10 tiêu chuẩn đèn chiếu sáng sự cố, quy định lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố

Lê Văn Quỳnh Haledco Lê Văn Quỳnh Haledco 03/10/2024 Lượt xem: 11546

Tiêu chuẩn đèn chiếu sáng sự cố là những quy định của pháp luật về dòng đèn thoát nạn, khẩn cấp. Tùy thuộc vào vị trí lắp đặt, điều kiện loại hình khu vực lắp mà phải tuân theo những tiêu chuẩn riêng. Do đó, hãy đọc thông tin chi tiết các quy định về đèn sự cố để biết cách sử dụng đèn cũng như đảm bảo an toàn cho chính mình. 

1. Tiêu chuẩn sản xuất đèn chiếu sáng sự cố

1.1 Chất lượng đèn

  • Các sản phẩm hệ thống đèn chiếu sáng sự cố được sản xuất cũng như lưu hành trên thị trường Việt Nam đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng ISO 9001:2015
  • Sản phẩm phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Ngoài ra phải được chứng nhận hợp quy theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật này. Bên cạnh đó chịu sự kiểm tra trên của cơ quan kiểm tra chất lượng cho mỗi lô hàng.
  • Tất cả các sản phẩm đèn LED đều phải được dán cổng thông tin bao gồm:
    • Các chỉ số CRI (chỉ số hoàn màu) và CCT (nhiệt độ màu).
    • Chỉ số quang thông đèn LED (LM).
    • Tuổi thọ của sản phẩm được tính theo giờ.
    • Độ duy trì quang thông.

 

Tiêu chuẩn đèn chiếu sáng sự cố mới nhất năm 2019
Tiêu chuẩn đèn chiếu sáng sự cố mới nhất năm 2019

 

  • Sản phẩm đèn chiếu sáng sự cố phải được đánh giá và chứng nhận hợp quy tiêu chuẩn. Ngoài ra thiết bị còn phải đạt tiêu về thử nghiệm theo thông tư số 28/2012/TT-BKHCN .

Xem thêm: 12+ tiêu chuẩn về đèn LED

1.2 An toàn điện

  • Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5247:2012 quy định về cách cách điện, cách xử lý dây điện, và các yêu cầu về chống cháy nổ.
  • Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7015:2016 về Điện áp quá thấp và đo đạc hiệu quả: đảm bảo rằng đèn chiếu sáng sự cố không gây nguy hiểm trong điều kiện điện áp thấp.
  • Luật An toàn điện: Luật An toàn điện của Việt Nam quy định về an toàn điện trong việc sử dụng và sản xuất các thiết bị điện, bao gồm cả đèn chiếu sáng. Luật này đưa ra các yêu cầu về kiểm tra, chứng nhận, và bảo đảm an toàn trong việc sử dụng điện.

1.3 Khả năng chịu nước và bụi

  • Đèn sự cố cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn chống bụi, chống nước IP66.

2. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7722-2-22:2013

  • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7722-2-22 là những yêu cầu cụ thể về đèn điện dùng trong chiếu sáng khẩn cấp. Một trong những tiêu chuẩn đèn chiếu sáng sự cố cần đạt được khi muốn lưu hành trên thị trường do Bộ Khoa học và Công nghệ soạn thảo.
  • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7722-2-22:2013 quy định về các vấn đề sau:
    • Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn : Tiêu chuẩn này được áp dụng với đèn điện dùng trong chiếu sáng khẩn cấp được dung với các nguồn sáng không lớn hơn 1000 V.
    • Tài liệu viện dẫn : Bao gồm tất cả các tài liệu sử dụng trong tiêu chuẩn đòi hỏi thiết bị đèn chiếu sáng sự cố phải tuân thủ theo những yêu cầu trong các tài liệu trên.
    • Các yêu cầu về thử nghiệm : Được áp dụng trong Mục 0 của TCVN 7722-2-22:2013 (IEC 60598-1) các mục thử nghiệm sản phẩm cần phải tuân thủ theo quy định tại điều khoản này.
    • Các quy định về ghi nhãn cho đèn chiếu sáng sự cố .
    • Các yêu cầu về kết cấu của đèn chiếu sáng sự cố .

