Năng lượng mặt trời dùng để làm gì cho con người và thực vật?

Lượt xem: 1146

Năng lượng mặt trời dùng để làm gì? Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sinh ra từ các tia bức xạ điện từ mà mặt trời chiếu xuống trái đất. Ngày nay, năng lượng mặt trời được dùng để sản xuất điện, cung cấp nước nóng, sưởi ấm, làm mát và chiếu sáng. Để tìm hiểu sâu về những ứng dụng của năng lượng mặt trời, cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Năng lượng mặt trời dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật

Thực vật dùng năng lượng mặt trời để làm gì? Đối với thực vật, năng lượng mặt trời dùng để thúc đẩy quá trình quang hợp, trao đổi chất, trao đổi khí.

Thực vật cần năng lượng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp, trong đó năng lượng mặt trời được sử dụng để chuyển hóa CO2 và nước thành chất hữu cơ, bao gồm các chất dinh dưỡng như tinh bột, đường, protein, chất béo,… Các chất dinh dưỡng này sau đó được thực vật sử dụng để nuôi dưỡng và phát triển.

Năng lượng mặt trời dùng để cung cấp sự sống cho thực vật
Năng lượng mặt trời dùng để cung cấp sự sống cho thực vật

2. Năng lượng mặt trời dùng để cải thiện cuộc sống cho con người

Con người dùng năng lượng mặt trời để làm gì? Con người dùng ánh sáng mặt trời để sưởi ấm, làm mát, thông gió, nấu nướng, tạo ra điện, sấy khô thực phẩm, làm muối, chưng cất nước ngọt, khử trùng, …

2.1 Con người sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm

Các ứng dụng sưởi ấm từ mặt trời có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Hệ thống sưởi ấm năng lượng mặt trời có thể cung cấp một phần hoặc toàn bộ nhu cầu sưởi ấm của một ngôi nhà.

Con người sử dụng năng lượng mặt trời làm nước nóng
Con người sử dụng năng lượng mặt trời làm nước nóng

Hiện nay, con người sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm theo nhiều cách khác nhau. Một cách phổ biến là sử dụng hệ thống sưởi ấm nước nóng năng lượng mặt trời. 

Hệ thống này bao gồm:

  • Các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên mái nhà, sân thượng hoặc mặt đất. 
  • Các tấm pin này hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển đổi nó thành nhiệt năng. 
  • Nhiệt năng này sau đó được sử dụng để làm nóng nước. Có thể được sử dụng để sưởi ấm không khí trong nhà, tắm rửa hoặc nấu ăn.

2.2 Dùng để chiếu sáng

Con người sử dụng năng lượng mặt trời để chiếu sáng bằng cách sử dụng các đèn năng lượng mặt trời. Đèn năng lượng mặt trời hoạt động dựa trên hiệu ứng quang điện, trong đó ánh sáng mặt trời được hấp thụ bởi các tế bào quang điện và chuyển đổi thành điện năng. Điện năng này sau đó được lưu trữ trong pin và sử dụng để cung cấp nguồn điện cho đèn LED.

Một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng đèn năng lượng mặt trời để chiếu sáng bao gồm:

  • Đèn năng lượng mặt trời được sử dụng ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, nơi mà việc tiếp cận với điện lưới còn gặp nhiều khó khăn.
Áp dụng năng lượng mặt trời trong tưới tiêu
Áp dụng năng lượng mặt trời trong tưới tiêu
  • Sử dụng chiếu sáng đường phố giao thông, đảm bảo an toàn vào ban đêm.
Sử dụng đèn năng lượng mặt trời đường phố
Sử dụng đèn năng lượng mặt trời đường phố
  • Đèn năng lượng được sử dụng để chiếu sáng cho các khu vực ngoài trời, bãi đậu xe, sân vườn,…
Ứng dụng năng lượng cho bãi đỗ xe
Ứng dụng năng lượng cho bãi đỗ xe

2.3 Dùng để nấu nướng

Con người sử dụng năng lượng mặt trời để nấu nướng bằng cách sử dụng các loại bếp năng lượng mặt trời. Bếp năng lượng mặt trời sử dụng các tấm pin mặt trời để hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành nhiệt năng. Nhiệt năng này sau đó được sử dụng để đun nóng thức ăn.

Con người dùng năng lượng mặt trời để nấu nướng
Con người dùng năng lượng mặt trời để nấu nướng

2.4 Dùng để chưng cất nước

Con người sử dụng năng lượng mặt trời để chưng cất nước bằng cách sử dụng các thiết bị chưng cất nước năng lượng mặt trời. Thiết bị này sử dụng năng lượng mặt trời để đun nóng nước, khiến nước bốc hơi. Hơi nước sau đó ngưng tụ thành nước ngọt và được thu thập.

Mẫu máy chung cất nước ngọt từ năng lượng mặt trời
Mẫu máy chung cất nước ngọt từ năng lượng mặt trời

2.5 Dùng ánh sáng mặt trời để phơi/ sấy thực phẩm

Con người đã sử dụng năng lượng mặt trời để phơi hoặc sấy thực phẩm từ hàng ngàn năm nay. Phương pháp này sử dụng năng lượng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời để làm khô thực phẩm, loại bỏ độ ẩm và kéo dài thời hạn sử dụng.

  • Phơi nắng: Là phương pháp phổ biến nhất để phơi thực phẩm bằng ánh nắng mặt trời. Thực phẩm được trải ra trên các giá phơi, thường được làm bằng tre hoặc gỗ, và được đặt dưới ánh nắng mặt trời. Thời gian phơi phụ thuộc vào loại thực phẩm và điều kiện thời tiết.
Phơi khô mít dưới trời nắng
Phơi khô mít dưới trời nắng
  • Máy sấy nông sản năng lượng mặt trời: Là một phương pháp tiên tiến hơn sử dụng các thiết bị đặc biệt để hấp thụ và lưu trữ năng lượng mặt trời. Các thiết bị này thường được làm bằng kính hoặc nhựa trong suốt, giúp hấp thụ ánh sáng mặt trời và tạo ra nhiệt. Thực phẩm được đặt bên trong thiết bị và được làm khô trong một khoảng thời gian nhất định.
Sấy cá từ hệ thống máy năng lượng mặt trời
Sấy cá từ hệ thống máy năng lượng mặt trời

3. Năng lượng mặt trời được dùng điều hòa khí hậu và thời tiết

Vai trò của ánh sáng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu
Vai trò của ánh sáng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu

Năng lượng mặt trời có vai trò đối với thời tiết và khí hậu:

  • Tạo ra năng, mưa, gió, bão, … trên trái đất
  • Tạo ra quá trình bốc hơi nước và sự chuyển thể của nước

4. Năng lượng mặt trời dùng để duy trì sự sống cho động vật

Ánh sáng mặt trời tác động tích cực đến động vật
Ánh sáng mặt trời tác động tích cực đến động vật

Đối với động vật, năng lượng mặt trời có vai trò:

  • Động vật cần năng lượng mặt trời để sống khỏe mạnh, thích nghi với môi trường sống.
  • Năng lượng mặt trời là thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp của động vật.

Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng tiềm năng to lớn, có thể mang lại nhiều lợi ích cho con người. Việc khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời một cách hiệu quả sẽ góp phần phát triển kinh tế – xã hội bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Vui lòng đánh giá bài viết

Lê Văn Quỳnh là chuyên viên kỹ thuật với hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp ráp và sửa chữa đèn LED tại công ty đèn LED HALEDCO.

Lê Văn Quỳnh Haledco

Bình luận

Bài viết liên quan