10+ Tiêu Chuẩn Chiếu Sáng Nhà Xưởng Công Nghiệp 2024

Lượt xem: 16353

Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp là bộ tiêu chuẩn đưa ra nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề thiết kế chiếu sáng cho xưởng. Điều quan trọng là phải cung cấp đủ ánh sáng và tiết kiệm. Chính vì vậy khi thiết kế chiếu sáng nhà xưởng bạn không nên bỏ qua bộ tiêu chuẩn này.

Nội dung chính

1. Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp

Hệ thống ánh sáng tốt sẽ tạo môi trường thị giác thoải mái. Đảm bảo các hoạt động được diễn ra trong môi trường nhà xưởng.

1.1 Tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam 7114:2008

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng xưởng công nghiệp

Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp áp dụng cho việc thiết kế chiếu sáng các mô hình chiếu sáng nhà xưởng khác nhau. Nhằm tạo sự thoải mái trong môi trường làm việc.

Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp
Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp

Yêu cầu môi trường ánh sáng

  • Đảm bảo độ rọi cho từng vị trí làm việc
  • Hệ thống độ chói trong xưởng công nghiệp phải có sự phân bố hợp lý. Yêu cầu lớn nhất đó là tránh gây chói cho công nhân. Điều này sẽ gây nên ức chế thị giác.
  • Tạo hướng ánh sáng thích hợp. Quan trọng nhất là không để hiện tượng bị bóng che.
  • Nhiệt độ màu ánh sáng phù hợp. Dựa vào đặc thù tính chất của từng khu vực cho phân xưởng sẽ sử dụng màu sắc ánh sáng trên bề mặt làm việc sao cho hợp lý.
  • Độ hoàn màu của ánh sáng phù hợp với từng công việc
  • Hạn chế tối đa hiện tượng ánh sáng nhấp nháy.
  • Giảm số lần bảo dưỡng, sửa chữa. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà máy.

Yêu cầu độ rọi

  • Trong quá trình thiết kế chiếu sáng xưởng công nghiệp hợp lý nếu độ rọi được đảm bảo thì năng suất lao động và chất lượng sản phẩm sẽ có sự cải thiện theo chiều hướng tích cực.
  • Những khu vực trong phân xưởng công nghiệp nếu độ rọi > 300 lux thì sẽ có xu hướng tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Độ hoàn màu

  • Độ hoàn màu càng cao càng thể hiện màu sắc chân thực. Thang đo chỉ số hoàn màu là từ 1 – 100.
Chỉ số hoàn màu trong tiêu chuẩn chiếu sáng công nghiệp
Chỉ số hoàn màu trong tiêu chuẩn chiếu sáng công nghiệp
STT Chỉ số hoàn màu Lĩnh vực áp dụng
1 Ra >= 90 Rất tốt: Thích hợp sử dụng cho những khu vực đòi hỏi sự thể hiện màu quan trọng nhất
2 80 – 90 Tốt: Sử dụng những khu vực cần phản ánh màu cần độ chính xác
3 60 – 80 Trung bình: Sử dụng những nơi cần yêu cầu thể hiện màu sắc vừa phải
4 40 – 60 Thấp: Sử dụng ở những nơi không yêu cầu cao về sự thể hiện màu sắc
5 20 – 40 Thấp nhất

Sự nhấp nháy

  • Hiện tượng nhấp nháy ánh sáng sẽ gây ức chế trực tiếp đến đôi mắt. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và khả năng làm việc của công nhân.
  • Dễ gây nên tình trạng mệt mỏi, nhức mắt. Về lâu dài nếu hiện tượng này thường xuyên diễn ra sẽ gây nên các bệnh về mắt. Ví dụ như cận thị, loạn thị… điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của công nhân.
  • Để tránh hiện tượng nhấp nháy ánh sáng yêu cầu phải sử dụng đèn chiếu sáng chất lượng tốt. Bộ nguồn chất lượng.

