Cảm biến ánh sáng là gì? Giải đáp 101+ thông tin liên quan

Lượt xem: 363

Cảm biến ánh sáng là một thiết bị điện tử không thể thiếu trong hệ thống các thiết bị điện tử hiện nay đặc biệt là trong lĩnh vực chiếu sáng. Trong nội dung bài viết dưới đây HALEDCO xin được chia sẻ chi tiết đến khách hàng mọi thông tin xoay quanh đến công tắc đo cảm biến để giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan nhất về sản phẩm.

1. Cảm biến ánh sáng là gì?

  • Cảm biến ánh sáng là thiết bị điện chuyển đổi năng lượng ánh sáng nhìn thấy được hay tia hồng ngoại thành tín điện.
  • Hoạt động thông minh có thể cảm nhận các biến đổi của môi trường xung quanh thông qua con mắt để thay đổi chế độ ánh sáng sao cho phù hợp hơn với không gian chiếu sáng.
Cảm biến ánh sáng chuyển đổi ánh sáng thành điện năng
Cảm biến ánh sáng chuyển đổi ánh sáng thành điện năng

Xem thêm: 

2. Nguyên lý cảm biến ánh sáng là gì?

  • Nguyên lý cảm biến hoạt động dựa trên nguyên tắc hiệu ứng quang điện. Một số chất đặc biệt sau khi hấp thụ ánh sáng sẽ chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
  • Hiệu ứng quang điện được chia thành: hiệu ứng điện quang điện trong và hiệu ứng quang điện ngoài.
    • Hiệu ứng quang điện trong. Làm thay đổi điện trở suất bên trong vật liệu và suất hiện động làm thay đổi tính chất điện của vật liệu.
    • Hiệu ứng quang điện ngoài. Bề mặt của vật liệu được chiếu bởi ánh sáng. Điện tử sẽ hấp thụ năng lượng tạo ra điện. Đẹn tử bên trong vật liệu bật ra ngoài của bề mặt vật liệu tạo ra hiệu ứng quang điện ngoài.

3. Các loại cảm biến ánh sáng thông dụng

3.1 Cảm biến ánh sáng ldr

Mạch cảm biến Photoresistor (LDR)
Mạch cảm biến Photoresistor (LDR)
  • Cảm biến Photoresistor (LDR) đây là loại cảm biến được sử dụng phổ thông nhất trong các loại cảm biến ảnh trên thị trường hiện nay. 
  • Mục đích chính của cảm biến Photoresistor (LDR) phát hiện xem đèn còn bật hay đã tắt. So sánh cấp độ ánh sáng trong một ngày để thay đổi môi trường chiếu sáng.
  • Chất liệu chính để sản xuất cảm biến Photoresistor (LDR) là cadmium sulfide. Đặc tính của loại chất này là nhạy cảm với ánh sáng, có thể nhìn thấy được, ánh sáng gần với tia hồng ngoại.
  • Nguyên lý hoạt động: Thay đổi chế độ hoạt động dựa trên lượng ánh sáng mà nó tiếp xúc.
  • Ứng dụng của cảm biến Photoresistor. Có thể sử dụng được trên tất cả các dòng đèn đường LED.

3.2 Cảm biến ánh sáng Photodiodes

Mạch cảm biến Photodiodes
Mạch cảm biến Photodiodes
  • Cảm biến Photodiodes cũng là một trong những loại cảm biến ảnh mà chúng ta nên quan tâm hiện nay. Hoạt động dựa trên nguyên tắc thay đổi ánh sáng thành dòng điện.
  • Chất liệu chính để sản xuất cảm biến Photodiodes là silicon và gecmani, bộ lọc quang học, ống kính tích hợp và diện tích bề mặt.
  • Nguyên lý hoạt động của cảm biến Photodiodes khi chùm ánh sáng chiếu vào các electron bị nới lỏng gây ra các lỗ electron dẫn đến dòng điện chạy qua.

3.3 Cảm Biến Ánh Sáng Photodiod Light Sensor

Linh kiện thiết kế cảm biến Phototransistors

  • Cảm biến Phototransistors có cấu tạo, nguyên lý hoạt động tương tự như cảm biến Photodiodes. Nhưng nó được nâng cấp cao hơn. Và được sử dụng đối với các thiết bị yêu cầu cao về độ cảm ứng mà Photodiodes không đáp ứng được.

