED
Các dấu mốc quan trong hình thành lịch sử phát triển của đèn LED:
- Năm 1907 của thế kỷ 20, nhà khoa học người Anh H.J. Round đã phát hiện hiện tượng phát quang ở điốt bán dẫn đầu tiên.
- Bước đột phá thực sự xuất hiện vào năm 1961 khi Robert Biard và Gary Pittman tại Mỹ phát minh ra đèn LED hồng ngoại dựa trên vật liệu Gallium Arsenide (GaAs), được cấp bằng sáng chế và đánh dấu bước tiến trong công nghệ LED
- Đến năm 1962, Nick Holonyak Jr làm việc tại General Electric, đã phát triển thành công đèn LED phát ra ánh sáng đỏ đầu tiên có thể nhìn thấy bằng mắt thường và được coi là “cha đẻ của đèn LED”. Thời điểm này đèn LED ứng dụng báo hiệu, hiển thị nhỏ lẻ như đèn báo nguồn, màn hình số trên các thiết bị điện tử.
- Năm 1970, nhờ công trình cải tiến của M. George Craford đã phát minh ra đèn LED vàng đầu tiên và tăng độ sáng cho các LED đỏ và cam gấp 10 lần.
- Đến năm 1994, Shuji Nakamura và nhóm nghiên cứu tại Nichia Corporation của Nhật Bản đã phát minh ra đèn LED xanh dương. Đèn LED xanh dương đã mở đường cho sự ra đời của đèn LED trắng, tạo nên cuộc cách mạng chiếu sáng tiết kiệm năng lượng hiện đại ngày nay.
Từ đó đến nay, công nghệ LED không ngừng được cải tiến, mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực chiếu sáng.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn LED
2.1. Cấu tạo của đèn chiếu sáng LED
Các loại đèn LED thường có cấu tạo gồm các bộ phận sau:
Bộ phận | Vai trò chính |
---|---|
Chip LED | Phát ra ánh sáng khi dòng điện chạy qua. Các loại chip LED phổ biến là chip LED SMD, chip LED COB, chip LED DIP. |
Mạch in (PCB) | Dẫn điện, gắn cố định chip LED, bảo đảm sự ổn định khi hoạt động. |
Driver (bộ nguồn) | Chuyển đổi nguồn điện xoay chiều (AC) sang một chiều (DC), ổn định nguồn điện cho chip LED hoạt động liên tục. |
Vỏ đèn (housing) | Chất liệu hợp kim nhôm, nhựa cao cấp giúp bảo vệ linh kiện, giúp tản nhiệt. |
Tản nhiệt | Giúp thoát nhiệt, tăng tuổi thọ chip LED. |
Chóa đèn | Định hướng, tán đều ánh sáng và điều chỉnh góc chiếu. |
Đui đèn | Kết nối đèn với nguồn điện, giữ bóng cố định (đèn Bulb, đèn tuýp) |
Mặt kính | Giảm chói, chống bụi, tăng thẩm mỹ và bảo vệ đèn. |
Phụ kiện | Cần tay đèn, gioăng cao su,… bảo vệ và cố định đèn. |

2.2. Nguyên lý hoạt động của đèn LED
Đèn LED hoạt động dựa trên nguyên lý bán dẫn điện phát quang. Cụ thể:
- Bên trong chip LED là một khối bán dẫn gồm hai lớp: lớp P chứa lỗ trống mang điện tích dương và lớp N chứa electron mang điện tích âm. Hai vùng này tạo thành một tiếp giáp P-N.
- Khi một điện áp phân cực thuận được đặt vào điốt LED, các electron từ vùng bán dẫn loại N sẽ bị đẩy về phía vùng tiếp giáp P-N, và các lỗ trống từ vùng bán dẫn loại P cũng bị đẩy về phía vùng tiếp giáp. Tại vùng tiếp giáp P-N, các electron và lỗ trống gặp nhau và tái hợp. Quá trình tái hợp này giải phóng năng lượng.
- Trong vật liệu bán dẫn của LED, năng lượng giải phóng từ quá trình tái hợp này không chuyển hóa thành nhiệt một cách hoàn toàn mà được phát ra dưới dạng các hạt ánh sáng gọi là photon. Đây chính là ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy.
3. Tại sao nên sử dụng đèn LED trong chiếu sáng
Đèn LED là xu hướng tất yếu trong chiếu sáng gia đình, công nghiệp, khu công cộng. Dưới đây là những lý do khiến đèn LED được ưa chuộng rộng rãi:
3.1. Hiệu suất chiếu sáng cao, tiết kiệm điện
Đây là ưu điểm nổi bật nhất, rõ ràng nhất của đèn LED. Cụ thể, đèn LED có thể đạt hiệu suất phát quang từ 100-150 lumen/watt (lm/W) hoặc cao hơn, trong khi đèn sợi đốt chỉ đạt khoảng 10-15 lm/W và đèn huỳnh quang là 50-100 lm/W. Điều này đồng nghĩa với việc LED tiêu thụ ít điện năng hơn đáng kể để tạo ra cùng một lượng ánh sáng, dẫn đến giảm đáng kể hóa đơn tiền điện và áp lực lên lưới điện.
