Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời hiệu quả nhất!

Lượt xem: 8650

Nắm được cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời solar light sẽ giúp bạn phát huy được tối đa hiệu quả chiếu sáng của đèn. Trong bài viết này Haledco sẽ hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời và lưu ý khi sử dụng một số dòng đèn năng lượng mặt trời phổ biến nhất hiện nay cho bạn. 

Lưu ý: Hướng dẫn sử dụng đèn led năng lượng mặt trời dưới đây được áp dụng cho hầu hết các loại đèn năng lượng mặt trời có mặt trên thị trường, điển hình như các mẫu đèn năng lượng mặt trời 100w,150w,200w, 300w, 500w,..Hay đèn nháy, đèn pha, đèn sân vườn,…

1. Hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời 

Dưới đây là phần hướng dẫn cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời áp dụng cho phần lớn các mẫu đèn năng lượng mặt trời có mặt trên thị trường hiện nay.  

1.1. Hướng dẫn bật/tắt đèn

Hầu hết các đèn năng lượng mặt trời đều có nút bấm hoặc cảm biến ánh sáng để bật/tắt đèn.

Với nút bấm:

  • Nhấn nút một lần để bật đèn.
  • Nhấn nút lần nữa để tắt đèn.
Hướng dẫn bật/tắt đèn năng lượng
Hướng dẫn bật/tắt đèn năng lượng

Với cảm biến ánh sáng:

  • Đèn sẽ tự động bật vào ban đêm khi trời tối.
  • Đèn sẽ tự động tắt vào ban ngày khi trời sáng.
  • Hoặc nhấn nút auto để tự động như trên. 

1.2. Hướng dẫn điều chỉnh chế độ chiếu sáng

  • Với nút điều khiển trên đèn:
    • Nhấn nút nhiều lần để chuyển đổi giữa các chế độ chiếu sáng khác nhau (ví dụ: nháy, sáng mạnh, sáng yếu).
Hướng dẫn điều chỉnh chế độ chiếu sáng của đèn solar light
Hướng dẫn điều chỉnh chế độ chiếu sáng của đèn solar light
  • Với remote (nếu có):
    • Sử dụng các nút trên remote để chọn chế độ chiếu sáng mong muốn.

Lưu ý:

  • Các loại đèn năng lượng mặt trời khác nhau có thể có cách sử dụng khác nhau.
  • Hãy luôn tham khảo hướng dẫn đi kèm với đèn để biết cách sử dụng cụ thể.

1.3. Hướng dẫn sử dụng các chức năng khác 

Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời solar light theo các chức năng sẽ được giải đáp chi tiết tại các bài dưới đây: 

2. Cách sử dụng theo loại đèn solar light

Các loại đèn khác nhau thì đều có chung cách sử dụng

2.1. Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời cảm biến

a) Bằng điều khiển

Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời cảm biến bằng điều khiển

Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời cảm biến bằng điều khiển
Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời cảm biến bằng điều khiển
  • Nút ON ( bật đèn), nút OFF ( tắt đèn) dựa vào 2 chế độ này người dùng có thể bật tắt đèn khi cần thiết
  • Nút AUTO giúp khởi động chế độ thông minh của đèn bật tắt tự động. Đèn cảm ứng năng lượng mặt trời sẽ tự động sáng khi trời tối và tắt khi có ánh sáng.
  • Ngoài ra người sử dụng có thể dễ dàng điều chỉnh và hẹn giờ chiếu sáng. Thông thường đa số các loại đèn thường có 3 chế độ hẹn giờ tắt là 3 giờ, 5 giờ, 8 giờ

Xem chi tiết tại bài: Cách sử dụng remote đèn năng lượng mặt trời Hoặc Điều khiển đèn năng lượng mặt trời bằng điện thoại

b) Trên thân đèn

Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời cảm biến trên thân đèn

Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời cảm biến trên thân đèn
Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời cảm biến trên thân đèn
  • Cài đặt mặc định chế độ sáng của đèn trực tiếp trên thân đèn với 4 chế độ Trắng – Trung bình – Yếu – Đỏ.
  • Có thể dễ dàng Điều chỉnh ánh sáng khi có người hay trời tối ánh sáng sẽ mạnh. Khi không có người ánh sáng sẽ trung bình. Từ đó đèn tự động cảm biến và hoạt động như trong chế độ đã cài đặt ban đầu
  • Ngoài ra bạn có thể điều chỉnh phạm vi bán kính cảm biến: khoảng cách từ người đến đèn để đèn sáng khi người trong khoảng đó. 