1.2 Những tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất của một số nhà máy, nhà xưởng công nghiệp

  • Một hệ thống chiếu sáng phù hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Những tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất của những mô hình xưởng công nghiệp sẽ giúp cho khách hàng có cái nhìn tổng quan nhất về bộ tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp.
Yêu cầu ánh sáng các khu vực khác nhau trong xưởng công nghiệp
Yêu cầu ánh sáng các khu vực khác nhau trong xưởng công nghiệpa
  • Bảng chỉ tiêu kỹ thuật cả một số loại nhà xưởng công nghiệp
STT Đối tượng chiếu sáng Độ rọi trung bình Etb(lx)
1 Công nghiệp sản xuất thực phẩm:

Nghiền vật liệu

Sơ chế nguyên liệu thô

Chế biến và lọc

Đóng gói

300

150

500

500

500

2 Công nghiệp sản xuất thuốc lá 500
3 Công nghiệp sản xuất gỗ:

Công đoạn xẻ gỗ

Đóng bàn ghế

Đánh bóng, quét dầu

Kiểm soát chất lượng

 

150

300

500

750

4 Công nghiệp gốm sứ:

Công đoạn nung vật liệu

Công đoạn đúc, nện, ép

 

150

300

5 Công nghiệp hóa chất:

Khu luân chuyển vật liệu

Công đoạn xay, nghiền và pha

Quá trình phun

Phòng điều khiển và phòng thí nghiệm

200

500

300

750

6 Công nghiệp sản xuất da:

Công đoạn đánh bóng

Công đoạn may vá

 

500

1000

7 Xưởng đúc:

Làm sạch và đúc

Chế tạo hình dáng

Đánh bóng

 

200

500

300

8 Công nghiệp cơ khí tổng hợp:

Công đoạn hàn

Lắp ráp thiết bị cỡ trung bình

Lắp ráp thiết bị cỡ nhỏ

Tinh chế những chi tiết nhỏ

 

300

500

750

1000

9 Công nghiệp giấy 300
10 Kho lưu trữ 150
11 Công nghiệp sản xuất kính:

Phòng nung tổng hợp

Tạo khuôn

Trang trí chạm khắc

 

150

300

Để đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn ánh sáng trong chiếu sáng công nghiệp hiện nay chúng ta nên sử dụng đèn nhà xưởng. Đèn tiêu chuẩn IP40: chống bụi. Chất lượng ánh sáng đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Thiết kế dải công suất từ 50w – 300w, đáp ứng nhu cầu chiếu sáng nhiều không gian nhà máy khác nhau.

2. Các phương pháp thiết kế chiếu sáng công nghiệp

Công cuộc thiết kế chiếu sáng xưởng công nghiệp luôn là vấn đề gây nhiều áp lực cho hệ thống chiếu sáng. Hiểu được tâm lý đó HALEDCO đã tổng hợp 05 phương pháp thiết kế chiếu sáng xưởng công nghiệp. Hy vọng sẽ giúp được cho những khách hàng đang có ý định thiết kế hệ thống chiếu sáng của mình.

2.1 Phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp bằng hệ số sử dụng Ksd

Đặc điểm phương pháp

  • Là phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp phổ biến nhất hiện nay.
Phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp bằng hệ số sử dụng Ksd
Phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp bằng hệ số sử dụng Ksd
  • Phương pháp tiện lợi, đơn giản khi không cần sử dụng các hệ số phản xạ của tường.
  • Áp dụng cho những phân xưởng có diện tích 10m2 trở lên.

