Hướng dẫn tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng an toàn, tiết kiệm điện hiệu quả
Ánh sáng trong nhà xưởng không chỉ là yếu tố hỗ trợ, mà còn quyết định đến năng suất, chất lượng và an toàn lao động. Việc thiết kế chiếu sáng nhà xưởng đúng chuẩn và tính toán chiếu sáng nhà xưởng hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu quả sản xuất. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách làm một cách khoa học và thực tiễn.
1.Vai trò của tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
1.1 Ảnh hưởng của ánh sáng đến thị lực người lao động
Mắt của chúng ta sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn trong điều kiện ánh sáng kém. Khi độ rọi không đủ, mắt phải căng thẳng để nhìn rõ, dẫn đến mệt mỏi và giảm hiệu suất làm việc. Còn chỉ số hoàn màu kém có thể khiến công nhân nhầm lẫn màu sắc, gây ra sai sót trong sản xuất. Bạn có muốn nhân viên của mình phải "đoán mò" màu sắc của linh kiện không? Việc sử dụng đèn LED nhà xưởng chất lượng cao giúp đảm bảo độ sáng phù hợp, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động."

Xem thêm: Đèn LED Nhà Xưởng 50w chiếu sáng an toàn
1.2 Đảm bảo an toàn lao động trong nhà xưởng
Hãy tưởng tượng một công nhân đang vận hành máy cắt kim loại trong ánh sáng mờ ảo. Có nhiều nguy cơ xảy ra an toàn lao động ngoài ý muốn? Ánh sáng đầy đủ sẽ giúp họ nhìn rõ công việc, phát hiện các mối nguy hiểm tiềm ẩn. Đó là lý do tại sao hệ thống chiếu sáng công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lao động.
1.3 Nâng cao năng suất làm việc nhờ thiết kế chiếu sáng hiệu quả
Bạn có nhận thấy mình làm việc hiệu quả hơn trong một không gian sáng sủa không? Đó không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên đâu! Ánh sáng tốt giúp não bộ tỉnh táo, tăng khả năng tập trung và năng suất làm việc. Vì vậy, giải pháp chiếu sáng nhà xưởng hiệu quả có thể là chìa khóa để "thắp sáng" tinh thần làm việc của nhân viên bạn đấy!
1.4 Tiết kiệm chi phí vận hành
Ai cũng muốn cắt giảm chi phí, đúng không? Với tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng hợp lý, bạn có thể tiết kiệm đáng kể chi phí điện năng. Đèn LED hiệu suất cao kết hợp với hệ thống điều khiển thông minh có thể giúp bạn cắt giảm hóa đơn tiền điện mà vẫn đảm bảo ánh sáng tối ưu. Đó chẳng phải là một món hời hay sao?
Biết Cách tính tiền điện sản xuất sẽ giúp người chủ biết tiết kiệm chi phí vận hành ra sao sao cho phù hợp nhất.
1.5 Ánh sáng đạt tiêu chuẩn chiếu sáng
Bạn có biết rằng có những tiêu chuẩn cụ thể cho việc chiếu sáng nhà xưởng không? Đúng vậy, định mức chiếu sáng nhà xưởng không phải là con số ngẫu nhiên. Nó được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất. Tuân thủ các tiêu chuẩn này không chỉ giúp bạn tránh các rắc rối pháp lý mà còn tạo ra một không gian làm việc lý tưởng.
1.6 Đảm bảo chiếu sáng tự nhiên
Ánh sáng tự nhiên không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn có tác động tích cực đến tâm trạng và năng suất làm việc. Vì vậy, khi thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng, đừng quên tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên nhé!
Để hỗ trợ cho việc tính toán thiết kế chiếu sáng hiệu quả, bạn có thể tham khảo
2. Các bước tính toán chiếu sáng nhà xưởng
Bước 1: Xác định diện tích và kết cấu nhà xưởng
Đo đạc chính xác chiều dài, chiều rộng và chiều cao trần để tính diện tích không gian. Kết cấu mái (phẳng, nghiêng, có la phông) và sự hiện diện của cầu trục hay máy móc lớn cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại đèn và cách bố trí.
