Cách lắp đèn âm trần bê tông đúng kỹ thuật chi tiết nhất

Lượt xem: 425

Bạn đang băn khoăn về cách lắp đèn âm trần bê tông? Bạn không biết lắp đặt như thế nào cho đúng. Hãy cùng HALEDCO tìm hiểu ngay những khó khăn, lưu ý và các bước thi công trong bài viết dưới đây. 

1. Khó khăn khi thi công lắp đèn âm trần bê tông

1.1 Khó thay đổi vị trí đèn

  • Đèn sau khi lắp trên trần bê tông sẽ được cố định, khó di chuyển vị trí đèn. 
  • Khó điều chỉnh kích thước lỗ khoét hay lấp lỗ khoét hơn so với trần la phông. 

1.2 Cần khoan lỗ khi xây dựng

  • Nếu muốn lắp đèn LED âm trần bê tông, cần lưu ý thợ xây khoét sẵn các lỗ lắp đèn, đồng thời đặt sẵn các ống để luồn dây điện. 
  • Quá trình này sẽ mất nhiều thời gian, công sức. 
kho_khan_khi_lap_den_am_tran_be_tong
Lắp đèn âm trần bê tông cần khoét lỗ trên trần

1.3 Không có phần tản nhiệt

  • Trần bê tông rất kín, không gian lỗ khoét có thể không đủ lớn để đèn và đế đèn tản nhiệt. 

1.4 Trần bê tông dễ bị xuống cấp

  • Trần bê tông dễ bị xuống cấp do nước mưa, ẩm mốc,… có thể làm giảm độ sáng của đèn và ảnh hưởng đến tuổi thọ đèn. 

2. Chuẩn bị dụng cụ lắp đèn âm trần bê tông

  • Bộ đèn: Vỏ đèn, bóng đèn, tấm chắn, nguồn, tai cài, dây dẫn,…
  • Dụng cụ khác: Thang, máy khoan, máy cắt bê tông cầm tay, bút thử điện, kìm cắt dây điện, băng keo cách điện,…
dung_cu_lap_den_am_tran_be_tong
Dụng cụ lắp đèn âm trần bê tông

3. Cách lắp đèn LED âm trần bê tông 

  • Đầu tiên,  thợ xây nhà bạn thiết kế sẵn các lỗ lắp đèn, cũng như đặt sẵn các ống luồn dây điện để cấp nguồn cho đèn.
  • Để tạo các lỗ lắp đèn, người thợ thường sử dụng ống nhựa PVC để đặt vào các vị trí cần lắp đèn. 
lap_ong_nhua_vao_vi_tri_can_lap_den
Lắp ống nhựa vào các vị trí cần lắp đèn
  • Việc đặt ống nhựa này được tiến hành ở giai đoạn lắp đặt xong cốt thép và chuẩn bị đổ bê tông. 
  • Kích cỡ ống nhựa thường được sử dụng là Ø76mm, Ø90mm, Ø110mm. 
  • Bên cạnh việc đặt các ống nhựa, thì ống luồn dây điện cũng được thi công cùng lúc.
  • Sau khi đổ trần và thực hiện xong việc tháo cốp pha, hãy thực hiện việc luồn dây điện và đợi thi công hoàn thiện sơn bả trần.
  • Thực hiện công việc cuối cùng là lắp đèn lên.

4. Cách phân bổ vị trí, khoảng cách lắp đèn âm trần bê tông

4.1 Xác định vị trí phân bổ đèn

  • Lắp đèn quá thưa dẫn đến không đủ ánh sáng, ảnh hưởng đến thị lực và thẩm mỹ ngôi nhà
  • Lắp đèn quá dày gây lãng phí điện năng và tạo cảm giác nóng bức, ngột ngạt. 
  • Lắp đèn ở những vị trí không phù hợp gây chói mắt hoặc phân bổ ánh sáng không đều
  • Lắp đèn thiếu cân nhắc, không phối hợp được ánh sáng của tất cả đèn trong phòng. 

