Thiết kế chiếu sáng cảnh quan công viên: nguyên tắc, ý tưởng thiết kế đẹp nhất
Không gian công viên, khu vui chơi là nơi diễn ra nhiều hoạt động giải trí, thư giãn. Do đó, cần thiết kế chiếu sáng cảnh quan công viên, sân vườn có tính thẩm mỹ cao. Các loại đèn chiếu sáng phải được bố trí theo khoa học và đảm bảo không gây vướng tới các hoạt động. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từ thiết kế tới cách lắp đèn cho công viên.
1. Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế chiếu sáng công viên
1.1 Tiêu chuẩn về quang trắc
Khi chiếu sáng cho công viên cần tuân thủ các giá trị chiếu sáng theo quy định tại tiêu chuẩn CIE 115-2010:
Khu vực | Độ rọi hắt | Độ rọi ngang tối thiểu | Độ rọi dọc tối thiểu | Độ rọi bám trụ tối thiểu |
Cấp P1 | Eave= 15 lux | Emin= 3 lux | Ev, min= 5 lux | Esc, min= 3 lux |
Cấp P2 | Eave= 10 lux | Emin= 2 lux | Ev, min= 3 lux | Esc, min= 2 lux |
Cấp P3 | Eave= 7,5 lux | Emin= 1,5 lux | Ev, min= 2,5 lux | Esc, min= 1,5 lux |
Cấp P4 | Eave= 5 lux | Emin= 1 lux | Ev, min= 1,5 lux | Esc, min= 1 lux |
Cấp P5 | Eave= 3 lux | Emin= 0,6 lux | Ev, min= 1 lux | Esc, min= 0,6 lux |
Cấp P6 | Eave= 2 lux | Emin= 0,4 lux | Ev, min= 0,6 lux | Esc, min= 0,4 lux |
Lưu ý: tỉ số giữa giá trị độ rọi ngang lớn nhất với độ rọi ngang trung bình không được vượt quá như sau:
- 3:1 trường hợp độ rọi trung bình tiêu chuẩn > 6 lux
- 5:1 trường hợp độ rọi trung bình tiêu chuẩn 4 - 6 lux
- 10:1 trường hợp độ rọi trung bình tiêu chuẩn < 4 lux
1.2 Tiêu chuẩn về nguồn sáng
- Nguồn ánh sáng cho công viên phải đảm bảo có chỉ số hoàn màu tốt, CRI > 75Ra. Chỉ số CRI cao giúp tăng khả năng nhận diện vật và môi trường xung quanh trong quá trình đi dạo, vui chơi.
- Ở lối đi cần ưu tiên sử dụng ánh sáng trắng để đảm bảo tầm nhìn tốt.
1.3 Tiêu chuẩn đèn chiếu sáng công viên
- Loại đèn tốt nhất để lắp đặt cho công viên phải đảm bảo cấp độ bảo vệ chống bụi, chống nước > IP65.
- Các thông số về độ cao lắp đặt và góc chiếu sáng cũng cần kỹ lưỡng để tránh gây chói mắt người dùng.
Tư vấn chọn đèn chiếu sáng theo từng khu vực:
Khu vực | Đèn đường | Đèn pha | Cột đèn chùm | Đèn trụ nấm | Đèn chiếu điểm | Đèn âm nước | LED dây |
Cổng ra vào | X | X | X | X | Không | Không | X |
Sân vui chơi | X | X | X | X | Không | Không | Không |
Đường đi dạo | X | Không | X | X | Không | Không | Không |
Hàng cây, bồn hoa, thảm cỏ | Không | X | Không | Không | X | Không | X |
Trang trí tổng quan | Không | X | Không | Không | Không | Không | X |
Điểm nhấn tiểu cảnh | Không | X | Không | Không | X | X | X |
1.4 Tiêu chuẩn về vị trí và cách lắp đèn
Vị trí lắp
Lắp đèn trên mặt đất, trên cột đèn/ cột cổng, trên cây, trên tường rào, sàn sân chơi, thành hồ nước,…
Cách lắp
- Đối với đèn có chân cắm hoặc chân bắt vít: lắp đặt cắm xuống mặt đất hoặc bắt vít dưới khung móng, đế sàn.