Ví dụ: với trần cao trên 12m, nên sử dụng đèn LED high bay có góc chiếu hẹp để tập trung ánh sáng xuống khu vực làm việc.
Bước 2: Áp dụng công thức tính toán chiếu sáng nhà xưởng
Để xác định số lượng đèn cần sử dụng, trước tiên bạn cần biết độ rọi yêu cầu (lux), diện tích nhà xưởng, và hiệu suất phát sáng của đèn. Mục tiêu là đảm bảo ánh sáng đáp ứng tiêu chuẩn chiếu sáng công nghiệp, đồng thời tiết kiệm điện năng.
Công thức tính số lượng đèn
N=(E*A)/(F*UF*LLF)
Trong đó:
- N: Số lượng đèn cần thiết
- E: Độ rọi yêu cầu (lux)
- A: Diện tích khu vực (m²)
- F: Quang thông của một đèn (lumen)
- UF: Hệ số sử dụng ánh sáng
- LLF: Hệ số suy giảm ánh sáng
Ví dụ: với xưởng 500m² cần độ rọi 300 lux, sử dụng đèn 20.000 lumen, UF=0.8, LLF=0.9, thì số đèn cần:
N = (300x500)/(2000x0.8x0.9) ≈ 10.4
Dựa vào tính toán trên, xưởng 500m2 sẽ cần khoảng 11 đèn để đảm bảo ánh sáng
Cách xác định công suất đèn phù hợp
Tiếp theo, cần tính công suất mỗi đèn dựa trên hiệu suất phát sáng (lm/W). Đây là bước quan trọng để kiểm soát tiêu thụ điện năng.
P = F/η
Trong đó:
- P: Công suất của đèn (W)
- F: Quang thông của đèn (lumen)
- η: Hiệu suất phát sáng của đèn (lm/W), thông thường từ 100 đến 150 lm/W
Ví dụ: Nếu đèn có hiệu suất 130 lm/W:
P=20000/130 = 154W
Với trường hợp này, nên chọn đèn LED nhà xưởng có công suất 150W là đủ đảm bảo chất lượng ánh sáng.
Tổng công suất hệ thống chiếu sáng
Áp dụng công thức:
Ptổng =N×P=11×154≈1.694W
Tổng công suất khoảng 1.7kW, là mức hợp lý với diện tích 500 m², đảm bảo độ rọi 300 lux.
Lưu ý: Nên chọn loại đèn có hiệu suất ≥130 lm/W để giảm công suất tiêu thụ và kéo dài tuổi thọ đèn. Nếu không chắc chắn về thông số thực tế, nên yêu cầu đơn vị cung cấp đèn cung cấp chứng nhận thông số kỹ thuật cụ thể.
Bước 3: Thử thiết kế lại bằng phần mềm thiết kế chiếu sáng
Sử dụng phần mềm chuyên dụng như Dialux hoặc Relux để mô phỏng và kiểm tra lại thiết kế chiếu sáng.
Điều này giúp đánh giá độ rọi, độ đồng đều và phát hiện các điểm thiếu sáng hoặc dư sáng, từ đó điều chỉnh thiết kế cho phù hợp trước khi triển khai thực tế.
3. Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng không chỉ đảm bảo đủ ánh sáng cho hoạt động sản xuất mà còn góp phần nâng cao hiệu suất lao động, an toàn vận hành và tiết kiệm năng lượng. Việc tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật là yêu cầu bắt buộc trong mọi dự án công nghiệp.
3.1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng được áp dụng cho các loại nhà xưởng công nghiệp như: xưởng cơ khí, xưởng lắp ráp, nhà máy dược phẩm, kho bãi, xưởng may mặc, chế biến thực phẩm, và các khu vực phụ trợ như văn phòng kỹ thuật, hành lang, khu bảo trì.
