3 cách lắp đèn chống nổ theo quy định và tiêu chuẩn chống nổ 2024
Lắp đặt đèn chống nổ cho những không gian chứa các chất dễ gây cháy nổ, tại các trạm xăng, kho hàng để hóa chất,...mang lại hệ thống chiếu sáng tối ưu cho người dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lắp đặt đèn cho các không gian này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 3 cách lắp đặt đạt chuẩn.
1. 3 cách lắp đèn chống nổ phổ biến
1.1 Cách lắp đèn tuýp chống nổ
- Đèn tuýp LED chống nổ có hai loại là đèn chống cháy nổ 1 bóng hoặc 2 bóng.
- Nên dùng đèn LED chống cháy nổ 1,2m để phù hợp với độ cao vừa phải 3 – 4m.
- Đầu tiên bắt ốc vào khung thép bảo vệ, đưa ống thủy tinh vào trong khung thép và bắt ốc cố định.
- Tiếp theo là gắn bóng tuýp LED vào trong và đi đường dây điện.
- Khi lắp đặt đèn LED ở ngoài trời cần tấm phản quang có tác dụng bảo vệ nước mưa xâm nhập vào đèn.
Tham khảo: TOP 17 đèn chống cháy nổ 1m2 tuýp 18w 36w 40w giá rẻ
1.2 Cách lắp đèn cao áp chống nổ
- Kiểm tra linh kiện, bóng đèn cao áp và nguồn điện trước và sau khi tiến hành đấu nối
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi lắp đặt.
- Tìm hiểu về mạch điện bóng đèn cao áp và tham khảo những người có chuyên môn về đấu bóng đèn.
- Xem sơ đồ đấu nối và thực hiện đủ các bước đấu nối.
1.3 Cách lắp đèn highbay chống nổ
- Lựa chọn đèn led chống cháy nổ có kiểu dáng và công suất phù hợp với không gian cần lắp đặt đèn.
- Khi lắp đặt đèn highbay chống nổ cần sử dụng móc treo hoặc xích treo đèn. Tiến hành móc 1 đầu vào đế đèn, đầu còn lại của móc treo lên trên trần.
- Đấu nối hệ thống điện với đèn và kiểm tra chất lượng ánh sáng đèn sau khi lắp.
- Đèn LED chống nổ được thiết kế đạt tiêu chuẩn chống nổ theo quy định nên không cần sử dụng thêm phụ kiện bảo vệ đi kèm.
Khoảng cách lắp đặt, độ cao lắp đặt tùy vào công suất và yêu cầu của dự án. Tham khảo độ cao lắp đặt phổ biến dưới đây.
- Công suất từ 10w - 50w: độ cao lắp từ 3 - 4 mét.
- Công suất từ 60w - 80w: độ cao lắp từ 4 - 6 mét.
- Đèn led chống cháy nổ 100w - 150w: độ cao lắp từ 6 - 8 mét.
- Công suất từ > 150w: độ cao lắp > 8 mét.
Ngoài những cách lắp trên, có thể tham khảo thêm cách lắp một số loại đèn chống nổ khác như: đèn exit chống cháy nổ , đèn khẩn cấp chống nổ,...
2. Tiêu chuẩn đèn chống cháy nổ
2.1 Các tiêu chuẩn đèn chống nổ
- Giảm nhiệt độ của thiết bị, đảm bảo tiếp xúc điện tốt, giảm khả năng xâm nhập của bụi và hơi ẩm.
- Bảo vệ bằng việc giới hạn dòng điện.
- Điều khiển thông số mạch để giảm năng lượng phát sinh tia lửa dưới mức có thể.
- Tạo áp suất duy trì trong hộp để ngăn chặn khí gây cháy vào bên trong hộp.
- Thiết kế đạt chuẩn IP65 bảo vệ không đánh lửa và bảo vệ chống thâm nhập hay thoát hơi.
- Tiêu chuẩn ATEX : Chứng chỉ được EU ban hành năm 2003. Đây là chỉ thị bắt buộc đối với các thiết bị điện sử dụng trong môi trường dễ gây cháy nổ.
- Tiêu chuẩn IP : khả năng chống bụi và chống nước xâm nhập.
- Tiêu chuẩn RoHS : Loại đèn đạt tiêu chuẩn RoHS là không sử dụng các vật liệu, chất liệu gây nguy hiểm đến con người.