- Đối với loại đèn có tai đèn, cần đèn: lắp vào cần trên cột đèn.
- Đối với đèn có thiết kế mềm dẻo, dễ uốn: quấn quanh thân cây, treo trên tán cây,...
- Đối với đèn có chân đế bằng phẳng: đặt trên tường rào, cột cổng (có thể bắt vít hoặc không).
Khoảng cách lắp
Dựa vào các tiêu chuẩn và tính toán thực tế, ta có cách bố trí đèn sân vườn theo từng khu vực như sau:
- Đối với đèn chiếu sáng lối đi chính: mỗi đèn cách nhau 3 - 5 mét.
- Chiếu sáng lối đi dạo nhỏ trong vườn cây: mỗi đèn cách nhau 1,5 - 2 mét.
- Chiếu sáng trang trí: có thể lắp nối liền hoặc tự do tùy theo bản vẽ thiết kế.
- Chiếu sáng sân chơi tùy vào diện tích sân, các cột đèn sẽ được bố trí ở xung quanh các góc của sân sao cho ánh sáng chiếu được toàn bộ sân.
2.5 Một số tiêu chuẩn khác
- Các loại ánh sáng đèn khi lắp đặt không được chồng chéo lên nhau.
- Nên có bản vẽ thiết kế chiếu sáng trước khi chọn đèn và bố trí lắp đèn.
- Người thi công đèn cho công viên phải am hiểu kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
- Chọn mua đèn led sân vườn tại các đơn vị bán có uy tín cao trên thị trường hiện nay.
2. Hướng dẫn thiết kế chiếu sáng cảnh quan
2.1 Chiếu sáng bãi cỏ/ thảm cỏ
- Đặc điểm
- Cảnh quan bãi cỏ/ thảm cỏ là một trong những yếu tố quan trọng trong cảnh quan sân vườn/ công viên.
- Khi chiếu sáng vị trí này cần đảm bảo: an toàn cho người đi lại, tạo điểm nhấn chiếu sáng hợp lý.
- Mức độ sáng
- Sử dụng mức độ sáng thấp, tránh làm chói mắt.
- Loại đèn sử dụng
- Đèn âm đất
- Đèn trụ
- Đèn rọi
2.2 Chiếu sáng lối đi
- Đặc điểm
- Khu vực này giúp kết nối các khu vực trong sân vườn/ công viên.
- Mức độ sáng
- Sử dụng mức độ sáng vừa phải, đảm bảo an toàn đi lại.
- Loại đèn sử dụng
- Đèn nấm
- Đèn năng lượng mặt trời
- Đèn âm đất
- Cột đèn
2.3 Chiếu sáng hiên nhà
- Đặc điểm
- Đây là khu vực tiếp giáp giữa bên tỏng nhà và bên ngoài nhà.
- Được sử dụng để thư giãn, nghỉ ngơi
- Cần sử dụng nguồn ánh sáng dịu nhẹ, tôn vẻ đẹp.
- Mức độ sáng
- Sử dụng mức độ sáng vừa phải, đảm bảo an toàn đi lại và tạo cảm giác ấm cúng.
- Loại đèn sử dụng
- Đèn tường
- Đèn ốp trần
- Đèn cầu thang
- Đèn rọi
- Đèn led dây
2.4 Chiếu sáng cầu thang
- Đặc điểm
- Chiếu sáng cầu thang có tác dụng đảm bảo an toàn đi lại, đồng thời tạo điểm nhấn cho không gian.
- Mức độ sáng
- Sử dụng mức độ sáng vừa phải, đảm bảo an toàn đi lại.
- Loại đèn sử dụng
- Đèn cầu thang
- Đèn âm sàn
- Đèn led thanh
- Đèn led dây
2.5 Chiếu sáng cây/ bụi cây
- Đặc điểm
- Chiếu sáng cây/ bụi cây có tác dụng làm nổi bật vẻ đẹp của cây cối, tạo điểm nhấn cho không gian.
- Mức độ sáng
- Sử dụng mức độ sáng vừa phải, tránh làm chói mắt.
- Loại đèn sử dụng
- Đèn pha led
- Đèn chiếu cây
- Đèn rọi
- Đèn led dây
2.6 Chiếu sáng tường
- Đặc điểm
- Chiếu sáng tường có tác dụng tạo điểm nhấn, giúp tường trở nên nổi bật.
