4 cách kiểm tra bóng đèn cao áp – 7 cách sửa chữa và thay bóng

Lượt xem: 4469

Khi sử dụng, bóng đèn hỏng gây ra sự bất tiện cho người dùng. Vậy cách kiểm tra bóng đèn cao áp và sữa chữa như thế nào? Mỗi lỗi sẽ có nguyên nhân và cách xử lý khác nhau. Tham khảo bài viết dưới đây để biết được 7 lỗi thường gặp nhất và cách khắc phục hiệu quả nhất. 

1. 4 cách kiểm tra bóng đèn cao áp khi gặp sự cố

1.1 Cách kiểm tra bóng đèn cao áp thông qua kích đèn

Kích đèn cao áp là gì?

Kích đèn sử dụng cho bóng đèn cao áp hay còn gọi là tụ kích. Đây là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc giúp đèn khởi động trong thời gian ngắn. 

Xem thêm bài viết >>> Kích đèn cao áp, phân loại kích đèn cao áp

Kiểm tra kích đèn cao áp
Kiểm tra kích đèn cao áp

Lưu ý khi kiểm tra

  • Khi tiến hành kiểm tra tụ kích đèn cao áp cần phải có dụng cụ đo lường điện áp chuyên dụng.
  • Một số thiết bị đo lường chuyên dụng mà người dùng có thể sử dụng như: Ampe, kìm đo điện, đồng hồ vạn năng, thiết bị kiểm tra điện áp cao,….
  • Các chỉ số đưa ra của tụ kích bắt buộc phải phù hợp với thông số kỹ thuật của đèn.

1.2 Cách kiểm tra chấn lưu/Ballast của đèn cao áp 

Chấn lưu/ballast là gì? 

  • Chấn lưu hay còn được gọi là tăng phô. Là thiết bị chuyên để sử dụng để giới hạn dòng điện chạy trong mạch điện đèn cao áp không quá cao dẫn đến hỏng bóng đèn.
  • Gồm 2 loại: chấn lưu điện cảm và chấn lưu điện tử.
Kiểm tra Ballast/Chấn lưu đèn cao áp
Kiểm tra Ballast/Chấn lưu đèn cao áp

Lưu ý khi kiểm tra

  • Khi xảy ra hiện tượng chập chấn lưu, có thể dùng mũi để ngửi thấy mùi khét.
  • Sử dụng bút thử bóng đèn, lấy hai đầu của tăng phô thử với hai đầu bút thử đèn. Nếu bút thử sáng chứng tỏ tăng phô vẫn hoạt động tốt và ngược lại.

>> Xem thêm: 4 cách kiểm tra chấn lưu hỏng tại nhà | Hướng dẫn sửa

1.3 Cách kiểm tra tăng phô điện tử bằng đồng hồ vom 

Tăng phô đèn cao áp là gì?

  • Là một thiết bị không thể thiếu trong mạch điện đèn cao áp. Nhờ có thiết bị này, đèn được cung cấp nguồn điện ổn định và giảm sự hao tổn năng lượng tối đa.
  • Gồm có hai loại: tăng phô cơ và tăng phô điện tử. 

Lưu ý khi kiểm tra

  • Chọn thang đo phù hợp để kiểm tra tăng phô điện tử mà bạn đang sử dụng.
  • Cho hai que đo của Vom tiếp xúc với tăng phô điện tử cần đo.
  • Nếu kim đồng hồ thay đổi vị trí lên phía trên thì tăng phô còn sử dụng được. Và ngược lại, kim đồng hồ đứng im thì Ballast điện tử của bạn đã bị hỏng.
Kiểm tra tăng phô bằng đồng hồ vạn năng
Kiểm tra tăng phô bằng đồng hồ vạn năng

1.4 Cách kiểm tra chất lượng bóng đèn cao áp

Để kiểm tra bóng đèn còn hoạt động hay không hãy thử một số cách sau:

  • Sử dụng bút thử điện, nếu bút không sáng đèn đã bị cháy. Cần phải tìm và mua đèn phù hợp với mạch điện đang có.
  • Sử dụng đồng hồ đo vạn năng để kiểm tra chất lượng, nếu kim đồng hồ đứng im hoặc không dịch chuyển lên phía trên. Lúc này đèn đã hỏng.

2. 7 lỗi thường gặp ở bóng đèn cao áp 

2.1 Đèn cao áp lúc sáng lúc tắt

Khi bóng đèn liên tục khởi động lại, khách hàng cần chú ý tới các nguyên nhân khiến đèn cao áp lúc sáng lúc tắt sau:

  • Nguồn điện áp đầu vào không ổn định, Ballastes bất thường là nguyên nhân làm đèn cao áp lúc sáng lúc tắt.
  • Bên cạnh đó, chưa có sự tương thích giữa đèn và điện áp chuẩn của tăng phô cao áp.

