Hướng dẫn cách cài đặt đèn năng lượng mặt trời đơn giản

Lượt xem: 1422

Cách Cài đặt đèn năng lượng mặt trời solar light chuẩn xác mang lại hiệu quả tốt nhất, bao gồm 2 phần chính: 1 là cài đặt vị trí đèn và 2 là cài đặt đèn năng lượng mặt trời bật tắt theo nhu cầu sử dụng. Dưới đây là phần hướng dẫn chi tiết của 2 phần trên kèm lưu ý khi cài đặt mà bạn không nên bỏ lỡ.

Trước tiên, hãy tìm hiểu qua về Nguyên lý hoạt động của đèn năng lượng mặt trời

  • Ban ngày, tấm pin mặt trời sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành điện năng. Điện năng này sẽ được lưu trữ trong pin.
  • Khi trời tối, bộ điều khiển sẽ tự động bật đèn. Điện năng từ pin sẽ được cấp cho đèn để chiếu sáng.

Xem chi tiết nguyên lý của đèn tại bài: Sơ đồ & 4 Nguyên lý đèn năng lượng mặt trời mà bạn nên biết

7 bước cài đặt đèn năng lượng mặt trời đúng cách

Cách cài đặt đèn năng lượng mặt trời hiệu quả, an toàn và tối ưu nhất cho người sử dụng, sẽ bao gồm 7 bước dưới đây.

Bước 1: Xác định vị trí cài đặt đèn năng lượng mặt trời 

  • Đèn năng lượng mặt trời hoạt động dựa trên nguyên lý hấp thụ ánh sáng mặt trời.
  • Vì vậy khi cài đặt đèn năng lượng mặt trời nên đặt tấm pin mặt trời hướng về phía nam.
  • Vị trí cài đặt đèn tránh bị che phủ bởi cây cối, tòa nhà hay bất kì vật cản nào khác. 
Cách Cài đặt đèn năng lượng mặt trời đúng vị trí
Cách Cài đặt đèn năng lượng mặt trời đúng vị trí

Bước 2: Chuẩn bị và lắp các thành phần đèn 

  • Chuẩn bị đầy đủ các bộ phận cấu thành đèn theo hướng dẫn của nhà sản xuất như là: bóng đèn, tấm pin mặt trời, pin sạc, cột đèn, bộ điều khiển.
  • Tiến hành lắp đặt theo hướng dẫn đi kèm của nhà sản xuất. Hoặc xem chi tiết qua bài: cách lắp đèn năng lượng mặt trời
Thành phần cấu tạo đèn năng lượng mặt trời
Thành phần cấu tạo đèn năng lượng mặt trời

Bước 3: Lắp đèn vào cột hoặc tường

Dưới đây là hình ảnh hướng chi tiết cách lắp đặt đèn năng lượng mặt trời solar light với 2 loại thông dụng nhất là đèn đường và đèn pha.

Cách lắp đặt đèn đường năng lượng mặt trời solar light lên tường/cột
Cách lắp đặt đèn đường năng lượng mặt trời solar light lên tường/cột
Cách cài đặt đèn pha năng lượng mặt trời lên tường
Cách cài đặt đèn pha năng lượng mặt trời lên tường

Bước 4: Cài đặt tấm pin đèn năng lượng mặt trời 

Tấm pin năng lượng mặt trời cần được đặt ở nơi thoáng, có nhiều ánh sáng nhất và không bị che phủ bởi bất kỳ vật gì như tường, bóng cây.. 

Hướng dẫn cài đặt tấm pin năng lượng
Hướng dẫn cài đặt tấm pin năng lượng

Bước 5: Kết nối nguồn từ tấm pin đến đèn năng lượng

  • Sử dụng dây cáp kết nối để kết nối tấm pin mặt trời với bộ điều khiển sạc.
  • Việc dòng điện đi qua bộ điều khiển điện sạc sẽ giúp cho người dùng có thế biết được tình trạng ắc quy và kiểm soát hệ thống đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng. 
  • Nhờ đó, mà hệ thống điện năng lượng mặt trời hiệu quả lâu dài và ắc quy lưu trữ an toàn hơn. Quá trình này cần được đảm bảo an toàn và chắc chắn. 
Kết nối hệ thống đèn năng lượng mặt trời
Kết nối hệ thống đèn năng lượng mặt trời

Bước 6: Kiểm tra hoạt động của đèn

  • Kiểm tra hoạt động của đèn sau khi hoàn tất kết nối.
  • Đảm bảo đèn và tấm pin mặt trời làm đúng nhiệm vụ của chúng.  