Đối với phòng khách, phòng làm việc và những không gian rộng lớn, cần nhiều ánh sáng:

  • Phòng khách nên ưu tiên loại đèn âm trần có góc chiếu rộng. 
  • Nếu trần nhà bằng phẳng thì nên phân bổ 80% đèn ở trung tâm. 
  • Nếu trần nhà có đèn chùm hoặc hoa thạch cao ở giữa thì có thể bố trí đèn âm trần xung quanh. 
  • Có thể dùng thêm đèn hắt trần ở khe tường để làm nổi bật đèn chùm hoặc hoa thạch cao.
bo_tri_den_cho_phong_sinh_hoat_chung
Sơ đồ phân bố đèn âm trần cho phòng sinh hoạt chung

Đối với phòng ngủ, phòng thờ, phòng tập Yoga và các không gian cần ít ánh sáng:

  • Có thể lắp đèn ở phần trần nhà quanh giường và để rọi xuống theo phương thẳng đứng. 
  • Cần tránh lắp đèn ở trên đầu giường vì không tốt về mặt phong thuỷ.

4.2 Xác định khoảng cách giữa các đèn

Xác định số đèn âm trần cần mua bằng công thức:

  • Số lượng đèn = (Độ rọi * Diện tích phòng) / (Công suất đèn * Hiệu suất phát quang)

Trong đó: 

  • Độ rọi là tiêu chuẩn chiếu sáng của từng loại không gian (phòng khách là 300lx, phòng bếp 500lx và phòng ngủ 100lx). 
  • Công suất đèn có thể được tìm thấy trên bao bì. 
  • Hiệu suất phát quang thường vào khoảng 100.
cach_tinh_khoang_cach_bo_tri_den_am_tran
Cách tính khoảng cách bố trí đèn âm trần

Tính khoảng cách lắp đèn âm trần bê tông:

  • Khoảng cách đèn = Chiều dài (Hoặc chiều rộng) căn phòng / Số lượng đèn.

5. Cách đấu dây đèn LED âm trần

  • Bộ đèn sẽ gồm dây nóng và dây nguội, lần lượt ký hiệu là L và N. 
  • Cần đấu dây nóng và dây nguội với bộ phận nguồn của đèn (Driver). 
  • Sau đó nối đầu còn lại của 2 dây vào nguồn điện của gia đình. 
  • Dùng băng keo cách điện quấn nhiều vòng ở chỗ đấu để ngăn dòng điện rò rỉ là hoàn tất việc đấu dây điện.
cach_dau_day_den_led_am_tran
Cách đấu dây đèn LED âm trần

6. Cách đi dây điện đèn LED âm trần bê tông

  • Bước 1: Dùng phấn định vị chỗ đi dây điện theo sơ đồ đã chuẩn bị trước
  • Bước 2: Cắt rãnh tường theo vết phấn đã vẽ với kích thước rãnh phụ thuộc kích thước ống luồn dây điện. 
  • Bước 3: Luồn dây điện vào ống, sau đó đặt ống vào các rãnh đã cắt
  • Bước 4: Dùng xi măng trám các rãnh lại để đảm bảo tính thẩm mỹ. 

7. Cách lựa chọn loại đèn LED âm trần bê tông

  • Trường hợp lắp đèn âm trần bê tông, khoảng không phía sau đèn gần như không có, bạn không nên sử dụng đèn có công suất quá lớn.
  • Bạn chỉ nên sử dụng đèn âm trần công suất từ 5W đến 9W để đèn không bị quá nóng.
  • Bạn cũng nên lựa chọn loại đèn có thân mỏng hoặc tích hợp driver để gia tăng khoảng trống phía sau đèn. 
  • Nên lựa chọn loại đèn có chất lượng cao, bảo hành dài hạn để sử dụng lâu dài, không mất công thay thế.