2.2 Bóng đèn cao áp không sáng khi đã được thay mới bóng

Một số nguyên nhân khi thay bóng đèn cao áp nhưng đèn vẫn không hoạt động như:

  • Bóng đèn cao áp không có cùng công suất với Ballast/ tăng phô đang sử dụng.
  • Nguồn điện sử dụng không trùng khớp với chấn lưu.
  • Điện trở giữa đuôi đèn với đất có sự chênh lệch lớn.
  • Các mối nối dây dẫn bị hở. 

2.3 Ánh sáng đèn cao áp thường xuyên nhấp nháy

  • Đèn cao áp xảy ra hiện tượng thường xuyên nhấp nháy sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ đèn và gây cản trở hoạt động người dùng. Đặc biệt khi sử dụng đèn cao áp để chiếu sáng đường phố, khi xảy ra hiện tượng nhấp nháy ánh sáng sẽ rất dễ các phương tiện tham gia giao thông mất tập trung lái xa. Tuy nhiên khi sử dụng đèn đường LED chiếu sáng đường phố thì khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm. Vì đèn LED đường phố không có hiện tượng nhấp nháy ánh sáng.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng trên:

  • Loại bóng đèn đang sử dụng không đúng công suất.
  • Cách lắp bóng đèn cao áp không đúng như sai đường dây dẫn từ nguồn điện đến đèn,….
  • Bóng đèn cao áp đã quá thời gian sử dụng, cần phải tiến hành thay thế bóng mới.

2.4 Ánh sáng có màu khác thường

  • Bóng đèn cao áp ánh sáng vàng có phải là đèn cao áp bị hỏng không? Trong quá trình hoạt động, đèn có thể xảy ra hiện tượng ánh sáng bị ngả sang màu khác cụ thể là màu xanh.
  • Khi gặp hiện tượng này, có thể ballast hoặc chấn lưu có công suất không phù hợp với bóng đèn, dẫn đến đèn không đủ năng lượng hoạt động.
  • Hiện tượng này sẽ làm giảm khả năng chiếu sáng, chất lượng ánh sáng sẽ bị giảm.

2.5 Đèn cao áp thường xuyên bị cháy 

Đèn cao áp luôn có thời gian sử dụng nhất định, nhưng nếu chỉ sau thời gian ngắn bóng đèn bị cháy thì có lẽ bạn đang gặp phải một số vấn đề sau.

  • Ổ cắm đèn kém chất lượng, làm bóng đèn nóng hơn nhiều và làm giảm tuổi thọ đèn.
  • Sử dụng loại bóng đèn có công suất không phù hợp.
  • Đường dây điện nhà bạn sử dụng quá nhiều thiết bị điện, dẫn đến quá tải.
  • Mua phải hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng.
  • Môi trường hoạt động của đèn không ổn định. Tức là đèn thường xuyên bị rung bởi các tác động đến từ bên ngoài môi trường.

2.6 Sửa chữa bóng đèn cao áp không đúng cách

  • Việc sửa chữa bóng đèn cao áp cần phải có chuyên gia kỹ thuật hoặc những người có kinh nghiệm lâu năm.
  • Nếu không nắm chắc kiến thức về cách kiểm tra bóng đèn cao áp sẽ khiến cho công tác sửa chữa và thay thế phức tạp và tốn kém hơn. 

>> Xem thêm bài viết: Bảng giá TOP 8 chóa bóng đèn cao áp HOT nhất

2.7 Thay bóng đèn cao áp không phù hợp với chấn lưu 

  • Khi xảy ra các lỗi kể trên, thay thế bóng đèn mới là biện pháp hữu hiệu nhất.
  • Tuy nhiên, không phải bóng đèn nào cũng phù hợp với mạch điện có sẵn của bạn.
  • Cần chú ý tới thông số kỹ thuật của đèn. Sao cho phù hợp với chấn lưu mà bạn đang sử dụng để đảm bảo đèn hoạt động tốt nhất.

Xem thêm bài viết: Ưu điểm đèn cao áp thủy ngân trực tiếp

Dưới đây là chi tiết từng cách sữa bóng đèn cao áp với những lỗi thông dụng:

3. Sửa chữa đèn cao áp lúc sáng lúc tắt

  • Kiểm tra hệ thống đấu nối dây điện đã đúng chưa. Chưa đúng cần đấu nối lại.
  • Kiểm tra hệ thống công tắc của bóng đèn.