3.Tiêu chuẩn khoảng cách đèn chiếu sáng sự cố

 

Khoảng cách lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố tại các tòa nhà
Khoảng cách lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố tại các tòa nhà

 

  • Để đảm bảo ánh sáng được phân bố đồng đều hiệu quả bạn phải tính toán được khoảng cách lắp đặt hợp lý. Dưới đây là cách tính toán cũng như tiêu chuẩn về khoảng cách lắp đặt đèn sự cố bạn cần biết.
Công suấtKhoảng cách lắp đặt giữa hai đèn
3W, 4W, 6W, 7W, 9W, 10W1m2
công suất 12W đến 14W1m4
Công suất từ 18W -20W1m6
Công suất lớn từ 24W đến 30W2m
  • Bên cạnh đó, độ sáng của đèn và khoảng cách lắp đặt đèn sự cố còn phụ thuộc vào địa hình lắp đặt. Cụ thể như khoảng cách với tường, độ khuất của vị trí lắp … bạn phải dựa vào đó để tính toán hợp lý.

4. Quy định về lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố

4.1 Yêu cầu chung khi lắp đèn chiếu sáng sự cố

  • Thiết kế hệ thống chiếu sáng sự cố phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
  • Các loại đèn cần có cho hệ thống chiếu sáng sự cố bao gồm: đèn sự cố; đèn Exit; biển báo an toàn.
  • Đèn sự cố phải phù hợp với tầm nhìn khi thoát nạn, chiếu sáng rõ hướng thoát nạn.
  • Khi lắp đèn cần có biển cảnh báo cho vị trí có nguy cơ gây nguy hiểm ở đường thoát nạn.
  • Lắp đặt đèn ở vị trí có trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy.
  • Lắp đặt đèn chống nổ cần tuân theo quy định tại TCVN 7722-2-22:2013.
  • Thời gian hoạt động của đèn sự cố đảm bảo tối thiểu 120 phút.

 

Lắp đèn sự cố phải phù hợp với quy định hiện hành
Lắp đèn sự cố phải phù hợp với quy định hiện hành
  • Nên lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố trên lối đi độc lập, một hành lang hay cầu thang cô lập. Ở khu vực lối lên xuống cầu thang, xuống hầm gửi xe nên sử dụng kết hợp đèn Exit chống nổ để chỉ dẫn thoát hiểm. Ngoài ra, tất cả bậc thang đều phải lắp đèn LED cầu thang để đảm bảo việc đi lại, thoát hiểm diễn ra nhanh chóng. 

Bảng tiêu chuẩn quy định lắp đặt đèn sự cố:

Chiều cao lắp tính từ mặt sàn

(m)

Cường độ sáng tối đa đường thoát nạn và gian phòng

(Cd)

H < 2,5500
2,5 ≤ H < 3,0900
3,0 ≤ H < 3,51600
3,5 ≤ H < 4,02500
4,0 ≤ H < 4,53500
4,5 ≤ H5000

4.2 Vị trí cần lắp đèn chiếu sáng sự cố

  • Tại những tòa nhà có diện tích của mỗi tầng trên 300 m2.
  • Trong các hành lang thoát hiểm hay lối đi dẫn đến lối thoát chính.
  • Lắp đèn chiếu sáng sự cố tại những phòng có diện tích trên 100m2; nơi không có lối đi hay cửa mở ra hành lang; lối thoát hiểm có lắp đặt đèn chiếu sáng khẩn cấp.
  • Lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố trong bất kỳ phòng nào có diện tích sàn từ 300m2. Kết hợp với các loại đèn LED chống cháy nổ khác để cung cấp đủ ánh sáng. 
  • Lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố trong những hành lang hoặc lối đi có chiều dài quá 6m bắt đầu tính từ lối vừa chính của tòa nhà đó.
  • Lắp đặt đèn sự cố tại cầu thang phụ đừng để thoát hiểm.
  • Tại các vị trí nào cách xa cầu thang thoát hiểm hoặc lối ra 20m.
  • Lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố tại bất cứ lối đi nào có chiều cao trên 1.5m nhưng không có ánh sáng.
  • Lắp đặt đèn chiếu sáng trong các tòa nhà chăm sóc sức khỏe.

Trích dẫn nguồn quy định về lắp đèn chiếu sáng sự cố:

https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/so-luong-den-chieu-sang-su-co

http://canhsatpccc.gov.vn/Portals/0/VBPL/

https://static.luatvietnam.vn/xem-noi-dung-file-tieu-chuan-tcvn-13456-2022

5. Cách bố trí đèn chiếu sáng sự cố

5.1 Chiếu sáng sự cố đường thoát hiểm

  • Đối với đường rộng 2m, độ rọi ngang trên sàn dọc theo tâm đường thoát nạn phải > 1 lux.

  • Độ rọi dải ở giữa đường thoát hiểm không được nhỏ hơn 1/2 chiều rộng của đường được chiếu sáng.