Các tiêu chuẩn thường được áp dụng tại Việt Nam bao gồm:
- TCVN 7114-1:2008 – Chiếu sáng nhân tạo trong công nghiệp
- TCVN 7114-3:2008 – Chiếu sáng nơi làm việc trong nhà
- IEC 60598, IESNA, hoặc tiêu chuẩn của EN, JIS với các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài hoặc yêu cầu kỹ thuật cao.
3.2 Các tiêu chí thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
Độ rọi (Lux)
Là chỉ số ánh sáng trên một đơn vị diện tích. Tùy theo loại hình sản xuất, tiêu chuẩn độ rọi dao động từ:
- 200–300 lux: khu vực lưu kho, vận chuyển
- 300–500 lux: lắp ráp cơ bản, sản xuất thông thường
- ≥500 lux: kiểm tra chất lượng, gia công chính xác
Độ đồng đều ánh sáng
Độ rọi tại mọi điểm làm việc không được chênh lệch quá lớn. Tỷ lệ đồng đều tối thiểu thường là:
U0 = Emin/Eavg ≥ 0.7
Việc đảm bảo ánh sáng đồng đều giúp hạn chế mỏi mắt và tăng độ an toàn khi làm việc.
Chỉ số hoàn màu (CRI)
Chỉ số CRI phản ánh độ trung thực màu sắc của ánh sáng. Với nhà xưởng sản xuất, CRI ≥ 80Ra là tiêu chuẩn phổ biến, đặc biệt trong các ngành cần phân biệt màu sắc như may mặc, lắp ráp điện tử.
Nhiệt độ màu (CCT)
Đơn vị Kelvin (K), ảnh hưởng đến cảm nhận ánh sáng:
- 4000K: ánh sáng trung tính – thích hợp cho xưởng lắp ráp hoặc khu vực văn phòng
- 5000–6500K: ánh sáng trắng lạnh – phù hợp cho không gian làm việc cần sự tập trung cao
Chống chói và phân bố ánh sáng
Chiếu sáng nên được thiết kế để tránh chói lóa trực tiếp và phản xạ từ bề mặt máy móc. Cần chọn đèn có chóa phản quang hoặc kính tán quang để giảm thiểu ánh sáng gây hại đến mắt người lao động.
Tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng
Đèn nên có hiệu suất ≥100 lm/W, tích hợp điều khiển thông minh như cảm biến chuyển động hoặc hẹn giờ, giúp giảm chi phí điện năng và kéo dài tuổi thọ đèn.
5. Quy trình thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng hiệu quả không chỉ đảm bảo đủ ánh sáng cho sản xuất mà còn nâng cao hiệu suất lao động, giảm tiêu hao năng lượng và duy trì môi trường làm việc an toàn. Dưới đây là quy trình chuẩn gồm 6 bước thiết kế chiếu sáng nhà xưởng:
Bước 1: Phân tích nhu cầu, mục đích sử dụng
Trước tiên cần xác định rõ đặc điểm hoạt động trong nhà xưởng: loại hình sản xuất, mức độ tinh xảo, yêu cầu về độ sáng, màu sắc ánh sáng và thời gian vận hành liên tục trong ngày.
Việc này giúp xác định chính xác tiêu chuẩn độ rọi, chỉ số hoàn màu (CRI) và nhiệt độ màu (CCT) phù hợp với từng khu vực chức năng.
Bước 2: Xác định vị trí lắp đèn, hướng ánh sáng trên bản vẽ
Dựa trên bản vẽ kiến trúc và kết cấu nhà xưởng, kỹ sư ánh sáng cần bố trí vị trí đèn hợp lý để tránh bóng đổ, phân bố đều ánh sáng và tận dụng tốt chiều cao không gian.
Hướng ánh sáng cần ưu tiên chiếu xuống khu vực làm việc, tránh chiếu trực tiếp vào mắt người lao động hoặc gây phản xạ từ bề mặt máy móc.
Bước 3: Lựa chọn đèn có công suất phù hợp
Dựa trên diện tích, độ rọi tiêu chuẩn và hiệu suất phát sáng của đèn, tính toán số lượng đèn cần lắp và công suất từng chiếc.
