Phản quang là gì? Khái niệm, cấu tạo, ứng dụng và cách phân biệt
Phản quang là gì? Thành phần cấu tạo của phản quang bao gồm những chất gì? Phản quang được ứng dụng trong đời sống ra sao? Cách phân biệt phản quang với phát quang? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích nhất trong bài viết dưới đây.
1. Phản quang là gì Hiện tượng phản quang là gì?
- Phản quang là hiện tượng phản xạ ánh sáng theo góc chiếu tới. Khi có tia sáng hay ánh đèn chiếu đến thì vật có phủ chất phản quang sẽ phát huy tác dụng giúp cho con người có thể quan sát vật đó từ xa một cách dễ dàng hơn.
- Phản quang không làm thay đổi màu sắc của vật.
2. Khái niệm liên quan đến hiện tượng phản quang
2.1 Chất phản quang là gì?
- Chất phản quang là những chất có khả năng hấp thụ ánh sáng tốt.
- Khi có sự chiếu sáng của ánh đèn, tia nắng, nhữ. ng vật được phủ chất phản quang sẽ nổi bật.
2.2 In phản quang là gì?
- In phản quang là kỹ thuật in lên các vật liệu có khả năng phản xạ ánh sáng theo góc chiếu tới, giúp cho vật liệu đó trở nên sáng hơn và dễ nhìn thấy hơn trong điều kiện thiếu sáng.
- Kỹ thuật in này sử dụng các loại mực hoặc decal đặc biệt có chứa chất phản quang để tạo hiệu ứng phản quang.
2.3 Màn phản quang là gì?
- Màng phản quang là một màng nhựa mỏng, phẳng và mềm. Tấm màng này có chứa các hạt thủy tinh dạng thấu kính hoặc vi lăng kính, cho tác dụng phản xạ ánh sáng trở lại nguồn sáng ở bất cứ góc chiếu nào
2.4 Màu phản quang là gì?
- Màu phản quang là những loại màu có chứa chất phản quang.
- Khi màu này được đánh lên các vật thì chúng sẽ có khả năng phản quang.
2.5 Phản quang điện thoại là gì?
- Phản quang điện thoại chính là lớp lót màn hình điện thoại được cấu tạo như nhiều lớp tráng gương có nhiệm vụ phản chiếu ánh sáng ra bên ngoài, chuyển đều lên toàn bộ màn hình, giúp hình ảnh hiển thị với độ sáng đều hơn.
2.6 Áo phản quang là gì?
- Áo phản quang là những loại áo được làm từ chất liệu phản quang
- Những loại áo cho người lao công, cảnh sát tuần đêm thường được sử dụng loại áo này để đảm bảo người xung quanh có thể nhìn thấy.
- Ngoài ra áo in hình phản quang ngày này được sản xuất khá đẹp mắt và được giới trẻ ưa chuộng.
2.7 Sơn phản quang là gì?
- Sơn phản quang còn có tên gọi khác chính là màu phản quang.
2.8 Bột phản quang là gì?
- Bột phản quang là loại bột có chứa các hạt phản quang hay màng phản quang
- Thông thường chúng sẽ được sử dụng tạo thành sơn phản quang được sử dụng nhiều tại các biển báo giao thông, khi đi xe ánh đèn xe sẽ chiếu vào và phản lại ánh sáng tới mắt người. Từ đó, mọi người đi lại dễ dàng và quan sát xung quanh.
3. Thành phần cấu tạo phản quang là gì?
Phản quang được cấu tạo từ các chất:
- Chất tạo màng:
- Nhựa Polyol của hãng Cytec, Mỹ có các thông số kỹ thuật sau: hàm lượng chất không bay hơi, 65%; hàm lượng nhóm OH, 4,5%; chỉ số nhóm OH 150; đương lượng nhóm OH 378.
- Poly Izoxianat của hãng HanSon group, Mỹ có các thông số kỹ thuật sau: hàm lượng nhóm NCO, 22%; hàm lượng phần rắn, 100%; đương lượng nhóm NCO, 192 g/đương lượng.
- Bột màu và bột độn: Bột màu titan oxit, bột độn bari sunfat và canxi cacbonat
- Phụ gia phân tán BM-1 và BM-2
- Phụ gia chống tia tử ngoại
4. Đặc điểm của phản quang là gì?
- Khả năng hấp thụ ánh sáng tốt và phản xạ ánh sáng theo nhiều hướng khác nhau.