Nội dung phương pháp

  • Bước 1:
    • Xác định mức chiếu sáng cần thiết cho mặt phòng?
    • Loại đèn dùng để chiếu sáng là gì?
  • Bước 2: Thu thập bảng số liệu theo mẫu
Kích thước phòng Chiều dài L1 10 m
Chiều rộng L2 10 m
Diện tích sàn nhà L3 100 m2
Chiều cao trần nhà L4 3,0 m
Hệ số phản xạ bề mặt Trần nhà L5 0,7 p.u
Tường L6 0,5 p.u
Sàn nhà L7 0,2 m
Chiều cao bề mặt làm việc tính từ sàn nhà L8 0,9 m
Chiều cao bộ đèn tính từ sàn nhà L9 2.9 m
  • Bước 3: Tính diện tích phòng
  • Bước 4: Tính hệ số sử dụng = Tỉ lệ % của lumen của đèn phát ra cho đến bề mặt làm việc
  • Bước 5: Tính số đèn cần dùng: N=(E*A)/(F*UF*LLF)
    • N = Số mối lắp
    • E = Mức lux cần thiết lên bề mặt làm việc
    • A = Diện tích (L x W)
    • F = Tổng lượng dòng (lumen) của tất cả các đèn trong một mối lắp
    • UF = Hệ số sử dụng lấy từ bảng đối với mối lắp  
    • LLF = Hệ số thất thoát ánh sáng. Hệ số này tính độ hao mòn theo thời gian của lượng ánh sáng phát ra từ đèn và lượng bụi tích tụ trên mối lắp và trên tường nhà

2.2 Phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng từng điểm

Đặc điểm phương pháp

  • So với phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng Ksd thì đây là phương pháp mất nhiều công sức hơn.
  • Dùng cho các phân xưởng yêu cầu độ rọi chính xác cao.
  • Áp dụng định luật bình phương khoảng cách.
Phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng từng điểm
Phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng từng điểm

Nội dung phương pháp thiết kế

  • Phân biệt được độ rọi mặt phẳng ngang – mặt phẳng đứng – mặt phẳng nghiêng.
  • Độ rọi được tính bằng tỷ lệ cường độ chiếu sáng và bình phương khoảng cách (R)
  • Xét độ rọi tại một điểm cố định có khoảng cách đến điểm sáng là R.

2.3 Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng gần đúng với đèn ống

Đặc điểm phương pháp

  • Đèn ống là thiết bị dùng để chiếu sáng chung.
  • Người ta sẽ tính sẵn với một phòng, từ đó khách hàng chỉ cần thay đổi các thông số kỹ thuật của mình vào để thực hiện phép tính.
  • Phòng đó được tính đó là sử dụng 2 đèn ống 30w. Độ rọi định mức là 100 lx. Dùng đèn 60V/220V có quang thông 1230 lm.
Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng gần đúng với đèn ống
Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng gần đúng với đèn ống

Nội dung phương pháp thiết kế

  • Phòng gọi là rộng hơn khi a/Ho >= 4
  • Phòng gọi là vừa khi a/Ho = 2
  • Phòng gọi là hẹp khi a/Ho <= 1

(Trong đó a là chiều rộng phòng – Ho là chiều cao của phòng)

  • Hệ số phản xạ của trần màu thẫm : ρtr = 0.7
  • Hệ số phản xạ của trần màu trung bình: ρtr = 0.5
  • Hệ số phản xạ của tường màu thẫm : ρtg = 0.5
  • Hệ số phản xạ của tường màu trung bình: ρtg = 0.3
  • Hệ số an toàn k:
  • Khi phôi quang trực xạ: k = 1,3
  • Khi phôi quang phản xạ: k = 1,5
  • Khi chủ yếu là dùng phối quang trực xạ: k = 1,4

2.4 Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng gần chính xác

Đặc điểm phương pháp

Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng gần chính xác
Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng gần chính xác
  • Thích hợp dùng trong các thiết kế sơ bộ.
  • Phương pháp này chỉ cần xác định công suất ánh sáng trên đơn vị diện tích (w/m2)

Nội dung phương pháp tính

  • Xác định tổng công suất cần dùng cho phòng.
  • Xác định số đèn cần dùng cho phòng. Công thức tính = p.S
  • Trong đó: p là công suất trên đơn vị m2, S là diện tích của căn phòng.

2.5 Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng gần chính xác thứ hai

  • Dựa vào bảng đã tính sẵn với công suất 100w/1m2.
Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng gần chính xác thứ hai
Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng gần chính xác thứ hai
  • Khi thiết kế nếu thấy độ rọi đã phù hợp đối với độ rọi trong bảng thì không cần điều chỉnh.
  • Khi độ rọi chưa được phù hợp với độ rọi trong bảng thì chúng ta cần điều chỉnh lại. Điều chỉnh cho đến khi phù hợp thì thôi.