Nên ưu tiên đèn LED có hiệu suất ≥ 130 lm/W và tuổi thọ cao để tối ưu chi phí đầu tư lâu dài. Công suất đèn không nên quá lớn để tránh chói và tiêu thụ điện không cần thiết.
Bước 4: Phân tích độ chói, ngăn ngừa hiện tượng nhấp nháy
Kiểm tra độ chói của đèn bằng phần mềm hoặc bảng tra để đảm bảo người lao động không bị lóa mắt khi làm việc trong thời gian dài.
Nên chọn đèn có nguồn LED chất lượng để loại bỏ hiện tượng nhấp nháy – nguyên nhân gây đau đầu, mỏi mắt và giảm tập trung, đặc biệt trong các xưởng làm việc liên tục.
Bước 5: Lập kế hoạch bảo trì định kỳ
Thiết kế hệ thống chiếu sáng cần kèm theo kế hoạch bảo trì: kiểm tra độ rọi thực tế định kỳ, vệ sinh đèn, thay thế bóng cũ suy giảm hiệu suất.
Điều này giúp duy trì độ sáng ổn định theo thời gian và tránh hiện tượng ánh sáng suy giảm gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
Bước 6: Đánh giá và kiểm tra hiệu suất
Sau khi lắp đặt, tiến hành kiểm tra độ rọi thực tế tại các vị trí đại diện bằng máy đo lux kế.
So sánh kết quả đo với thiết kế và tiêu chuẩn để đánh giá độ đồng đều ánh sáng, chỉ số CRI, và hiệu suất năng lượng. Nếu cần, thực hiện điều chỉnh bố trí hoặc thay đổi loại đèn cho phù hợp.
Lưu ý: Một hệ thống chiếu sáng nhà xưởng được thiết kế bài bản không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật mà còn giảm 20–30% chi phí vận hành nếu áp dụng đúng quy trình và sử dụng sản phẩm có chất lượng cao.
>> Xem thêm: Nguyên lý thiết kế chiêu sáng trong nhà và ngoài nhà
4. 5 phương pháp thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng
Mỗi phương pháp tính toán chiếu sáng đều có ưu điểm riêng tùy vào yêu cầu độ chính xác, thời gian thiết kế, loại đèn sử dụng và mức độ phức tạp của công trình. Việc lựa chọn đúng phương pháp giúp đảm bảo hiệu quả chiếu sáng, tiết kiệm chi phí và đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Phương pháp 1: Tính toán bằng hệ số sử dụng Ksd
Đây là phương pháp phổ biến nhất, cho kết quả tương đối chính xác và dễ áp dụng. Dựa vào công thức:
N = (E x A)/(F x Ksd x LLF)
Trong đó, Ksd là hệ số sử dụng ánh sáng (lấy theo bảng tra tùy theo chiều cao trần và độ phản xạ bề mặt). Phương pháp này phù hợp khi đã xác định loại đèn cụ thể và cần ước lượng số lượng đèn cho toàn bộ xưởng.
Phương pháp 2: Tính toán chiếu sáng nhà xưởng theo từng điểm
Phương pháp này đánh giá độ rọi tại từng vị trí cụ thể (ví dụ: mặt bàn thao tác, khu vực kiểm tra sản phẩm), dựa trên hình học chiếu sáng:
E = I.cos3 (α)/h2
Trong đó:
- E: độ rọi tại điểm (lux)
- I: cường độ sáng theo hướng chiếu (cd)
- h: chiều cao từ đèn đến điểm cần chiếu sáng
- α: góc lệch giữa trục chiếu sáng và phương thẳng đứng
Phù hợp cho các khu vực yêu cầu ánh sáng chính xác cao như bàn lắp ráp, kiểm định.
Phương pháp 3: Tính toán chiếu sáng nhà xưởng gần đúng với đèn ống
Phương pháp này được sử dụng trong các nhà xưởng có chiều cao thấp đến trung bình (2,5 – 4 m) và dùng đèn ống như T8, T5. Cách tính chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và bảng tra:
- Với độ rọi tiêu chuẩn 300 lux, có thể tính mỗi bóng T8 (36W) chiếu sáng hiệu quả khoảng 5–7 m².