3.2 Tuổi thọ cao
Đèn LED có tuổi thọ rất ấn tượng, thường từ 25.000 đến 65.000 giờ, thậm chí có thể lên tới 100.000 giờ đối với các sản phẩm cao cấp. So sánh với đèn sợi đốt (1.000 giờ) hay đèn huỳnh quang (8.000 - 15.000 giờ), đèn LED thực sự là một khoản đầu tư dài hạn.
Tuổi thọ cao giúp giảm tần suất thay thế, tiết kiệm chi phí bảo trì, đây là điều mà các doanh nghiệp, khu công cộng rất quan tâm.

3.3. Thân thiện với môi trường
Đèn LED không chứa các chất độc hại như thủy ngân và chì, vốn là thành phần phổ biến trong đèn huỳnh quang và một số loại đèn truyền thống khác. Chúng cũng không phát ra tia cực tím hay tia hồng ngoại, an toàn hơn cho sức khỏe người dùng.
Điều này giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường khi thải bỏ và có thể tái chế dễ dàng hơn, phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường ngày càng khắt khe.
3.4. Kích thước nhỏ gọn, đa dạng mẫu mã
Bạn có thể tìm thấy mỗi dòng đèn LED đều có nhiều kiểu dáng và kích cỡ, từ những bóng đèn nhỏ bé như đèn Bulb đến những tấm panel lớn. Nhờ công nghệ chip LED hiện đại, thiết kế nhỏ mà vẫn đảm bảo hiệu suất phát quang.
3.5. Bật tắt nhanh chóng, không nhấp nháy
Khác với đèn huỳnh quang cần thời gian để đạt độ sáng tối đa, đèn LED sáng ngay lập tức khi bật công tắc. Hơn nữa, đèn LED duy trì dòng điện ổn định, loại bỏ hiện tượng nhấp nháy khó chịu thường thấy ở đèn huỳnh quang, giúp bảo vệ thị lực và giảm mỏi mắt.
3.6. Ánh sáng chất lượng cao
Chỉ số hoàn màu (CRI) của LED thường >70, cho khả năng tái tạo màu sắc trung thực. Khả năng điều chỉnh độ sáng của đèn LED rất linh hoạt, từ mức rất thấp đến tối đa mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ hay hiệu suất.
Có thể điều chỉnh nhiệt độ màu (ánh sáng trắng, vàng, trung tính…) theo mục đích sử dụng.
Tuy nhiên đèn LED có một hạn chế là chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với các loại đèn truyền thống. Đổi lại thì người dùng được hưởng thụ, sử dụng ánh sáng chất lượng cao hơn.
4. Phân loại đèn LED trên thị trường
Với sự đa dạng trong thiết kế và công năng, đèn LED được sản xuất với nhiều dòng sản phẩm khác nhau để phục vụ nhu cầu chiếu sáng trong mọi lĩnh vực. Có thể phân loại đèn LED dựa trên mục đích sử dụng, công suất, nguồn điện hoặc kiểu chip LED.
4.1 Phân loại theo nguồn điện
Đèn chiếu sáng LED có thể sử dụng từ nhiều nguồn điện, cụ thể:
- Đèn LED sử dụng điện lưới: Đây là loại đèn được sản xuất và phân phối phổ biến nhất. Đèn sử dụng nguồn điện xoay chiều 220V, cần hệ thống dây dẫn và lắp đặt điện cố định. Hầu hết các dòng đèn đường, đèn công nghiệp, đèn trong nhà, đèn trang trí, đèn ngoài trời đều có.
- Đèn LED năng lượng mặt trời: Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ ánh nắng mặt trời thông qua tấm pin năng lượng và lưu trữ điện trong pin sạc tích hợp. Không cần sử dụng tới điện lưới, tự động sạc pin vào ban ngày và chiếu sáng vào ban đêm. Đây là dòng đèn được thiết kế phù hợp với khu vực khó kéo điện, hoặc muốn tiết kiệm chi phí điện.
- Đèn LED dùng pin: Là loại đèn có tích hợp pin sạc bên trong (thường là pin lithium), có thể sạc lại qua nguồn điện USB hoặc điện lưới. Linh hoạt, tiện di chuyển, sử dụng ở nơi không có điện. Thường có thiết kế nhỏ gọn, tích hợp nhiều chức năng (chiếu sáng, báo hiệu, đèn pin). Thường thấy ở những loại đèn pha mini, đèn chiếu sáng khẩn cấp, đèn đội đầu,…
4.2 Phân loại theo chip
Kiểu chip LED ảnh hưởng đến hiệu suất chiếu sáng, kích thước, khả năng tản nhiệt và ứng dụng thực tế:
- Đèn chip LED SMD (Surface Mounted Device): Loại chip được hàn trực tiếp lên mạch in (PCB). Loại chip nhỏ gọn, hiệu suất cao, phổ biến trong chiếu sáng dân dụng.