- Mức độ sáng
- Sử dụng mức độ sáng vừa phải, tránh làm chói mắt.
- Loại đèn sử dụng
- Đèn ốp tường
- Đèn rọi cột
- Đèn led thanh
2.7 Chiếu sáng bể bơi/ hòn non bộ/ hồ cá
- Đặc điểm
- Chiếu sáng bể bơi/ hòn non bộ/ hồ cá có tác dụng làm nổi bật vẻ đẹp của các công trình này, tạo nên không gian lung linh, huyền ảo.
- Mức độ sáng
- Sử dụng mức độ sáng vừa phải, tránh làm chói mắt.
- Loại đèn sử dụng
- Đèn âm nước
- Đèn led dây
- Đèn led trụ
- Đèn chiếu hắt
- Đèn pha led
3. Kỹ thuật chiếu sáng cảnh quan công viên
3.1 Chiếu sáng theo đường dẫn (Path Lighting)
- Áp dụng cho chiếu sáng lối đi sân vườn, công viên và vỉa hè.
- Loại đèn phù hợp: Đèn treo tường, đèn rọi cột, đèn pha hắt, đèn LED thanh chiếu hắt, led thanh, led dây
- Cách trang trí đèn sân vườn và công viên:
- Treo đèn tường để trang trí dọc tường rào.
- Trên bề mặt tường rào lắp đặt đèn trụ cổng để trang trí.
- Khoảng cách 2 - 3 mét 1 đèn để đảm bảo ánh sáng.
- Lắp đèn gần gốc cây để hắt bóng cây lên tường.
3.2 Chiếu sáng dưới nước (Underwater Lighting)
Áp dụng cho không gian có hồ nước, bể bơi. Ánh sáng đèn mang lại vẻ đẹp lung linh cho không gian và nâng cao sự an toàn.
3.3 Chiếu sáng bậc thang (Step Lighting)
- Các khu vực hiên nhà, bậc thang ngoài trời. Ánh sáng giúp an toàn khi đi lại.
- Loại đèn phù hợp: Đèn pha, đèn đường, đèn âm đất.
- Cách bố trí đèn:
- Ở khu vực sân chơi bố trí đèn lắp trên cột ở 4 góc sân.
- Khu vực cầu thang sẽ lắp đèn âm bậc để chiếu sáng dẫn lối, đảm bảo an toàn cho người đi lại.
3.4 Ánh sáng hướng lên (up lighting)
- Sử dụng cho rọi cột nhà và hắt gốc cây, tượng.
3.5 Ánh sáng hướng xuống (down lighting)
Đây là cách gọi khác của chiếu sáng rọi ánh trăng, rọi bóng. Áp dụng cho cây thân gỗ cao hoặc cột nhà, mái nhà.
Loại đèn phù hợp: Đèn nấm, cột đèn chùm, đèn đường, đèn pha, đèn lồng,...
Cách bố trí đèn:
Lắp đèn trên cột thép để ánh sáng chiếu xuống lòng đường.
Bố trí đèn nấm, đèn pha dọc hàng cây 2 bên đường.
3.6 Chiếu sáng đổ bóng
- Chiếu sáng đổ bóng cảnh quan là kỹ thuật chiếu sáng sử dụng ánh sáng để tạo ra các bóng đổ trên các bề mặt, góc cạnh. Mang đến không gian sống tinh tế, nghệ thuật và độc đáo. Kỹ thuật này được sử dụng để tạo điểm nhấn cho các đối tượng cảnh quan, tạo chiều sâu và không gian cho sân vườn.
- Loại đèn phù hợp: đèn led pha, đèn rọi cột, ...
- Cách bố trí đèn:
- Đây là kỹ thuật hắt bóng cây, bóng tượng lên bức tường rào, tường nhà để tạo điểm nhấn độc đáo.
- Lắp đèn gần vật muốn hắt bóng, cách khoảng 30 - 40cm và chếch đèn hướng về tường.
- Khi bật đèn, ánh sáng chiếu lên thân cây/ tượng khi đó bóng của cây sẽ hiện lên trên bức tường.