- Diện tích nhà xưởng chia cho diện tích chiếu sáng mỗi bóng => số bóng cần dùng.
Phương pháp này nhanh, đơn giản, nhưng độ chính xác thấp, phù hợp với nhà xưởng nhỏ hoặc khi chưa xác định loại đèn cụ thể.
Phương pháp 4: Tính toán gần chính xác 1 (chia đều theo tuyến)
Nhà xưởng được chia thành các tuyến đèn (theo chiều dài hoặc rộng), khoảng cách giữa các đèn và hàng đèn được tính toán đều nhau, đảm bảo độ rọi trung bình mong muốn.
- Sử dụng công thức hệ số sử dụng kết hợp thực nghiệm
Tính tổng số đèn theo diện tích, chia tuyến theo chiều dài - Ước lượng khoảng cách giữa các đèn và hàng đèn dựa vào chiều cao lắp đặt
Phương pháp này phù hợp cho xưởng có không gian đồng đều và ít thiết bị cản trở ánh sáng.
Phương pháp 5: Tính toán gần chính xác 2 (phân vùng chức năng)
Nhà xưởng được chia nhỏ theo khu vực chức năng: khu sản xuất, lắp ráp, lưu kho, kiểm định…Mỗi khu vực được tính toán riêng độ rọi và loại đèn phù hợp.
- Tính toán riêng biệt từng khu theo tiêu chuẩn độ rọi
- Chọn loại đèn và bố trí đèn theo tính chất sử dụng
- Sau đó cộng dồn số lượng và công suất để ra tổng hệ thống
Phương pháp này tối ưu ánh sáng theo nhu cầu từng khu vực, tiết kiệm điện năng và nâng cao hiệu quả chiếu sáng toàn xưởng.
Lưu ý: Trong thực tế, phương pháp 1 và phương pháp 5 thường được kết hợp để đảm bảo cả hiệu suất và độ chính xác. Khi yêu cầu thiết kế khắt khe hơn, nên sử dụng phần mềm chuyên dụng như Dialux, Relux để mô phỏng chi tiết.
6. Các yếu tố quan trọng trong thiết kế chiếu sáng nhà xưởng là gì?
Một hệ thống chiếu sáng nhà xưởng hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào số lượng và công suất đèn, mà còn đến từ cách chọn loại đèn phù hợp, thiết kế phân bố ánh sáng thông minh, tận dụng nguồn sáng tự nhiên và kiểm soát tiêu thụ điện năng hợp lý. Dưới đây là 6 yếu tố then chốt trong quá trình thiết kế:
6.1 Loại đèn phù hợp với từng loại hình nhà xưởng
Việc chọn đúng loại đèn theo đặc thù sản xuất là yếu tố quan trọng.

- Với nhà xưởng trần cao (≥8m): nên dùng đèn LED High Bay có góc chiếu sâu và cường độ mạnh.
- Với xưởng sản xuất điện tử, lắp ráp chi tiết: ưu tiên đèn LED Panel, đèn tuýp Batten có ánh sáng tán quang đều, CRI ≥80.
- Khu vực kho hàng, hành lang: sử dụng đèn LED tube hoặc đèn panel thả trần có hiệu suất cao, tiết kiệm điện.
6.2 Độ rọi tiêu chuẩn
Mỗi khu vực trong nhà xưởng cần được thiết kế độ rọi phù hợp theo công năng. Ánh sáng không đủ sẽ gây mỏi mắt, giảm năng suất; quá mạnh lại gây chói và lãng phí năng lượng. Tham khảo chi tiết tại phần 3.2

6.3 Chiều cao treo đèn hợp lý
Chiều cao lắp đèn cần phù hợp với từng loại đèn và đảm bảo ánh sáng phủ đều trên mặt sàn.