5.2 Biển báo chỉ dẫn lối thoát hiểm

  • Ở lối ra của cầu thang bộ thoát hiểm cần lắp đặt biển báo chỉ dẫn.
  • Khoảng cách từ điểm bất kỳ của phòng đến cửa ra vào < 13m.
  • Diện tích tối thiểu từ tường tiếp giáp hành lang đạt 50% cần đảm bảo:

+ Cửa ra vào hành lang có lắp đèn sự cố

+ Cửa hành lang có thể đóng mở trực tiếp ra bên ngoài

+ Nhà 1 tầng có diện tích sàn < 200m2, diện tích lỗ hở tường ngoài tối thiểu 80%.

5.3 Biển báo chỉ hướng thoát hiểm

  • Biển báo hướng thoát hiểm cần bố trí ở đầu đường thoát nạn không bị che khuất tầm nhìn.

5.4 Chiều cao của biển báo tương ứng với khoảng cách nhìn

Tính theo công thức: h = I/Z

Trong đó:

  • h là chiều cao nhỏ nhất của biến báo (m)
  • I là khoảng cách quan sát (m)
  • Z là hằng số, trong đó Z = 100 cho biển báo an toàn từ bên ngoài; Z = 200 cho biển báo an toàn chiếu sáng từ bên trong

5.5 Chiều cao lắp đặt biển báo thoát hiểm

  • Chiều cao lắp biển báo an toàn là > 2m và < 2,7m so với mặt sàn.

  • Khu vực có khói tích tụ che khuất thì nên lắp biển báo thấp hơn trần nhà ít nhất 0,5m/

5.6 Hướng dẫn các cách lắp đèn sự cố

Cách lắp đèn sự cố âm trần

 

Cách lắp đặt đèn sự cố âm trần
Cách lắp đặt đèn sự cố âm trần

 

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ bao gồm: Đèn chiếu sáng sự cố âm trần; máy khoan; băng dính; ốc vít;...

  • Bước 2: Khoét lỗ trần theo kích thước đế đèn. Dùng thước dây để cho kích thước chính xác, đánh dấu vị trí trước khi khoan. Dùng máy khoan đục lỗ để lắp đèn.

  • Bước 3: Luồn dây điện từ nguồn tổng tới vị trí lắp đèn. Đặt nguồn LED và pin tích điện lên vị trí lắp; sau đó đấu nối với dây điện tổng.

  • Bước 4: Lắp đèn vào lỗ khoét, đẩy tai cài đèn theo góc 90 độ; hướng về phần đế đèn. Sau đó, ấn chặt đèn vào lỗ khoét.

  • Bước 5: Kiểm tra công tắc và ánh sáng đèn sau khi lắp đặt.

Cách lắp đèn sự cố mắt ếch

 

Cách lắp đèn sự cố mắt ếch gắn tường
Cách lắp đèn sự cố mắt ếch gắn tường

 

  • Bước 1: Chuẩn bị bộ đèn sự cố và phụ kiện lắp đặt đi kèm.
  • Bước 2: Xác định vị trí lắp đèn.
  • Bước 3: Đấu nối đèn với nguồn điện có sẵn.
  • Bước 4: Bật công tắc và kiểm tra ánh sáng của đèn.

Cách lắp đèn sự cố Exit

 

Vị trí lắp đặt đèn sự cố Exit phù hợp
Vị trí lắp đặt đèn sự cố Exit phù hợp

 

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ bao gồm đèn Exit; máy khoan; ốc vít; đồ bảo hộ;...
  • Bước 2: Xác định vị trí lắp đèn và đánh dấu trên tường.
  • Bước 3: Tháo vỏ đèn và vít chặt vỏ đèn vào tường. Sau đó, đấu nối dây với nguồn điện tổng. 
  • Bước 4: Lắp đèn vào vị trí, bật công tắc và kiểm tra ánh sáng. 

Xem thêm: 3 cách lắp đèn chiếu sáng sự cố chi tiết 

6. Các câu hỏi về lắp đặt đèn sự cố

Yêu cầu lắp đặt đối với đèn chiếu sáng sự cố cho các khu vực của nhà và công trình trong phòng cháy chữa cháy cần đảm bảo tiêu chuẩn nào?

Nguồn điện dự phòng của hệ thống đèn chiếu sáng sự cố phải đảm bảo cho đèn hoạt động được trong bao nhiêu giờ?

Thông tin này quy định tại tiết 10.1.5 tiểu mục 10.1 Mục 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009: "

"10 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện cứu người, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói

...

10.1.5 Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 2h.

Đèn chiếu sáng sự cố có cường độ chiếu sáng ban đầu trung bình là 10lux và cường độ chiếu sáng nhỏ nhất tại bất kỳ điểm nào dọc theo đường thoát nạn đo được không nhỏ hơn 1 lux.