- Màu sắc của vật liệu phản quang thường là màu trắng, vàng, cam hoặc xanh lá cây.
- Độ bền cao, chịu được những tác động từ môi trường. Dễ dàng vệ sinh và bảo quản.
- Có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông, an toàn lao động, quảng cáo,...
- Không độc hại, không gây hại cho sức khỏe con người và môi trường.
- Một số loại vật liệu phản quang có độ dẻo dai cao, có thể uốn cong hoặc kéo dài mà không bị rách.
- Một số loại vật liệu phản quang có khả năng chống nước, có thể sử dụng trong môi trường ẩm ướt.
3. Ứng dụng của hiện tượng phản quang trong thực tế
- Chất phản quang được sử dụng làm biển báo tín hiệu trên đường phố, biển cảnh báo nguy hiểm,...
- Được in trên áo để tạo ánh sáng phản quang nổi bật
- Làm thanh ốp tường cao su hình tròn bảo vệ góc cột được sử dụng ở bãi gửi xe, hầm gửi xe
- Làm kính cường lực phản quang chống tia hồng ngoại và tia tử ngoại
- Chất phản quang được sử dụng để làm vạch kẻ đường
- Màng phản quang còn được sử dụng để làm các biển quảng cáo cho cửa hiệu, hàng quán có giá thành rẻ hơn so với sử dụng đèn LED.
# Người đọc quan tâm
Câu 1: Mua vật liệu phản quang ở đâu?
- Bạn có thể mua vật liệu phản quang rất dễ dàng ở những cửa hàng như: Cửa hàng vật liệu xây dựng, Cửa hàng bán đồ bảo hộ lao động, Cửa hàng bán dụng cụ thể thao, Cửa hàng bán decal và in ấn, Mua online trên các sàn thương mại điện tử.
Câu 2: Giá cả của vật liệu phản quang
- Sơn phản quang: Giá dao động từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng/kg.
- Decal phản quang: Giá dao động từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng/m².
- Hạt vi bi phản quang: Giá dao động từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng/kg.
- Áo khoác bảo hộ phản quang: Giá dao động từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng/chiếc.
- Găng tay bảo hộ phản quang: Giá dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/đôi.
- Mũ bảo hộ phản quang: Giá dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/chiếc.
Câu 3: Cách sử dụng vật liệu phản quang hiệu quả
- Lựa chọn loại vật liệu phù hợp: Lựa chọn loại vật liệu phù hợp với mục đích sử dụng và môi trường sử dụng.
- Chuẩn bị bề mặt: Bề mặt cần dán decal phản quang phải sạch sẽ, khô ráo và bằng phẳng.
- Dán decal phản quang: Dán decal phản quang theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Bảo quản: Bảo quản vật liệu phản quang ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
Câu 4: Tại sao vật liệu phản quang lại có khả năng phản xạ ánh sáng tốt?
- Vật liệu phản quang có khả năng phản xạ ánh sáng tốt do cấu tạo của nó. Cấu tạo của vật liệu phản quang bao gồm các hạt vi mô có kích thước bằng bước sóng của ánh sáng.
- Khi ánh sáng chiếu tới, các hạt vi mô này sẽ phản xạ ánh sáng theo nhiều hướng khác nhau, giúp cho vật liệu trở nên sáng hơn và dễ nhìn thấy hơn trong điều kiện thiếu sáng
Câu 5: Làm thế nào để sản xuất vật liệu phản quang?
- Phương pháp phủ: Phủ một lớp vật liệu phản quang lên bề mặt của vật liệu khác.
- Phương pháp trộn: Trộn vật liệu phản quang vào trong vật liệu khác.
- Phương pháp đúc: Đúc vật liệu phản quang thành hình dạng mong muốn.
Câu 6: Tác động của vật liệu phản quang đến môi trường?
- Tác động của vật liệu phản quang đến môi trường còn tùy thuộc vào vật liệu cấu tạo nên nó
- Tuy nhiên phần lớn vật liệu này sẽ không có tác động tiêu cực đến môi trường.
>> Tham khảo các bài viết:
Phản quang được ứng dụng khá phổ biến hiện nay trong mọi lĩnh vực. Với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, mong rằng có thể giúp bạn hiểu phản quang là gì. Bên cạnh đó sẽ phân biệt được phản quang với dạ quang và huỳnh quang để có thêm nhiều sự hiểu biết cho mình.