- Với đèn High Bay: treo từ 6–12m tùy loại góc chiếu
- Với đèn Panel hoặc LED tube: treo thấp hơn, từ 2.5–4m
Cần tránh treo quá cao gây mất ánh sáng, hoặc quá thấp gây chói và cản trở tầm nhìn.
6.4 Hệ thống điều khiển chiếu sáng nhà xưởng thông minh
Sử dụng cảm biến chuyển động, cảm biến ánh sáng, điều khiển theo khu vực hoặc lập trình thời gian giúp tiết kiệm điện năng đáng kể.
- Đèn tự động tắt mở khi có người ra vào
- Tự giảm công suất khi có ánh sáng tự nhiên đủ
- Điều chỉnh mức sáng linh hoạt theo ca làm việc hoặc khu vực sản xuất

6.5 Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng tự nhiên không chỉ miễn phí mà còn có lợi cho sức khỏe thị giác. Thiết kế nhà xưởng nên bố trí cửa sổ, giếng trời hoặc mái lấy sáng polycarbonate hợp lý.
Tuy nhiên, cần xử lý chống chói, chống nóng và tính toán phối hợp với ánh sáng nhân tạo để đảm bảo độ rọi ổn định trong cả ngày.
6.6 Thiết kế ánh sáng theo bản vẽ chiếu sáng nhà xưởng
Không thể thiếu bản vẽ chiếu sáng kỹ thuật trong thiết kế. Bản vẽ phải thể hiện rõ:
- Vị trí, khoảng cách, hướng chiếu của từng đèn
- Khu vực chiếu sáng theo chức năng
- Sơ đồ cấp điện và hệ thống điều khiển
Sự chuyên nghiệp trong bản vẽ giúp thi công đúng chuẩn, giảm sai sót và dễ dàng kiểm tra – bảo trì sau này.
Khi thiết kế chiếu sáng nhà xưởng, cần phối hợp chặt chẽ giữa kiến trúc sư, kỹ sư điện và chuyên gia ánh sáng để đảm bảo hệ thống không chỉ “sáng” mà còn “đúng – đủ – tiết kiệm”.
Xem thêm:
8. Các câu hỏi thường gặp về thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
Câu 1: Những loại đèn đáp ứng đủ tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhà xưởng?
Loại đèn nào phù hợp nhất cho nhà xưởng? Không có một câu trả lời duy nhất cho câu hỏi này, vì mỗi nhà xưởng có yêu cầu riêng. Tuy nhiên, đèn LED nhà xưởng thường là lựa chọn phổ biến vì:
- Hiệu suất năng lượng cao
- Tuổi thọ dài
- Ít tỏa nhiệt
- Khả năng chống chịu va đập tốt
- Đa dạng về màu sắc ánh sáng

Câu 2: Công thức tính toán chiếu sáng nhà xưởng là gì?
Công thức tính toán chiếu sáng nhà xưởng cơ bản như sau:
Số lượng đèn = (Độ rọi yêu cầu x Diện tích) / (Hệ số sử dụng x Hệ số duy trì x Quang thông của mỗi đèn)
Trong đó:
- Độ rọi yêu cầu: Được quy định trong tiêu chuẩn chiếu sáng
- Diện tích: Diện tích khu vực cần chiếu sáng
- Hệ số sử dụng: Phụ thuộc vào kiểu đèn và kích thước phòng
- Hệ số duy trì: Thường từ 0.6 đến 0.8
- Quang thông của mỗi đèn: Được cung cấp bởi nhà sản xuất
Câu 3: Tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng cần lưu ý gì?
Khi tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Xác định đúng độ rọi yêu cầu cho từng khu vực
- Tính toán hệ số sử dụng dựa trên kích thước và hình dạng phòng
- Xem xét ảnh hưởng của ánh sáng tự nhiên
- Tính đến yếu tố môi trường (bụi, ẩm, nhiệt độ)
- Cân nhắc sử dụng hệ thống điều khiển thông minh
- Tính toán chi phí vận hành dài hạn
Câu 4: Lấy ví dụ thực tế thiết kế nhà xưởng?