Cách tắt cảm biến

  • Đèn năng lượng mặt trời thường có 2 chế độ cảm biến khác nhau: cảm biến chuyển động và cảm biến hồng ngoại – chỉ cần có tiếng động đèn sẽ lập tức sáng. 
  • Đối với trường hợp này bạn có thể che 2 mắt cảm biến này bằng cách dán, che, hàn…

Xem chi tiết tại bài: Cách tắt cảm biến đèn năng lượng mặt trời

2.2. Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời sân vườn

Đèn sân vườn năng lượng mặt trời là một trong số những loại đèn năng lượng mặt trời được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Để đảm bảo đèn hoạt động với hiệu suất tốt nhất, bạn nên nắm được cách lắp đặt và sử dụng đèn năng lượng mặt trời sân vườn này.

Hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời sân vườn
Hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời sân vườn

Lắp đặt hợp lý

  • Khu vực lắp đặt cần đảm bảo 2 yếu tố đó là thỏa mãn nhu cầu trang trí, chiếu sáng và đảm bảo đèn có thể hấp thu tối đa ánh nắng mặt trời. 
  • Cần cắt tỉa cây và bãi cỏ hoặc lối đi cẩn thận trước khi lắp đặt.
  • Lắp đặt đèn với khoảng cách hợp lý sao cho cảm quang đèn không bị ảnh hưởng lẫn nhau mà vẫn thỏa mãn bố cục trang trí của đèn.
  • Khi lắp đặt đèn cần gỡ bỏ những nhãn dán ra khỏi pin mặt trời vì những nhãn dán bóng kính này ngăn pin mặt trời sạc. 
  • Sau đó đấu nối đèn với nguồn cấp điện từ pin đèn sẽ hoạt động bình thường.

Lưu ý cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời sân vườn

  • Đèn hoạt động nhờ năng lượng tấm pin mặt trời. Vì vậy bạn cần đảm bảo những tấm pin được sạc ít nhất 4-6 giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày.
  • Lắp đặt đúng vị trí sao cho các tấm pin mặt trời có thể chụp được ánh sáng mặt trời tối đa.

2.3. Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời mini 3 trong 1

Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời mini 3 trong 1 là đảm bảo sạc đèn bằng cách để đèn (tấm pin trên nắp đèn) tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 4-6h/ngày. 

  • Lắp đèn chỉ cần đặt đèn đúng vị trí chiếu sáng mong muốn mà không cần tốn nhiều thời gian.
  • Đèn cũng tích hợp chế độ sạc pin bằng năng lượng mặt trời và chế độ sử dụng bằng 3 viên pin AAA giúp bạn linh hoạt thay đổi để thuận tiện sử dụng. 
Hướng dẫn Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời mini 3 trong 1
Hướng dẫn Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời mini 3 trong 1

2.4. Cách sử dụng đèn nháy năng lượng mặt trời

Cách sử dụng đèn nháy năng lượng mặt trời sẽ tương tự các mẫu đèn năng lượng mặt trời ở trên. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng về Vị trí lắp đặt: 

  • Dây đèn nháy sẽ được treo hoặc cố định tại các vị trí cần được trang trí, chiếu sáng. 
  • Việc cần đảm bảo duy nhất là phần tấm pin cắm xuống đất hoặc treo lên phải chắc chắn và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời từ 4-6 tiếng/ ngày trở ra.
  • Khoảng cách từ đèn nháy đến tấm pin cũng không nên quá xa
Hướng dẫn Cách sử dụng đèn nháy năng lượng mặt trời
Hướng dẫn Cách sử dụng đèn nháy năng lượng mặt trời

2.5. Cách sử dụng đèn pin năng lượng mặt trời

Về bản chất, đèn pin năng lượng cũng giống với đèn 3 trong 1. Nên Cách sử dụng đèn pin năng lượng mặt trời cũng tương tự như cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời mini 3 trong 1 ở mục 2.3 trên.  