2.2 Bảng tiêu chuẩn chống nổ theo quy định
Tên tiêu chuẩn | Ký hiệu | Tính bảo vệ |
Bảo vệ chống lửa | Ex d | Tia lửa phát sinh trong thiết bị không phát sinh ra khỏi hộp bảo vệ |
Bảo vệ độ an toàn | Ex e | Giảm sự phát sinh tia lửa, tăng độ cách điện và chống bụi, chống ẩm |
Bảo vệ an toàn từ bên trong | Ex i | Giới hạn dòng điện giảm phát sinh tia lửa |
Ex ia | Không gây cháy nổ khi có sự cố do 1 hay 2 thành phần xảy ra | |
Ex ib | Không gây ra cháy nổ khi có sự cố của 1 thành phần lỗi gây ra | |
Ex ic | Hoạt động trong điều kiện bình thường không gây cháy nổ | |
Bảo vệ bằng cách tạo áp suất trong hộp | Ex p | Ngăn chặn khí gây cháy trong hộp lan ra bên ngoài |
Ex px | ||
Ex py | ||
Ex pz | ||
Ex q | Hạt thủy tinh và thạch anh trong hộp giữ hơi nóng bên trong hộp kín | |
Bảo vệ phát sinh tia lửa | Ex o | Yêu cầu thiết kế IP65, bảo vệ không đánh lửa và chống thâm nhập, thoát hơi ra ngoài |
Ex nA | Không phát sinh ra tia lửa | |
Ex nR | Ngăn sự thoát hơi ra ngoài | |
Ex nC | Bọc kín thiết bị có khả năng gây ra tia lửa | |
Ex nL | Giới hạn năng lượng | |
Ex nZ | Tạo áp suất trong hộp | |
Bảo vệ bao bọc bên trong | Ex m | Bọc chất dẻo nhân tạo giữ nhiệt độ thiết bị phù hợp |
Ex ma | ||
Ex mb |
3. Quy định lắp đèn chống cháy nổ
- Khi lắp đặt đèn chống cháy nổ cần lưu ý đến một số quy định của các cơ quan quản lý.
- Các quy định hướng dẫn lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng chống cháy nổ đều tuân theo tiêu chuẩn chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy.
Quy định lắp đặt trong một số lĩnh vực cụ thể:
- QCVN 06-2010 BXD – An toàn cháy cho nhà và Công trình.
- TCN 48 1996 - Tiêu chuẩn ngành về PCCC doanh nghiệp TM và DV.
- TCVN 3254-1989 An toàn cháy - yêu cầu chung.
- Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi bổ sung phòng cháy chữa cháy.
4. Lý do nên sử dụng đèn chống cháy nổ
4.1 Cấu tạo của đèn chống cháy nổ
- Kính bảo vệ được tạo nên từ chất liệu đặc biệt chống cháy nổ, chống va đập, chống lóa nhưng không giảm độ sáng của đèn.
- Vỏ tản nhiệt làm từ hợp kim nhôm nguyên khối, sơn tĩnh điện, đảm bảo an toàn.
- Phía ngoài được cách điện và phủ sơn lót chống oxy hóa.
- Thân đèn có chóa phản quang phù hợp cho môi trường công nghiệp, xưởng hóa chất, xăng dầu.
Tham khảo mẫu đèn: TOP 7 đèn ốp trần chống nổ chiếu sáng an toàn giá rẻ
4.2 Ưu điểm của đèn chống nổ
- Tiết kiệm năng lượng, điện năng tiêu thụ hơn 75% so với đèn thông thường.
- Tuổi thọ lâu bền, tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay thế.
- Thân thiện với môi trường, tỏa ít nhiệt năng, hiệu quả chiếu sáng vẫn đảm bảo.
- Được trang bị chất liệu chống cháy nổ, va đập, dễ dàng lắp đặt và vận chuyển.
Xem thêm:
Bảng báo giá đèn LED chống cháy nổ EX giá rẻ 99+ mẫu HOT
4.3 Tác dụng của đèn chống cháy nổ
- Ngăn ngừa và phòng chống các nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ.
- Đảm bảo mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác được diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.
- Duy trì độ bền cao cho đèn, tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay thế đèn mới.
Trên đây là những hướng dẫn lắp đèn chống nổ theo quy định và tiêu chuẩn mới nhất. Những vấn đè còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với Hotline của HALEDCO 0332599699 để được tư vấn và giải đáp.