4. Sửa chữa bóng đèn cao áp khi đèn không sáng

  • Tìm mua thay thế bóng đèn cao áp khác phù hợp với hệ thống đèn cao áp sẵn có trong gia đình.
  • Ở trường hợp này nếu không cần thay bóng đèn thì cũng có thể kiểm tra lại chất lượng của Ballast có hoạt động ổn định không
  • Sau đó kiểm tra đui đèn, vỏ đèn, dây điện… để biết phần nào đang hỏng để thay thế.

>> Đọc thêm: Cách làm sáng đèn pha ô tô

5. Sửa chữa bóng đèn cao áp có màu ánh sáng khác thường

Ánh sáng có màu khác thường điều đó chứng tỏ chất lượng bóng đèn cao áp của bạn đã bị suy giảm. Để khắc phục tình trạng này các duy nhất thay bóng mới.

6. Sửa chữa bóng đèn cao áp bị nhấp nháy ánh sáng

  • Thay thế hệ thống bóng đèn cao áp có chất lượng tốt hơn.
  • Để mua được đèn cao áp có chất lượng ánh sáng tốt giá hợp lý có thể tham khảo đèn cao áp Haledco

Một trong những nguyên nhân khiến đèn cao áp dễ hư hỏng là mua phải hàng kém chất lượng, tuổi thọ bóng đèn cao áp không được đảm bảo. Chất lượng kém, sử dụng trong thời gian ngắn khiến tuổi thọ và chất lượng của bóng đều bị duy giảm. Do đó, hãy liên hệ ngay với HALEDCO để được mua đèn chất lượng cao.

7. Tháo – lắp thay bóng đèn cao áp an toàn tiết kiệm 

7.1 Kiểm tra chất lượng bóng đèn lúc mua

  • Chọn địa điểm cung cấp bóng đèn uy tín, chất lượng cao.
  • Kiểm tra các loại giấy tờ cần thiết để chứng minh đèn chính hãng.
  • Trước khi mua có thể sử dụng bút thử điện hoặc các công cụ đo lường chuyên nghiệp để kiểm tra chất lượng của đèn.

7.2 Ngắt dòng điện đang chạy

  • Khi tiến hàng thay thế hoặc sửa chữa, để đảm bảo an toàn ngắt toàn bộ điện hệ thống là công việc bắt buộc đầu tiên phải làm.
  • Việc ngắt dòng điện đang chạy giúp cho quá trình sửa chữa được diễn ra một cách an toàn nhất.

7.3 Tháo hệ thống bóng đèn cao áp cũ 

  • Trong trường hợp hệ thống bóng đèn cao áp của bạn đã quá cũ, thay thế toàn bộ sẽ là biện pháp tiết kiệm và an toàn nhất.
  • Thay thế bằng một hệ thống mạch điện mới sẽ giúp nâng cao tuổi thọ đèn, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư về lâu về dài.

7.4 Lắp bóng đèn cao áp mới

Sơ đồ đấu nối bóng đèn cao áp
Sơ đồ đấu nối bóng đèn cao áp
  • Bước 1: Kết nối dây của bóng đèn cao áp với cáp của hộp điều khiển. Lưu ý, dây có màu xanh hoặc mùa vàng là dây tiếp địa.
  • Bước 2: Đấu nối phần dây màu xanh dương với dây màu đen hoặc dây màu trắng.
  • Bước 3: Điều chỉnh góc ánh sáng phù hợp với không gian và mục đích chiếu sáng.
  • Bước 4: Vặn chặt các ốc vít một lần nữa, tiến hành kiểm tra các mối nối chặt vừa đủ, không thấm nước. Nhằm đảm bảo an toàn điện và đèn hoạt động bình thường.

Để biết thêm thông tin chi tiết đấu nối bóng đèn cao áp, khách hàng có thể tham khảo bài viết >> Cách đấu nối, sơ đồ đấu nối bóng đèn cao áp 1000w


Bài viết đã cung cấp cho khách hàng những thông tin quan trọng nhất về các lỗi mà bóng đèn cao áp hay bị và các cách sửa chữa thay thế sản phẩm. Hãy truy cập website haledco.com hoặc hotline:0332599699 để nhận được thêm tư vấn chi tiết hơn.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm đèn chiếu sáng đường cao tốc, đường sân bay, đường đi khu công nghiệp khách hàng có thể sử dụng đèn đường LED 150w; đảm bảo chất lượng ánh sáng, tiết kiệm điện năng.

Vui lòng đánh giá bài viết

Bình luận

Bài viết liên quan