- Đèn chip LED COB (Chip on Board): Mật độ LED cao cho ánh sáng tập trung, thường dùng trong đèn pha, đèn sân khấu công suất lớn
- Đèn chip LED mắt: Có thiết kế đặc biệt giống mắt người, tạo hiệu ứng ánh sáng tập trung. Đây là công nghệ đời cũ, ánh sáng mạnh nhưng hiệu suất thấp hơn SMD và COB. Ít sử dụng trong chiếu sáng dân dụng, còn xuất hiện trong đèn LED biển hiệu hoặc đèn tín hiệu.

4.3 Phân loại theo màu ánh sáng
Đèn LED được phân loại dựa trên nhiệt độ màu ánh sáng (đơn vị: Kelvin – K) như sau:
- Ánh sáng vàng (2700-3000K): Màu vàng ấm, tạo cảm giác thư giãn, gần gũi như ánh đèn sợi đốt truyền thống. Thích hợp cho phòng ngủ, phòng khách, quán cà phê, spa, nhà hàng, khách sạn,…
- Ánh sáng trung tính (3500-4100K): Màu trắng dịu, không ngả vàng cũng không quá xanh. Phù hợp cho văn phòng, nhà bếp, căn hộ cao cấp, khách sạn, showroom, không gian làm việc sáng tạo.
- Ánh sáng trắng (5000-6500K): Ánh sáng màu trắng xanh, gần với ánh sáng ban ngày. Phù hợp chiếu sáng văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng, khu vực công cộng, biển quảng cáo.
- Ánh sáng đổi màu (RGB hoặc 3 chế độ ánh sáng): Có khả năng chuyển đổi giữa nhiều màu (trắng, vàng, trung tính hoặc RGB). Phù hợp với đèn trang trí, sân khấu, quán karaoke, phòng giải trí, không gian nghệ thuật.
4.4. Phân loại theo ứng dụng
Đèn LED được ứng dụng trong nhiều không gian khác nhau:
- Đèn chiếu sáng dân dụng: Đèn LED bulb, đèn LED downlight, đèn LED panel, đèn LED âm trần, đèn ốp trần, đèn trang trí, đèn LED dây, đèn tuýp LED.
- Đèn chiếu sáng công nghiệp: Đèn nhà xưởng, đèn chống nổ, đèn phòng sạch, đèn chống thấm, đèn Exit
- Đèn chiếu sáng đường phố, đô thị: Đèn pha LED, Đèn đường LED
- Đèn trang trí ngoài trời: Đèn LED sân vườn, đèn LED chiếu cây, LED dây, đèn cầu thang, đèn âm đất
- Đèn trang trí dưới nước: Đèn LED dưới nước, đèn âm nước, đèn hồ bơi
- Đèn trang trí cửa hàng: Đèn rọi ray, đèn hắt trần, đèn pha mini, đèn LED dây.





5. Đơn vị cung cấp đèn LED chính hãng chất lượng cao
Chọn đúng thương hiệu đèn LED không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn giúp bạn tiết kiệm trong dài hạn. Đây là một số tiêu chí bạn nên cân nhắc:
- Uy tín thương hiệu: Tìm hiểu về lịch sử và đánh giá của thương hiệu trên thị trường.
- Chứng nhận chất lượng: Kiểm tra xem sản phẩm có các chứng nhận chất lượng nào không? Một số chứng nhận như ISO, TCVN, ICE,…
- Bảo hành: Thời gian bảo hành dài thường đi kèm với sản phẩm chất lượng cao.
- Thông số kỹ thuật: So sánh các thông số như công suất, độ sáng, CRI giữa các thương hiệu.
- Giá cả: Đừng chỉ chọn sản phẩm rẻ nhất. Cân nhắc giữa giá và chất lượng sản phẩm.
Công ty HALEDCO chuyên cung cấp đèn LED chính hãng chất lượng đảm bảo, giá rẻ tận gốc. Linh kiện đèn đều được sử dụng từ các thương hiệu uy tín từ Cree (Hoa Kỳ), Bridgelux (Hoa Kỳ), Samsung (Hàn Quốc), Osram (Đức), Philips, Done, Meanwell (Đài Loan). Sản phẩm đèn LED đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015, TCVN 8781:2015 (IEC 62031:2014), TCVN 7722-1:2017 và TCVN 7722-2-3:2019.
Ưu đãi đặc biệt cho khách hàng dự án, đại lý, nhà phân phối chiết khấu 45%. Chính sách bảo hành 2-5 năm tùy yêu cầu, nhận gia công theo nhu cầu khách hàng.
HALEDCO luôn đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Mua đèn LED chính hãng HALEDCO tại:
- Hotline: 0332599699
- VPGD HN: Số 3D2, KĐT Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm
- Chi Nhánh HCM: Số 546 Lê Trọng Tấn, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
- Chi Nhánh Đà Nẵng: Số 223, Nguyễn Tri Phương, P. Hòa Thuận Nam, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng