Download FREE bản vẽ nhà xưởng các loại thông dụng nhất 2025
Bản vẽ nhà xưởng là tài liệu kỹ thuật quan trọng giúp định hướng thiết kế, thi công và vận hành nhà xưởng hiệu quả. Một bản vẽ chi tiết sẽ giúp chủ đầu tư tối ưu công năng sử dụng, kiểm soát chi phí và đảm bảo độ bền công trình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về các loại bản vẽ nhà xưởng, cách đọc bản vẽ và những lưu ý quan trọng khi thiết kế.
1.Bản vẽ nhà xưởng là gì?
1.1 Khái niệm
Bản vẽ nhà xưởng là tập hợp các bản vẽ kỹ thuật thể hiện đầy đủ chi tiết về kiến trúc, kết cấu, hệ thống điện nước, hệ thống cơ điện và các tiêu chuẩn thi công. Đây là cơ sở quan trọng giúp đội ngũ kỹ sư, nhà thầu và chủ đầu tư hiểu rõ cách xây dựng và bố trí công trình.
1.2 Vai trò của bản vẽ nhà xưởng
✔️ Định hướng thiết kế và thi công theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
✔️ Tối ưu công năng sử dụng, đảm bảo hiệu suất hoạt động.
✔️ Giúp dự toán chính xác chi phí xây dựng.
✔️ Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành nhà xưởng.
1.3 Tính năng nổi bật của bản vẽ CAD nhà xưởng
- Đa dạng kích thước và thiết kế: Bản vẽ kết cấu nhà xưởng công nghiệp đầy đủ các kích thước từ 100m2 đến 1000m2. Phù hợp với nhiều mô hình sản xuất khác nhau như: sản xuất, chế biến, gia công, điện tử…
Được tạo bằng các phần mềm CAD hàng đầu: File cad thiết kế nhà xưởng được tạo ra bằng những phần mềm CAD chuyên dụng hàng đầu được các nhà thiết kế trên toàn thế giới sử dụng đó là:
AutoCAD: Độ chính xác cao, hỗ trợ đa dạng định dạng file.
SolidWorks: Thiết kế 3D mạnh mẽ, tích hợp mô phỏng.
Revit: Tích hợp BIM, quản lý thông tin công trình.
SketchUp: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng cho mô hình hóa nhanh.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế quốc tế và Việt Nam
Bản vẽ nhà công nghiệp áp dụng cho các mô hình doanh nghiệp tại Việt Nam chính vì thế cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn của cả Quốc Tế và Việt Nam:
AWS D1.1 Edition 2006: Tiêu chuẩn hàn thép.
AISC 2005: Tiêu chuẩn kết cấu thép Mỹ.
TCVN 338:2005: Kết cấu thép tại Việt Nam.
TCVN 3223:1994: Que hàn điện cho thép hợp kim thấp.
TCVN 1916:1995: Bu lông, vít và đai ốc.
2. Các loại bản vẽ nhà xưởng phổ biến
2.1. Bản vẽ kiến trúc nhà xưởng
- Thể hiện bố trí tổng thể, mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt nhà xưởng.
- Giúp chủ đầu tư hình dung được hình dáng, không gian sử dụng.
2.2. Bản vẽ kết cấu nhà xưởng
- Gồm kết cấu móng, cột, dầm, sàn và mái của nhà xưởng.
- Xác định độ chịu tải, sức bền của công trình.
2.3. Bản vẽ hệ thống điện nước
- Bố trí hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát nước, chống sét, an toàn PCCC.
- Đảm bảo vận hành ổn định và tiết kiệm năng lượng.
2.4. Bản vẽ cơ điện (MEP)
- Bao gồm hệ thống điều hòa, thông gió, đường ống dẫn khí, điện động lực.
- Đặc biệt quan trọng với nhà xưởng sản xuất thực phẩm, dược phẩm.
2.5. Bản vẽ thi công chi tiết
- Gồm đầy đủ kích thước, vật liệu, hướng dẫn thi công từng hạng mục.
- Giúp đơn vị thi công làm việc chính xác, hạn chế sai sót.
3. Downdload bản vẽ CAD nhà xưởng theo kích thước
3.1 Bản vẽ nhà xưởng nhỏ 100m2
- Chi phí xây dựng: Nhà xưởng 100m2 chi phí thi công khoảng 515.000 đến 800.000 (vnđ/m2)
- Ứng dụng: Thích hợp sử dụng cho xưởng sản xuất, xưởng chế biến, xưởng gia công...
- Chiếu sáng nhà xưởng 100m2 thích hợp sử dụng đèn LED nhà xưởng 50w.
- Link tải bản vẽ CAD: Tải về
3.2 Bản vẽ nhà xưởng nhỏ 200m2
- Vật liệu xây dựng: Thường sử dụng chất liệu khung thép tiền chế.
- Chi phí xây dựng: Khoảng 1.800.000 - 2.400.000 (vnđ/m2)
- Link tải bản vẽ CAD: Tải về

Thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng 10x20 giải pháp tốt nhất sẽ là đèn LED nhà xưởng. Bóng đèn LED nhà xưởng ứng dụng công nghệ LED, hiệu suất chiếu sáng 130 lm/w, tiết kiệm 85% điện năng tiêu thụ. Chất lượng ánh sáng vượt trội.
3.3 Bản vẽ nhà xưởng nhỏ 12m
- Ứng dụng: Sử dụng để làm nhà kho, nơi chứa xe ô tô, xe máy...
- Kiểu dáng: Với kiểu nhà xưởng 12M khách hàng nên thiết kế loại mái dốc hoặc mái vòm
- Link tải bản vẽ CAD: Tải về
3.4 Bản vẽ thiết kế nhà xưởng may
- Bản vẽ quy hoạch: Thể hiện cách bố trí công trình nhà máy may trên khu vực quy hoạch địa lý hành chính.
- Bản vẽ kiến trúc: Thể hiện cách bố trí các công trình, bộ phận; khu vực đường giao thông; kết cấu hạ tầng, và chi tiết các hạng mục như cửa, gạch lát, trần,…của nhà máy may.
Bản vẽ kết cấu: Mô tả mặt bằng móng, cầu thang, hệ thống cốt thép các hạng mục,… Link tải bản vẽ CAD: Tải về
3.5. Bản vẽ thiết kế nhà xưởng cơ khí
- Vai trò: Giúp các cơ quan xây lắp, tổ chức, doanh nghiệp tính toán, xác định được số lượng, chủng loại các trang thiết bị; và dụng cụ công nghệ cần thiết như chế tạo phôi, gia công, nhiệt luyện, lắp ráp,… Từ đó doanh nghiệp dự tính được các chi phí cần thiết.
Link tải bản vẽ CAD: Tải về
3.6. Bản vẽ nhà thép tiền chế 1 tầng
- Kết cấu: Nhà thép tiền chế 1 tầng là kiểu nhà có cấu tạo từ khung thép tiền chế và lắp đặt chỉ có 1 tầng. Chi phí lắp đặt thấp hơn nhà thép tiền chế 2 tầng, 3 tầng.
- Mục đích sử dụng: Bản vẽ nhà thép tiền chế 1 tầng thể hiện được số lượng, chủng loại các trang thiết bị, dụng cụ; và cách bố trí hệ thống dây chuyền sản xuất.
Link tải bản vẽ CAD: Tải về
3.7 Bản vẽ autocad nhà xưởng có trục
- Vai trò: Bản vẽ autocad nhà xưởng có trục là bản vẽ sử dụng phần mềm ứng dụng CAD để vẽ bản vẽ kỹ thuật bằng vectơ 2D trên bề mặt 3D.
- Ứng dụng: Doanh nghiệp có thể xem xét bản thiết kế có phù hợp với yêu cầu của sản xuất; số lượng hệ thống máy móc, nguồn nhân lực hay không.
- Link tải bản vẽ CAD: Tải về
3.8 Bản vẽ nhà xưởng công nghiệp
- Vai trò: Thể hiện cách bố trí những hạng mục liên quan như khu vực nhà vệ sinh. Khu vực để đồ cho công nhân. Cầu thang, khu vực đường giao thông; hệ thống thiết bị điện, nước; hệ thống điều hòa thông giá; camera giám sát,…
- Vật liệu: Thể hiện những nguyên vật liệu kết cấu của công trình như các cột bê tông cột thép, móng cột, mái che,… nhằm đảm bảo khả năng chịu tải của các công trình nhà xưởng công nghiệp.
- Link tải bản vẽ CAD: Tải về
3.9. Bản vẽ nhà xưởng đơn giản
Vai trò: Bản vẽ nhà xưởng đơn giản phù hợp với những nhà xưởng có quy mô nhỏ, không cần bố trí các máy móc thiết bị phức tạp như nhà kho chứa thành phẩm, nhà kho nguyên nhiên vật liệu,….
Vật liệu xây dựng: Bản vẽ thể hiện các vật liệu, kích thước khung móng, bê tông cột thép,... cần thiết để chịu được lực của toàn bộ hệ thống nhà máy.