Hãy xem xét một ví dụ về thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng sản xuất điện tử:
- Diện tích: 1000m2
- Chiều cao trần: 6m
- Yêu cầu độ rọi: 500 lux (theo tiêu chuẩn cho công việc chính xác)
Giải pháp:
- Sử dụng đèn LED nhà xưởng 150W, quang thông 18000 lumen
- Tính toán số lượng đèn cần thiết: khoảng 40 đèn
- Bố trí đèn theo lưới 5x8
- Lắp đặt cảm biến chuyển động ở các khu vực ít người qua lại
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách lắp đặt giếng trời
Kết quả:
- Độ rọi đạt tiêu chuẩn trên toàn bộ khu vực làm việc
- Tiết kiệm 50 - 85% chi phí điện năng so với hệ thống chiếu sáng cũ
- Cải thiện môi trường làm việc, giảm mệt mỏi cho công nhân
Câu 5: Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng cơ khí như thế nào?
Để triển khai thiết kế chiếu sáng cho xưởng cơ khí, hãy dựa vào ví dụ thực tiễn sau đây.
- Diện tích xưởng: 600 m² (20m x 30m)
- Chiều cao trần: 8 mét
- Loại hình: Gia công cơ khí chính xác
- Yêu cầu độ rọi: 500 lux
- Đèn sử dụng: LED High Bay 150W, hiệu suất 130 lm/W
- Tính toán số lượng đèn: N = (500 x 600)/(150x130) x 0.8 x 0.9 ≈ 26 đèn
- Bố trí: 4 hàng x 6–7 đèn, treo ở độ cao 8m
- Chỉ số CRI: ≥ 80, Nhiệt độ màu 5000–6000K
- Bổ sung: Đèn LED Linear tại các máy CNC để tăng cường ánh sáng cục bộ
- Điều khiển: Cảm biến chuyển động theo khu vực làm việc
Câu 6: Có những Phần Mềm Tính Toán Chiếu Sáng Online nào?
- DIALux (Miễn phí)
- Tính năng: Mô phỏng chiếu sáng 2D, 3D, tính độ rọi, phân bổ ánh sáng.
- Ưu điểm: Dễ dùng, hỗ trợ xuất báo cáo chuyên nghiệp.
- Link: https://www.dialux.com
- Relux (Miễn phí)
- Tính năng: Tính toán chiếu sáng trong nhà, ngoài trời, hỗ trợ bản vẽ CAD.
- Ưu điểm: Kết quả nhanh, phù hợp cho dự án lớn.
- Link: https://www.relux.com
- Philips Lighting Calculator (Online)
- Tính năng: Tính số lượng đèn và độ sáng cần thiết.
- Ưu điểm: Đơn giản, không cần cài đặt.
- Link: https://www.signify.com
- AGi32 (Trả phí, dùng thử miễn phí)
- Tính năng: Thiết kế chiếu sáng chuyên sâu, phân tích độ chói.
- Ưu điểm: Độ chính xác cao, phù hợp cho dự án lớn.
- Link: https://www.agi32.com
- Lux Calculator (Online, đơn giản)
- Tính năng: Tính nhanh độ rọi và số lượng đèn LED.
- Ưu điểm: Nhanh gọn, dễ sử dụng cho dự án nhỏ.
- Link: https://www.lux-calculator.com
Gợi ý:
- DIALux, Relux: Phù hợp cho thiết kế chuyên nghiệp.
- Lux Calculator: Thích hợp cho tính toán nhanh, dự án nhỏ.
Một hệ thống thiết kế chiếu sáng nhà xưởng bài bản, được tính toán chiếu sáng chính xác, sẽ là nền tảng cho một môi trường làm việc hiện đại, an toàn và hiệu quả. Đừng để ánh sáng kém chất lượng làm gián đoạn dây chuyền sản xuất hay tăng rủi ro tai nạn lao động. Hãy bắt đầu từ việc đầu tư đúng – vào ánh sáng, để "thắp sáng" cả năng suất và tương lai doanh nghiệp bạn.