Như vậy là HALEDCO đã tổng hợp xong 05 phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp. Để có thể thiết kế chiếu sáng nhà xưởng tốt hơn; mọi người nên tham khảo thêm những bài viết khác trên HALEDCO.

3. Tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng công nghiệp

3.1 Mật độ công suất chiếu sáng – Tính công suất đèn chiếu sáng theo chiều cao

Mật độ công suất chiếu sáng là gì?

  • Mật độ chiếu sáng công suất được tính trung bình(LPD) cho toàn bộ công trình không được vượt mức tối đa cho phép.
  • Mật độ công suất chiếu sáng trung bình của toàn bộ công trình tính bằng tổng số công suất chiếu sáng công trình chia cho tổng diện tích sử dụng.
  • Mật độ công suất chiếu sáng cho nhà xưởng phải đạt theo đúng quy chuẩn là 13w/m2.

Tính công suất đèn chiếu sáng

  • Tại sao khi chúng ta đi mua đèn người bán hàng luôn luôn hỏi chiều cao bạn định treo đèn là bao nhiêu?
  • Nguyên nhân là chiều cao có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn chọn đèn có công suất bao nhiêu để chiếu sáng. Để từ đó có thể xác định được cần dùng đèn có công suất bao nhiêu là hợp lý.
  • HALEDCO từ khi thành lập cho đến nay đã được gần 10 năm tuổi. Với những công trình chiếu sáng hệ thống nhà xưởng công nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước.
  • HALEDCO đã tổng hợp được bảng tính chiều cao treo đèn và công suất treo đèn dưới đây. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, hay đóng góp vui lòng liên hệ Hotline: (0243) 7918 122
Tính công suất đèn led theo chiều cao
Tính công suất đèn LED theo chiều cao
Chiều cao treo đèn (m) Công suất đèn đèn LED HALEDCO (W) Công suất đèn truyền thống Halogen (W)
4 40 300
5 40 – 60 300
6 40 – 60 – 80 300 – 500
7 68 – 80 – 100 500 – 1000
8 80 – 100 – 120 500 – 1000
9 100 – 120 – 150 500 – 1000
10 100 – 120 – 150 1000 – 1500
11 120 – 150 – 200 1000 – 1500
12 120 – 150 – 200 1000 – 1500
13 150 – 200 – 250 1500 – 2000

3.2 Công thức tính số lượng đèn trong chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp

Xác định được phải sử dụng đèn có công suất bao nhiêu với chiều cao xưởng công nghiệp của mình thì từ đó sẽ là tiền đề giúp chúng ta xác định được nên sử dụng bao nhiêu bóng đèn là hợp lý.

Tính số lượng đèn cần chiếu sáng trong tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp
Tính số lượng đèn cần chiếu sáng trong tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp

Tính tổng ánh sáng cần dùng

  • Công thức tính tổng ánh sáng cần dùng = Diện tích phòng xưởng (m2) * Tiêu chuẩn quang thông cần dùng (Tiêu chuẩn quang thông cần dùng lấy từ bảng chỉ tiêu kỹ thuật cả một số loại nhà xưởng công nghiệp mà HALEDCO đã tổng hợp bên trên).
  • Ví dụ tính tổng ánh sáng của xưởng công nghiệp giấy có diện tích là 400m2. Tổng lượng ánh sáng = 400 * 300 = 120.000 (lm).

Tính tổng công suất cần dùng

  • Công thức tính tổng công suất cần dùng = Tổng ánh sáng cần dùng : Hiệu suất phát quang.
  • Ví dụ. Tổng công suất của xưởng công nghiệp giấy diện tích 400 m2 = 120.000 : 100 = 1.200 (w).