3.7 Chiếu sáng tạo điểm nhấn
- Loại đèn phù hợp: đèn rọi cột, đèn pha, đèn chiếu điểm, đèn hắt cây, đèn thả trần, đèn gắn tường,...
- Cách bố trí đèn:
- Lắp đèn ở gần khu vực muốn nổi bật của công viên.
- Chiếu hắt sáng cột cổng công viên, tường rào; chiếu hắt hồ nước; chiếu hắt bụi hoa,…
3.8 Chiếu sáng an ninh
- Chiếu sáng an ninh là để có thể ngăn ngừa tội phạm phá hoại, trộm cắp. Những khu vực như xung quanh tường rào, tường nhà là 2 nơi cần bố trí ánh sáng mạnh nhất. Đặc biệt, trước hiên nhà nên lắp đèn pha rọi kết hợp camera để đảm bảo an ninh tối ưu nhất.
- Loại đèn phù hợp: các loại đèn có góc chiếu sáng rộng.
- Cách bố trí đèn:
- Kỹ thuật này áp dụng cho khu vực trồng cây thấp, thảm cỏ, sân chơi.
- Bố trí đèn xen kẽ thảm cỏ, bụi hoa, sân chơi,...
- Trang trí cho toàn bộ không gian bằng các loại LED dây đủ màu sắc sặc sỡ cho không gian thêm phần lung linh.
3.9 Chiếu sáng 360°
- Loại đèn phù hợp: Đèn nấm, đèn âm đất, đèn pha, đèn rọi cột.
- Cách bố trí đèn: Đặt đèn ngay dưới sát mép chân của vật muốn làm nổi bật. Ví dụ lắp đèn âm đất, đèn chiếu cây dưới gốc cây hắt ánh sáng thẳng đứng lên thân cây, bụi cỏ. Hay lắp đèn nấm dọc lối đi, ánh sáng của bầu tròn tỏa tròn 360 độ ra xung quanh hoặc hắt bóng dưới sàn.
3.10 Chiếu sáng định hướng
- Loại đèn phù hợp: Đèn pha, đèn chiếu rọi cây, đèn rọi cột, đèn chiếu điểm.
- Cách bố trí đèn: Đèn lắp theo hướng cố định dùng để nhấn mạnh vào vẻ đẹp của một vật thể trong công viên. Ví dụ như muốn làm nổi bật 1 cây cảnh, 1 cột, 1 bức tượng, 1 hòn non bộ,…
3.11 Chiếu sáng ánh trăng
- Loại đèn phù hợp: đèn chiếu cây, đèn pha LED.
- Cách bố trí đèn: Treo đèn trên cành cây to để hắt bóng cây xuống dưới đất. Hoặc lắp đèn ở cột đèn cao để ánh sáng chiếu xen vào từng kẽ lá, chùm hoa tạo hiệu ứng ánh trăng tự nhiên.
Tham khảo: 99+ ý tưởng trang trí sân vườn ngày Tết đẹp
4. Một số mẫu đèn chiếu sáng cảnh quan đẹp
Mua ngay các mẫu đèn công viên đẹp dưới đây để có dự án chiếu sáng công viên hoàn hảo nhất:
5. Các lưu ý khi thiết kế chiếu sáng cảnh quan
5.1 Hệ thống dây điện, phụ kiện
Các dòng LED dây khi lắp đặt nên lắp thêm phụ kiện ống nhựa PVC mềm để tăng độ bền.
Hệ thống dây dẫn điện chọn loại dây có khả năng chống thấm nước, chống đứt gãy.
Sử dụng bộ biến áp riêng cho hệ thống chiếu sáng cảnh quan. Công suất của biến áp phải > 1,5 lần tổng công suất của hệ thống đèn để đảm bảo hoạt động ổn định.
5.2 Nguyên tắc bố trí đèn
Tính thống nhất
Tất cả các yếu tố của hệ thống chiếu sáng cảnh quan cần có sự thống nhất về phong cách, màu sắc, chất liệu,... Điều này giúp tạo nên một tổng thể hài hòa và thẩm mỹ.
Đơn giản hóa
Không nên sử dụng quá nhiều loại đèn và kiểu dáng đèn trong cùng một không gian. Điều này sẽ tạo nên sự rối mắt và mất thẩm mỹ.