Cách sử dụng đèn pin năng lượng mặt trời đều là: 

  • Đều có nút bấm để bật tắt đèn ngay trên thân đèn 
  • Tích hợp cả sạc bằng tấm pin năng lượng trên thân đèn hoặc bằng việc dùng sạc điện/pin AAA/ pin khác. 
  • Không cần lắp đặt phiền phức chỉ cần bật và chiếu vào vị trí cần chiếu sáng. Tắt và sạc theo bằng cách để đèn dưới ánh sáng mặt trời từ 4-6 tiếng. Hoặc sạc bằng nguồn điện hoặc thay pin đèn khi hết. 
  • Tiện lợi, nhỏ gọn cho việc dùng để chiếu sáng vào ban đêm, đi chơi, cắm trại, teambuilding,…
Hướng dẫn Cách sử dụng đèn pin năng lượng mặt trời
Hướng dẫn Cách sử dụng đèn pin năng lượng mặt trời

3. Sử dụng đèn năng lượng mặt trời theo công suất

Các hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời theo công suất tương tự như hướng dẫn sử dụng chung được cung cấp ở các mục trên.

  • Điểm khác biệt ở cách sử dụng đèn led năng lượng mặt trời theo công suất chính là ở thời gian sạc pin và thời gian sử dụng đèn năng lượng mặt trời.
  • Đèn có công suất lớn hơn thường có thời gian sạc pin lâu hơn nhưng thời gian sử dụng đèn cũng dài hơn.
Công suất Thời gian sạc pin Thời gian sử dụng Diện tích chiếu sáng Ứng dụng
100w 6-8 giờ 8-10 tiếng 10-15m² Lắp đặt cho lối đi, hiên nhà, sân vườn nhỏ, hàng rào, cổng nhà,…
150w 7-9 giờ 9-11 tiếng 15-20m² Lắp đặt cho lối đi, hiên nhà, sân vườn nhỏ, hồ cá,…
200w 8-10 giờ 10-12 tiếng 20-30m² Lắp đặt cho sân vườn, đường đi, khu vực rộng rãi,…
300w 10-12 giờ 12-15 tiếng 30-40m² Lắp đặt cho sân vườn, đường xá, khu vực rộng rãi, kho bãi,…
500w 12-15 giờ 15-18 tiếng 40-50m² Lắp đặt cho sân vườn, đường xá, khu vực rộng rãi, kho bãi, sân vận động,…

3.1. Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời 100w

  • Thời gian sạc pin: Khoảng 6-8 giờ
  • Thời gian sử dụng: Khoảng 8-10 tiếng
  • Ứng dụng: Lắp đặt cho lối đi, hiên nhà, sân vườn nhỏ, hàng rào, cổng nhà,…
  • Công suất vừa phải, chiếu sáng ổn định.
  • Giá thành rẻ hơn so với đèn 200w.

3.2. Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời 150w

  • Thời gian sạc pin: Khoảng 7-9 giờ
  • Thời gian sử dụng: Khoảng 9-11 tiếng
  • Ứng dụng: Lắp đặt cho lối đi, hiên nhà, sân vườn nhỏ, hồ cá,…

3.3. Hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời 200w

  • Thời gian sạc pin: Khoảng 7-10 giờ
  • Thời gian sử dụng: Khoảng 10-12 tiếng
  • Ứng dụng: Lắp đặt cho sân vườn, đường đi, khu vực rộng rãi,…
  • Công suất cao, chiếu sáng mạnh.
  • Có thể kết nối với hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời 200w
Hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời 200w

3.4. Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời 500w

  • Thời gian sạc pin: Khoảng 10-15 giờ
  • Thời gian sử dụng: Khoảng 15-18 tiếng
  • Ứng dụng: Lắp đặt cho sân vườn, đường xá, khu vực rộng rãi, kho bãi, sân vận động,…
  • Công suất cao nhất, chiếu sáng cực mạnh.
  • Cần có hệ thống điện năng lượng mặt trời để hỗ trợ.