Bước 7: Bảo dưỡng và quản lý

Bảo trì và vệ sinh đèn năng lượng mặt trời định kỳ
Bảo trì và vệ sinh đèn năng lượng mặt trời định kỳ

2 cài đặt khác của đèn năng lượng mặt trời

Hướng dẫn cài đặt Remote đèn năng lượng

Hầu hết các đèn năng lượng mặt trời đều sử dụng remote điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại (IR).

Hướng dẫn sử dụng remote đèn Solar Light
Hướng dẫn sử dụng remote đèn Solar Light

Để cài đặt remote đèn năng lượng, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Lắp pin vào remote.

Remote đèn năng lượng thường sử dụng 2 viên pin AAA. Bạn lắp pin theo đúng chiều được chỉ dẫn trên remote.

Bước 2: Mở nguồn đèn năng lượng.

Bạn bật công tắc nguồn trên đèn năng lượng.

Bước 3: Chỉ remote vào đèn năng lượng.

Bạn chỉ remote vào đèn năng lượng ở khoảng cách khoảng 10-15 mét.

Bước 4: Bấm nút On/Off trên remote.

Nếu đèn năng lượng sáng lên, thì bạn đã cài đặt remote thành công.

Sau khi cài đặt xong, bạn cần biết cách sử dụng chúng hiệu quả, tối ưu, hãy xem tại bài viết: cách sử dụng remote đèn năng lượng mặt trời

Cách cài đặt đèn năng lượng mặt trời Bật tắt bằng điều khiển

Hướng dẫn cài đặt đèn năng lượng mặt trời bằng điều khiển
Hướng dẫn cài đặt đèn năng lượng mặt trời bằng điều khiển
  • Mới mua đèn năng lượng mặt trời, không mở “ON” để lập tức sử dụng mà hãy để thiết bị tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời từ 6-8 giờ để đèn tích năng lượng.
  • Bật “ON” để sử dụng vào buổi tối. 
  • Bật “OFF” vào sáng ngày hôm sau để đèn tự sạc xả.
  • Duy trì chu kì này liên tục trong vòng 3 ngày đầu tiên
  • Sau đó bạn có thể để chế độ “AUTO”
  • Việc làm này sẽ giúp đèn hoạt động và có hiệu suất tốt hơn.

Lưu ý khi cài đặt đèn năng lượng mặt trời solar light

  1. Trước khi chọn cách cài đèn năng lượng mặt trời phù hợp, người dùng cần hiểu lý do có nên sử dụng đèn năng lượng mặt trời ở không gian nào, vị trí, thời gian sử dụng….
  2. Tránh vật cản từ môi trường như cây, tường…
  3. Điều chỉnh góc của tấm pin để đón ánh nắng mặt trời trực tiếp.
  4. Không nên đặt tấm pin với đèn cách xa nhau, sẽ làm giảm hiệu suất chiếu sáng của đèn.
  5. Công suất của pin nên phù hợp với công suất đèn để tuổi thọ và khả năng hoạt động của pin và đèn được đảm bảo.
  6. Không để tấm năng lượng trong nhà.
  7. Sử dụng điều khiển từ xa phải chính xác, tránh mắc lỗi trong quá trình sử dụng.
Chọn đèn năng lượng mặt trời phù hợp
Chọn đèn năng lượng mặt trời phù hợp

Bài viết trên là toàn bộ thông tin hữu ích về cách cài đặt đèn năng lượng mặt trời. Hy vọng quý khách sẽ có thêm kiến thức để quá trình sử dụng đèn tiết kiệm, an toàn và đạt hiệu quả cao. 

Vui lòng đánh giá bài viết

Lê Văn Quỳnh, chuyên viên tài năng của Haledco, là một chuyên gia có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp ráp và sửa chữa đèn LED.
Chuyên viên Lê Văn Quỳnh không chỉ giỏi trong việc tư vấn về sử dụng, bảo hành và sửa chữa các loại đèn LED bị hỏng, chập cháy mà còn đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì hệ thống thiết bị cho các khách hàng và đối tác của công ty.
Ngoài ra, chuyên viên cũng tham gia tích cực vào việc thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, cùng với việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm hệ thống thiết bị tiên tiến.
Anh ấy có kỹ năng kiểm tra đèn LED trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm báo cáo tiến độ công việc với cấp quản lý.

Lê Văn Quỳnh Haledco

Bình luận

Bài viết liên quan