Tính cân bằng
Hệ thống chiếu sáng cần được bố trí sao cho có sự cân bằng về độ sáng, hướng chiếu sáng,... Điều này giúp tạo nên một không gian hài hòa và dễ chịu.
Tính đối xứng
Bố trí đèn theo tính đối xứng sẽ tạo nên một tổng thể cân đối và hài hòa. Tuy nhiên, không nên sử dụng tính đối xứng một cách cứng nhắc, mà cần linh hoạt kết hợp với các yếu tố khác để tạo nên sự sinh động và hấp dẫn cho không gian.
Tính bất đối xứng
Bố trí đèn theo tính bất đối xứng sẽ tạo nên một tổng thể mới lạ và độc đáo. Tuy nhiên, cần đảm bảo tính cân bằng tổng thể của hệ thống chiếu sáng.
Tính chuyển tiếp
Bố trí đèn theo tính bất đối xứng sẽ tạo nên một tổng thể mới lạ và độc đáo. Tuy nhiên, cần đảm bảo tính cân bằng tổng thể của hệ thống chiếu sáng.
5.3 Lưu ý trí bố trí chiếu sáng cảnh quan
Khảo sát trước vị trí đi đường điện để tránh có vật vướng và gây trục trặc trong quá trình lắp đặt.
Vẽ sơ đồ bố trí đèn, ổ điện, tủ điện, đường dây điện trước khi xây để thuận tiện cho lắp đặt; bảo dưỡng sau này.
Phân chia không gian thành từng khu vực nhỏ để bố trí ánh sáng phù hợp.
Bố trí tủ điện có hệ thống ngắt điện riêng cho chiếu sáng cảnh quan.
Bộ biến áp phải lắp ở độ cao trên 1m so với mặt đất.
- Chiếu sáng trang trí cần sử dụng các loại đèn sân vườn có ánh sáng đa sắc để không gian lung linh.
Chiếu sáng cho lối đi không được hướng đèn chiếu rọi ngược lại người đi đường sẽ gây chói mắt. Nên bố trí hướng chiếu sáng ngang ra mặt đường hoặc rọi từ trên cao xuống.
6. Dự án thiết kế chiếu sáng cảnh quan công viên đẹp
Thiết kế chiếu sáng cảnh quan ISHOJ STATION, COPENHAGEN, DENMARK
Dự án thiết kế chiếu sáng cảnh quan ISHOJ STATION, COPENHAGEN, DENMARK là một dự án thành công của công ty AF Lighting. Dự án này đã được vinh danh là một trong những dự án chiếu sáng cảnh quan đẹp nhất năm 2017.
Thiết kế chiếu sáng cảnh quan tại công viên PIER 4 PLAZA, BOSTON, USA
Dự án chiếu sáng cảnh quan tại công viên PIER 4 PLAZA, Boston, Hoa Kỳ là một dự án ấn tượng, được thực hiện bởi công ty thiết kế cảnh quan Mikyoung Kim. Dự án đã giành được giải thưởng American Society of Landscape Architects (ASLA) Honor Award.
Thiết kế ánh sáng cảnh quan công viên STOCKTON TOWN CENTER, STOCKTON, ENGLAND
Dự án Thiết kế ánh sáng cảnh quan công viên Stockton Town Center, Stockton, England là một dự án của công ty Mikyoung Kim Design. Dự án này đã giành được giải thưởng Lighting Design Awards của Hiệp hội chiếu sáng Hoa Kỳ vào năm 2018.
Thiết kế chiếu sáng quảng trường FINSBURY AVENUE SQUARE, LONDON, ENGLAND
Dự án thiết kế chiếu sáng quảng trường Finsbury Avenue Square đã giành được nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm giải thưởng Thiết kế chiếu sáng quốc tế năm 2015. Dự án này là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng ánh sáng để tạo ra những không gian công cộng hấp dẫn và mang tính nghệ thuật.
Thiết kế chiếu sáng đường đạp xe BIKE PATH, EINDHOVEN, HOLLAND
Trên đây là những thông tin chi tiết về thiết kế chiếu sáng cảnh quan công viên. Mỗi một khu vực của công viên đều cần được chiếu sáng và làm nổi bật bằng ánh sáng đèn LED. Hãy gọi ngay Hotline 0332 599 699 để đặt đèn chính hãng!