Lưu ý

  • Thời gian sạc pin và thời gian sử dụng đèn có thể thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết và dung lượng pin của đèn.
  • Nên chọn mua đèn năng lượng mặt trời có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

4. Mẹo sử dụng đèn năng lượng mặt trời 

Để sử dụng đèn năng lượng mặt trời hiệu quả thì dưới đây chính là những mẹo nhỏ mà bạn nên biết: 

Mẹo sử dụng đèn năng lượng mặt trời hiệu quả
Mẹo sử dụng đèn năng lượng mặt trời hiệu quả

4.1. Về vị trí lắp

  • Lựa chọn vị trí ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào ít nhất từ 6-8 tiếng/ ngày. 
  • Tránh lắp dưới tán cây, mái hiên hoặc nơi có vật cản che khuất ánh sáng mặt trời.
  • Lắp đèn ở độ cao phù hợp để đảm bảo mức độ chiếu sáng
  • Tránh lắp đèn gần các nguồn sáng khác như đèn đường, đèn pha,… vì có thể làm ảnh hưởng đến cảm biến ánh sáng của đèn.
Vị trí lắp đặt đèn năng lượng hiệu quả khi sử dụng
Vị trí lắp đặt đèn năng lượng hiệu quả khi sử dụng

Xem chi tiết tại bài Cách lắp đặt đèn năng lượng mặt trời

4.2. Về Cách bố trí

  • Cách bố trí đèn sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn. 
  • Ví dụ:
    • Đèn sân vườn: thường bố trí đều đặn xung quanh khu vườn để tạo hiệu ứng chiếu sáng đẹp mắt.
    • Đèn cổng nhà: Thường lắp đặt hai bên cổng để đảm bảo an ninh và chiếu sáng. 
    • Đèn cảm biến chuyển động: Phục vụ chính cho mục đích an ninh

4.3. Cách sạc pin hiệu quả

Đối với đèn năng lượng sử dụng pin rời

  • Sạc pin bằng tấm pin mặt trời: Nên Đặt pin dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp để sạc.
  • Sạc pin bằng nguồn điện: Sử dụng bộ sạc phù hợp với loại pin để sạc.

Đối với đèn năng lượng pin liền

  • Đảm bảo tấm pin mặt trời tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời ít nhất 6-8 tiếng mỗi ngày.

Mẹo:

  • Nên sạc đầy pin trước khi sử dụng lần đầu tiên.
  • Sạc pin định kỳ để đảm bảo tuổi thọ pin.
  • Tránh để pin cạn kiệt hoàn toàn mới sạc.
  • Không sạc pin quá lâu hoặc quá nhiệt.

4.4. Cách điều chỉnh góc tấm pin

  • Góc tấm pin năng lượng nên điều chỉnh vuông góc với mặt trời để tối ưu hóa hiệu quả thu ánh sáng mặt trời
  • Vào mùa hè, nên nghiêng tấm pin về hướng Bắc một chút để tránh bị quá nóng/ quá nhiệt
  • Vào mùa đông, nên nghiêng tấm pin về hướng Nam một chút để tăng khả năng thụ ánh nắng. 
Góc tấm pin năng lượng nên điều chỉnh vuông góc với mặt trời để tối ưu hóa hiệu quả thu ánh sáng mặt trời
Góc tấm pin năng lượng nên điều chỉnh vuông góc với mặt trời để tối ưu hóa hiệu quả thu ánh sáng mặt trời

4.5. Cách làm sạch tấm pin 

  • Sử dụng khăn mềm và ẩm để lau chùi bề mặt tấm pin.
  • Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm hỏng tấm pin.
  • Nên vệ sinh tấm pin định kỳ, ít nhất 1 tháng 1 lần.