Bảng tiêu chí lựa chọn đèn âm trần bê tông

Công suất hợp lý Nên từ 5W đến 9W để đèn không quá nóng, và không cần đặt lỗ quá to
Thân đèn không quá dày Độ dày nên nhỏ hơn 5cm để có thêm khoảng không phía sau đèn
Vật liệu vỏ bằng nhôm nguyên khối Vật liệu nhôm đúc nguyên khối giúp tản nhiệt tốt hơn
Thời gian bảo hành dài Thời gian bảo hành tối thiểu 2 năm.
Thương hiệu uy tín Lựa chọn thương hiệu uy tín

8. Trường hợp không nên sử dụng đèn LED âm trần bê tông

  • Trường hợp trần nhà bạn đã xây dựng xong, không có thiết kế sẵn lỗ chờ lắp đèn, cũng như không thiết kế sẵn đường dây điện chờ. 
  • Bạn không nên sử dụng đèn âm trần cho trường hợp này.
  • Bởi vì để cung cấp đủ ánh sáng cho căn phòng, bạn cần một số lượng đèn âm trần khá nhiều và phân bố nhiều vị trí trên trần. 
  • Do đó bạn sẽ cần phải đục nhiều lỗ trần, bên cạnh đó bạn cũng sẽ cần đục nhiều đường để đi dây điện âm trần. 
  • Việc này sẽ làm tăng chi phí và có thể ảnh hưởng không tốt đến kết cấu trần.

9. Giải pháp thay cho việc sử dụng đèn âm trần bê tông

  • Nếu bạn vẫn muốn có hệ đèn được bố trí đều trên trần, có các hốc trang trí và che được các đường ống, dây điện.
  • Bạn nên cân nhắc giải pháp lắp trần giả như trần thạch cao, trần nhựa hay trần gỗ,…. 

10. 4 mẫu đèn sử dụng cho trần bê tông 

10.1 Đèn LED ống bơ

Đèn LED ống bơ trần bê tông 
Đèn LED ống bơ trần bê tông
  • Đèn ống bơ có thể làm được tất cả những gì mà một chiếc đèn âm trần làm được, như bố trí ánh sáng dễ dàng theo ý muốn, ánh sáng đẹp. 
  • Việc lắp đặt đèn ống bơ cho trần bê tông cũng dễ dàng hơn nhiều so với đèn âm trần do không cần bố trí lỗ lắp đèn.

10.2 Đèn LED ốp trần

Đèn ốp trần bê tông 
Đèn ốp trần bê tông
  • Đèn LED ốp trần là loại đèn lắp nổi trần bê tông mà ta thường gặp nhất. 
  • Việc lắp đặt đèn ốp trần cũng không cần cắt lỗ khoét trên trần, không ảnh hưởng đến cấu trúc của trần bê tông.

10.3 Đèn tuýp LED bán nguyệt

Đèn tuýp bán nguyệt cho trần bê tông 
Đèn tuýp bán nguyệt cho trần bê tông
  • Đèn tuýp LED bán nguyệt được sử dụng phổ biến bởi sự tiện lợi trong lắp đặt, độ sáng cao và chi phí thấp.

10.4 Đèn panel ốp nổi

Đèn panel ốp nổi trần bê tông 
Đèn panel ốp nổi trần bê tông
  • Đèn panel lắp nổi có độ sáng cao mà không gây chói mắt.
  • Đèn cũng không cần khoét lỗ trần nên rất phù hợp để sử dụng cho trần thạch cao.

>> Xem chi tiết tổng hợp các mẫu đèn âm trần bê tông tại: Đèn âm trần bê tông 

Trên đây cách lắp đèn âm trần bê tông chi tiết nhất cùng một số mẫu đèn phù hợp với loại trần này. Để biết thêm thông tin về đèn LED chiếu sáng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0332599699 để được tư vấn miễn phí. 

Vui lòng đánh giá bài viết

Bình luận