Tính số lượng đèn cần lắp

  • Công thức tính số lượng bóng đèn cần dùng = Tổng công suất cần dùng (w) : Công suất 01 bóng đèn.
  • Giả sử chúng ta dùng đèn LED dùng cho nhà xưởng nhà xưởng có chiều cao 8m – 9m thì chúng ta nên dùng công suất 150w.
  • Vậy số đèn LED nhà xưởng cần dùng = 1.200 : 150 = 8. Số bóng đèn cần dùng cho xưởng công nghiệp giấy có diện tích 400w thì nên dùng 8 đèn LED nhà xưởng 150w.
    • Đèn LED nhà xưởng 150w sử dụng chip LED COB hoặc SMD. Hiệu suất chiếu sáng 130 lm/w. Tuổi thọ 65.000h. Ánh sáng an toàn người sử dụng. Thiết kế đa dạng model. Đáp ứng nhu cầu chiếu sáng công nghiệp hiện nay.

4. Tiêu chuẩn chiếu sáng một số khu vực khác

4.1 Tiêu chuẩn chiếu sáng hành lang

  • Hành lang là nơi đi lại thường xuyên và là khu vực kết nối những không gian khác nhau của công trình.
Tiêu chuẩn chiếu sáng hành lang
Tiêu chuẩn chiếu sáng hành lang
  • Chiếu sáng cho hành lang cần đáp ứng được chỉ số hoàn màu và độ rọi phù hợp để giúp mọi người nhìn rõ được lối đi và các bậc đi lại.
  • Chỉ tiêu ánh sáng của hành lang cần đạt độ rọi trung bình là 100lux và mật độ công suất đạt ≤ 8 w/m2.

4.2 Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà bếp

  • Nhà bếp là nơi nấu ăn nên cần tiêu chuẩn chiếu sáng cao, đặc biệt là đối với nhà bếp cho các nhà ăn, nhà hàng và khách sạn.
Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà bếp
Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà bếp
  • Ngoài chiếu sáng tại khu vực nấu thì cần bổ sung ánh sáng tại những khu vực chuẩn bị nên cần sử dụng ánh sáng có chỉ sộ hoàn màu cao và độ rọi vừa phải.
  • Độ rọi trung bình của nhà bếp cần đạt 500lux và mật độ công suất đạt ≤ 13.

4.3 Tiêu chuẩn chiếu sáng phòng ngủ

  • Phòng ngủ là không gian cần được chiếu sáng với độ chói thấp với ánh sáng ấm cung giúp giấc ngủ đến nhanh hơn và thỏa mái hơn.
Tiêu chuẩn chiếu sáng phòng ngủ
Tiêu chuẩn chiếu sáng phòng ngủ
  • Độ rọi tiêu chuẩn cho không gian phòng ngủ cần đạt 100 Lux và mật độ công suất đạt ≤ 8w/m2.

4.4 Tiêu chuẩn chiếu sáng học đường

  • Phòng học là không gian cần quan tâm đến ánh sáng một cách chỉnh chu nhất. Vi nếu ánh sáng chất lượng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới mắt của học sinh.
Tiêu chuẩn chiếu sáng phòng học
Tiêu chuẩn chiếu sáng phòng học
  • Hiên nay ánh sáng chiếu sáng tại các phòng học cần đạt độ rọi từ 300 lux đến 500lux. Mật độ công suất chiếu sáng cần đạt 10w/m2.
Tiêu chí Độ rọi (lux)
Bàn học 180
Ánh sáng trong lớp 300 – 500
Công suất chiếu sáng Trung bình từ 18w – 20w
Hiệu suất phát quang 100 lm/w
Nhiệt độ màu 4300 – 5300K
Chỉ số hoàn màu > 80

4.5 Tiêu chuẩn chiếu sáng đường giao thông

  • Nhiệt độ màu: 4000K – 65000K
  • Tiêu chuẩn: IP66, chống sét 10KV
  • Có thể sử dụng hệ thống điều khiển từ xa.

4.6 Tiêu chuẩn chiếu sáng phòng sạch

  • Đèn đạt tiêu chuẩn chống bám bụi.
  • Chống thấm, chống ghỉ.
  • Khả năng tiết kiệm điện > 85%.

Thiết kế không gian chiếu sáng nhà xưởng chất lượng ánh sáng tốt, tiết kiệm điện không khó. Một phương pháp đem lại giải pháp chiếu sáng hoàn hảo nhất đó là hãy tìm hiểu kỹ các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp.

5/5 - (5 bình chọn)

Bình luận

Bài viết liên quan