Xem thêm các thông tin hữu ích khác về bảo dưỡng năng lượng mặt trời hay cách khắc phục Những lỗi thường gặp ở đèn năng lượng mặt trời

4.6. Thay pin khi cần

Khi đèn bị chai pin hoặc pin yếu (sạc đủ từ 4-10 tiếng nhưng sáng không ổn định, sáng yếu, sáng mờ,..) thì lúc này bạn nên cân nhắc đến việc thay pin lưu trữ của đèn. 

Dưới đây là 1 số tuổi thọ trung bình của pin lưu trữ đèn phổ biến: 

  • Pin axit chì có tuổi thọ trung bình từ 3 đến 5 năm.
  • Pin Lithium-ion: có tuổi thọ trung bình từ 5 đến 10 năm
  • Pin Lithium Iron Phosphate (LiFePO4): khoảng 5-10 năm
  • Pin Nickel-Metal Hydride (NiMH): 2-3 năm 
  • Pin Polymer Lithium-ion (LiPo): 3-5 năm

Bạn có thể xem kỹ hơn về pin tại bài: Pin đèn năng lượng mặt trời hoặc cách thay pin tại bài: Cách thay pin cho đèn năng lượng mặt trời

5. Kinh nghiệm sử dụng đèn năng lượng mặt trời

  • Trước khi sử dụng, hãy đọc kỹ hướng dẫn đi kèm với đèn.
  • Thay pin định kỳ (nếu sử dụng pin rời) hoặc pin bị yếu/ hỏng
  • Sử dụng nguồn điện phù hợp với công suất của đèn.
  • Không nên tự ý sửa chữa đèn nếu gặp sự cố, hoặc sửa chữa nên có hướng dẫn và tư vấn từ kỹ thuật hỗ trợ. 
  • Tắt đèn khi không sử dụng để tiết kiệm năng lượng.
  • Bật đèn vào ban đêm và tắt nó vào ban ngày để giữ pin đèn được sạc đầy, cũng như tránh giảm tuổi thọ pin khi dùng quá lâu. 
  • Đảm bảo đèn được lắp đặt chắc chắn để tránh bị đổ ngã hoặc bị hư hỏng.
  • Không để đèn năng lượng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với lửa hoặc nguồn nhiệt cao. Cũng như hạn chế tiếp xúc với nước và môi trường ẩm ướt quá lâu. 
  • Bảo quản đèn ở nơi khô ráo, thoáng mát khi không sử dụng.
  • Thường xuyên vệ sinh tấm pin mặt trời để đảm bảo hiệu quả sạc pin.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời hiệu quả cũng như là kinh nghiệm sử dụng đèn năng lượng mặt trời sao cho phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả mà đèn mang lại.

5/5 - (5 bình chọn)

Lê Văn Quỳnh, chuyên viên tài năng của Haledco, là một chuyên gia có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp ráp và sửa chữa đèn LED.
Chuyên viên Lê Văn Quỳnh không chỉ giỏi trong việc tư vấn về sử dụng, bảo hành và sửa chữa các loại đèn LED bị hỏng, chập cháy mà còn đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì hệ thống thiết bị cho các khách hàng và đối tác của công ty.
Ngoài ra, chuyên viên cũng tham gia tích cực vào việc thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, cùng với việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm hệ thống thiết bị tiên tiến.
Anh ấy có kỹ năng kiểm tra đèn LED trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm báo cáo tiến độ công việc với cấp quản lý.

Lê Văn Quỳnh Haledco

Bình luận

nguyen thanh phong
Trả lời
mới mua sử dung không được, bấm nút không sáng
Nguyen van hung
Trả lời
Mới mua sử dụng tốt. Nói chung điều khiển theo ý muốn đạt yêu cầu. Hôm sau, kg điều khiển duoc( đèn đang ở chế độ sángmờ). Đèn báo sạt (mau đỏ)đứng yên kg nháy. Đề nghị được giúp đỡ
đèn sáng được khoảng 1 h là mờ dần ...tắt hẳn sau 2h. Xin hỏi cách khắc phục hay là cho vào sọt rác ?
Bài viết liên quan