3.4 Cảm biến ánh sáng 220V

  • Công tắc cảm biến 220V bao gồm cả cảm biến 10A AS-10 và cảm biến LS6B.
  • Sử dụng dòng điện xoay chiều 220V.
  • Có thể sử dụng với các dòng đèn chiếu sáng ngoài trời và các dòng đèn chiếu sáng ban công hoặc sân vườn.
  • Thiết kế nhỏ gọn, thông minh. Thuận tiện lắp đặt.
  • Xem thêm: TOP 9 Công tắc cảm biến ánh sáng Giá Rẻ

3.5 Cảm biến ánh sáng 12V

  • Cảm biến ánh sáng 12V là loại cảm biến sử dụng cho các thiết bị chiếu sáng có điện áp 12V. 
  • Ứng dụng chính của cảm biến ánh sáng 12V thường là trong các thiết bị chiếu sáng hoặc các thiết bị điện tử như camera…
  • Một số loại cảm biến 12V khách hàng có thể tham khảo là: photocell, photodiode….

4. Ưu điểm; nhược điểm của cảm biến ánh sáng là gì?

4.1 Ưu điểm của cảm biến

  • Thiết kế nhỏ gọn, thông minh áp dụng các kĩ thuật hiện đại 
  • Là cảm biến nên sẽ có chức năng bật/tắt tự động nhờ vào tín hiệu từ môi trường
  • Khả năng tiết kiệm điện năng một cách tối ưu
  • Đem lại sự tiện nghi cho không gian gia đình, công ty,.. mang đến lối sống hiện đại 
  • Có thể lắp đặt nhiều nơi mà không cần lo lại việc bật/tắt công tắc
  • Tính ứng dụng cao. Có thể sử dụng với mọi loại bóng đèn LED chiếu sáng. Điển hình như đèn pha LED.

4.2 Nhược điểm của cảm biến

  • Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị sản xuất và phân phối khiến cho khách hàng khó khăn trong việc xác định và lựa chọn thiết bị cảm biến chất lượng. Vậy nên khách hàng có thể để lại thông tin cá nhân bên dưới bài viết, HALEDCO sẽ tư vấn khách hàng phân biệt cảm ứng chất lượng tốt và thấp kỹ hơn.

>> So sánh ưu điểm và nhược điểm của cảm biến ánh sáng là gì có thể thấy được công tắc cảm biến ánh sáng có nhiều ưu điểm và có tính ứng dụng cao. Trong hệ thống chiếu sáng tương lai nhất định công tắc cảm biến ánh sáng còn phát huy được nhiều tính năng vượt trội hơn nữa.

5. Cảm biến ánh sáng loại nào tốt?

5.2 Cảm biến ánh sáng Rạng Đông

  • Ưu điểm
  • Nhược điểm
  • Sản xuất và phân phối chính hãng tại Việt Nam.
  • Chất lượng cảm biến được đảm bảo dựa trên thương hiệu, tên tuổi của Rạng Đông.
  • Giá bán cao.

5.2 Công tắc cảm biến ánh sáng Panasonic

  • Ưu điểm
  • Nhược điểm
  • Thương hiệu công tắc chiếu sáng đã quá quen thuộc trên thị trường Việt Nam.
  • Là đơn vị không chỉ sản xuất phân phối các thiết bị chiếu sáng còn phân phối các model linh kiện liên quan đến chiếu sáng chất lượng cao.
  • Giá bán cao.

5.3 Công tắc cảm biến ánh sáng Philips

  • Ưu điểm
  • Nhược điểm
  • Chất lượng sản phẩm được đảm bảo trên toàn thế giới. Nổi tiếng chất lượng cao.
  • Giá bán hơi cao so với các thương hiệu bán cảm biến ánh sáng khác.

>>> Từ việc so sánh ưu điểm và nhược điểm của từng loại cảm biến ánh sáng nổi tiếng tại thị trường Việt Nam có thể thấy được mỗi thương hiệu đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Người dùng cần cân bằng giữa chất lượng và giá bán để có thể lựa chọn được cho mình model cảm biến ánh sáng phù hợp.

6. TOP 8 module cảm biến ánh sáng phổ thông

6.1 Cảm biến ánh sáng GY-2561 TSL2561

  • Cảm biến ánh sáng GY-2561 TSL2561 dùng để đo độ sáng môi trường xung quanh.
  • Nguyên lý hoạt động của cảm biến GY-2561 TSL2561sử dụng diode để đo độ sáng môi trường xinh quanh. Cảm biến và tính toán sự khác biệt về quang phổ ánh sáng sau đó thực hiện chế độ bật/tắt công tắc.