Đèn chỉ dẫn thoát nạn phải được nhìn thấy rõ ràng các chữ “LỐI RA” hoặc chữ khác thích hợp từ khoảng cách tối thiểu 30m trong điều kiện chiếu sáng bình thường (300lux) hoặc khi có sự cố (10lux)"

Số lượng đèn chiếu sáng sự cố phải lắp đặt để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy có phụ thuộc vào diện tích của tòa nhà hay không?

"10 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện cứu người, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói

...

10.1.6 Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn được lắp đặt, bố trí ở trên các cửa ra vào, hành lang, cầu thang thoát nạn, lối rẽ trên đường thoát nạn để chiếu sáng, chỉ dẫn lối đi và dễ quan sát. Vị trí lắp đặt giữa các đèn chiếu sáng sự cố, giữa các đèn chỉ dẫn thoát nạn phải đảm bảo nhìn thấy lối thoát nạn và khoảng cách không lớn hơn 30m.""

Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị chiếu sáng sự cố đường thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy?

  • Quy định này được nêu rõ tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022. "Đối với những đường thoát nạn có chiều rộng đến 2 m, thì độ rọi trung bình theo phương nằm ngang trên mặt sàn dọc theo tâm của đường thoát nạn phải lớn hơn hoặc bằng 1 lux và dải ở giữa với chiều rộng lớn hơn hoặc bằng một nửa chiều rộng của đường thoát nạn phải có được chiếu sáng tối thiểu 50 % giá trị đó"

Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị chiếu sáng sự cố gian phòng hiện nay?

  • Quy định này được nêu rõ tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 "Độ rọi trung bình theo phương nằm ngang không được nhỏ hơn 0,5 lux tại mặt sàn tại mọi điểm lỗi của khoảng trống, không bao gồm đường viền 0,5 m theo chu vi khu vực"

7. Các loại đèn chiếu sáng sự cố phổ biến nhất

Đèn sự cố treo tường

 

Kiểu dáng đèn sự cố gắn tường
Kiểu dáng đèn sự cố gắn tường

 

  • Đây là loại đèn sự cố có thiết kế tai cài dùng để lắp đặt gắn tường. Bên trong đèn có pin sạc dự trữ điện, khi có sự cố đèn vẫn có thể chiếu sáng cho lối thoát hiểm.

Đèn sự cố âm trần

 

Kiểu dáng đèn sự cố âm trần
Kiểu dáng đèn sự cố âm trần

 

  • Đèn sự cố âm trần có thiết kế tương tự đèn downlight. Tuy nhiên, bên trong sẽ có pin dự trữ điện để bật sáng khi có sự cố. Loại đèn này thiết kế mỏng nhẹ, dùng để lắp đặt vào lỗ khoét trên trần.

Đèn sự cố chống nổ

 

Kiểu dáng đèn sự cố chống nổ
Kiểu dáng đèn sự cố chống nổ

 

  • Đèn sự cố chống nổ là loại đèn được thiết kế chuyên dụng cho lối thoát hiểm gần khu vực có nhiều nguy cơ cháy nổ. Loại đèn này thiết kế kín khít đạt tiêu chuẩn phòng nổ ATEX hoặc Exd; cấp độ bảo vệ IP66.

Đèn sự cố Exit

 

Các loại đèn sự cố Exit
Các loại đèn sự cố Exit

 

  • Đèn sự cố Exit là loại đèn chỉ dẫn đường thoát hiểm ra khỏi tòa nhà; khu vực có cháy nổ khẩn cấp, sự cố hỏa hoạn. Thông thường, đèn Exit sẽ lắp ở cửa ra vào; hành lang; cửa cầu thang bộ;,...

Trên đây là 5 tiêu chuẩn đèn chiếu sáng sự cố mới nhất được chúng tôi cập nhật. Với những kiến thức mà HALEDCO mang đến hy vọng phần nào có thể giúp bạn mua được những mẫu đèn chiếu sáng với chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn.

Lê Văn Quỳnh là kỹ sư công nghệ chiếu sáng với hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Lắp ráp, sửa chữa, bảo trì và khắc phục các sự cố liên quan đến đèn LED tại công ty đèn LED HALEDCO.
Bài viết trước Đèn chiếu sáng sự cố âm trần thông minh 2024 Đèn chiếu sáng sự cố âm trần thông minh 2024
Bài viết tiếp theo Mua Đèn Rọi Cột Online: Hướng Dẫn Chi Tiết A - Z Mua Đèn Rọi Cột Online: Hướng Dẫn Chi Tiết A - Z
Bình luận
Popup image default

ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU

doi-tac-philips
doi-tac-seoul
doi-tac-osram
doi-tac-meanwell
doi-tac-epistar
doi-tac-cree
doi-tac-bridgelux

Thông báo

Zalo