6.2 Cảm biến cường độ ánh sáng Arduino

  • Cảm biến cường độ ánh sáng Arduino là tên gọi khác của cảm biến (LDR).

6.3 Cảm biến ánh sáng DOBAVO

  • Cảm biến ánh sáng DOBAVO dùng được với mọi cường độ dòng điện 10A, điện áp 220V.
  • Quy trình bật tắt cảm biến DOBAVO bằng rơ le và có thể tương thích với nhiều loại thiết bị.
  • Được thiết kế với chất liệu cao cấp, chống bụi và chống nước tốt.
  • Phù hợp cho các thiết bị ngoài trời. Khả năng cảm biến ánh sáng nhạy,  hoạt động ổn định.

6.4 Cảm biến ánh sáng MAX44009

Mạch cảm biến MAX44009
Mạch cảm biến MAX44009
  • Cảm biến ánh sáng MAX44009 sử dụng cường độ dòng điện cỡ 3 – 5V DC.
  • Sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn, thông minh với khả năng đo các thông số ổn định và chính xác.
  • Thiết bị rất thích hợp tích hợp trong các thiết bị ánh sáng công cộng, trong nông nghiệp, nhà thông minh,…

6.5 Cảm biến ánh sáng Analog

  • Dây là dòng cảm biến khá là phổ biến trên thị trường hiện nay với mức giá nằm ở mức vừa phải
  • Dải điện áp của nó nằm ở mức từ 3V – 5V
  • Có khả năng làm giảm nhiễu ánh sáng ở tần số 50Hz/60Hz
  • Cường độ ánh sáng của cảm biến sẽ nằm ở khoảng đo từ 0 – 65535 lux

6.6 Cảm biến ánh sáng BH1750

  • Với kích thước nhỏ gọn 21x16x3.3mm phù hợp với nhiều loại đèn cảm biến, công tắc cảm biến hiện nay
  • Cảm biến này sử dụng nguồn điện áp một chiều có cường độ từ 3V- 5V
  • Đây là mạch cảm biến đang được lựa chọn sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay
  • Thiết bị hỗ trợ giúp điều khiển các hệ thống đèn công cộng, nhà thông minh,.. giúp tiết kiệm chi phí và công sức cho người dùng

6.7 Công tắc cảm biến ánh sáng 10A AS-10

Hình ảnh thiết bị cảm biến 10A AS-10
Hình ảnh thiết bị cảm biến 10A AS-10
  • Cơ chế hoạt động của 10A AS-10 tự động cảm biến mức độ ánh sáng của môi trường. Trời tối tự động bật đèn và khi trời sáng tự động tắt đèn. Tất cả hoạt động của thiết bị 10A AS-10 đều là tự động. Tiết kiệm tối đa điện năng cho khách hàng sử dụng.
  • Tự động bật ánh sáng nếu trời tối dưới 30 Lux. Ánh sáng sẽ được tắt nếu trên ngưỡng 150 Lux.
  • Có thể sử dụng đối với tất cả các dòng điện chiếu sáng ngoài trời: đèn đường LED, đèn LED cầu  thang, đèn ban công, đèn LED âm đất, đèn LED sân vườn….

6.8 Công tắc cảm biến LS6B

Nguyên lý hoạt động thiết bị cảm biến LS6B
Nguyên lý hoạt động thiết bị cảm biến LS6B
  • Độ sáng tắt đèn: 30 – 100 lux.
  • Độ sáng bật đèn: 5 – 100 lux.
  • Công suất tiêu thụ: 0.6W
  • Cấp độ bảo vệ IP54.

7. Lưu ý lắp đặt cảm biến thông minh

  • Cần chọn những vị trí lắp đặt ở nơi có ít nguồn sáng
  • Vì cảm biến  có khả năng xoay 360 độ, điều hướng đèn cảm biến vị trí cần phát chuyển động nên đặt ở chỗ ít vật cản
  • Chú ý khoảng cách lắp đặt phù hợp với từng không gian 
  • Với không gian trong nhà thì khoảng cách từ 5m trở xuống là phù hợp 
  • Ở dãy hành lang hay cầu thang thì khoảng cách là 2m
  • Đối với đèn đường thì hệ thống cảm biến lí tưởng là phạm vi 10m
  • Nên chọn những loại có khả năng chống ẩm để sử dụng lâu hơn, chịu được tác động của thời tiết, môi trường

Khách hàng cần thông tin liên hệ đặt mua loại module cảm biến ánh sáng nào có thể để lại thông tin bên dưới bài viết.

Vui lòng đánh giá bài viết

Bình luận