3.10 Bản vẽ nhà xưởng 20x30

3.11 Bản vẽ nhà xưởng 10m

3.12 Bản vẽ nhà xưởng 15m


Ngoài cung cấp các bản vẽ nhà xưởng đầy đủ kích thước từ 200m2, 20X30 ra thì HALEDCO còn cung cấp thêm một số loại file CAD của hệ thống bản vẽ móng nhà xưởng, bản vẽ nhà xưởng 18m, mẫu nhà kho cấp 4 để khách hàng tham khảo thêm.
4. Hướng Dẫn Đọc Bản Vẽ Nhà Xưởng
4.1. Ý Nghĩa Các Ký Hiệu Quan Trọng
🔹 Ký hiệu cửa: D1, D2, W1, W2 (cửa đi, cửa sổ).
🔹 Ký hiệu vật liệu: C (bê tông cốt thép), S (thép), B (gạch).
🔹 Ký hiệu hệ thống điện: Đèn (L), ổ cắm (O), công tắc (S).
4.2. Cách Đọc Các Phần Khác Nhau
✔️ Mặt bằng tổng thể: Xác định bố cục công trình.
✔️ Mặt cắt: Hiểu được độ cao, kết cấu dầm, sàn.
✔️ Bản vẽ chi tiết: Tập trung vào kích thước, vật liệu, cách lắp đặt.
5. 6 lưu ý chung khi thiết kế hệ thống nhà xưởng nhỏ
Ngoài việc chia sẻ đến khách hàng những mẫu bản vẽ mô hình nhà xưởng hiện đang được sử dụng phổ biến hiện nay; HALEDCO còn chia sẻ đến khách hàng một số lưu ý trong quá trình thiết kế hệ thống nhà xưởng nhỏ để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
5.1 Nắm được nhà xưởng sử dụng vật liệu gì?
- Lựa chọn vật liệu sử dụng để xây nhà xưởng là một bước quan trọng trong thiết kế nhà xưởng. Vật liệu xây dựng nhà xưởng cần đảm bảo độ chắc chắn và phù hợp với mục đích sử dụng của doanh nghiệp. Mỗi nhà xưởng phục vụ một mục đích khác nhau nên nguyên liệu xây lắp nhà xưởng là không đồng nhất.
- Những vật liệu truyền thống nhà gạch, cát, xi măng hoặc bê tông.
- Những vật liệu xây dựng nhà xưởng hiện đại như: khung thép tiền chế, gạch không nung và xi măng tơ. Những nguyên liệu hiện đại có ưu điểm là thi công nhanh chóng, chi phí thấp và dễ dàng nâng cấp, sửa chữa, cải tạo. Tuy nhiên, nếu sử dụng những vật liệu hiện đại này thì sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn.

5.2 Vấn đề phát sinh trong quá trình thi công
- Khi vẽ bản vẽ nhà xưởng nhỏ cần lưu ý lường trước các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công đặc biệt là các vấn đề liên quan tới móng cột, nền nhà xưởng, kết cấu nhà xưởng, máy móc phục vụ thi công nhà xưởng,… rất nguy hiểm. Có thể kể đến như hệ thống kết cấu bị biến dạng, sập đổ công trình hay các tai nạn lao động có thể xảy ra.
- Các vấn đề phát sinh khác có thể liên quan trong quá trình thi công nhà xưởng như thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, chậm tiến độ,…
5.3 Đảm bảo an toàn thi công
Để đảm bảo an toàn thi công các đơn vị thi công cần phải đặt biển cảnh báo an toàn lao động ở những nơi nguy hiểm, huấn luyện an toàn lao động cho các lao động thi công xây dựng, sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động.

5.4 Đảm bảo chất lượng môi trường
- Trong quá trình thi công phải luôn ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường trong thi công công trình theo Thông tư số 02/2018/TT-BXD.
5.5 Tính ứng dụng cao
Tính ứng dụng trong nhà xưởng thể hiện ở việc nhà xưởng thiết kế đáp ứng được nhiều nhu cầu và mục đích sử dụng. Ứng dụng vào xây dựng các nhà máy may, cơ khí, các nhà kho; nhà chứa nguyên vật liệu, nhà xưởng công nghiệp, nhà máy chế tạo,…
5.6 Hệ thống chiếu sáng phù hợp
- Hệ thống đèn nhà xưởng sẽ cần phải chọn lựa và tính toán phù hợp, bởi nếu không có thể sẽ gây lãng phi và hiệu suất sản xuất không hiệu quả.
- Đối với những mẫu nhà xưởng nhỏ nên sử dụng những mẫu đèn LED nhà xưởng công suất nhỏ như đèn LED nhà xưởng 50W hoặc đèn LED nhà xưởng 100W.
- Đèn LED nhà xưởng 50w tổng quang thông: 6.500lm. Tuổi thọ chiếu sáng 50.000h. Mức độ tiết kiệm điện 2/3. Đèn thiết kế kiểu dáng model.
- Đèn LED nhà xưởng 100w quang thông 13.000lm. Chỉ số hoàn màu Cri > 85. Đèn tiết kiệm điện, ánh sáng không nhấp nháy. An toàn chiếu sáng công nghiệp.
- Bên cạnh đó cần chú ý quá trình lắp đặt đèn, đảm bảo an toàn và thuận tiện nhất.
Xem thêm: 7 Cách Bố Trí Đèn Nhà Xưởng Đạt Chuẩn - Tiết Kiệm Điện
6. Câu hỏi thường gặp bản vẽ cad nhà xưởng công nghiệp
Câu 1: Bản Vẽ CAD Nhà Xưởng Công Nghiệp Là Gì?
- Bản vẽ CAD nhà xưởng công nghiệp là các bản vẽ kỹ thuật được tạo ra bằng phần mềm CAD, mô tả chi tiết cấu trúc, bố trí máy móc, hệ thống chiếu sáng và các yếu tố kỹ thuật khác của nhà xưởng công nghiệp.
Câu 2. Làm Thế Nào Để Tải Bản Vẽ CAD?
- Truy cập vào trang tải bản vẽ.
- Nhấp vào liên kết tải về tương ứng với bản vẽ bạn cần.
- Đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản Google.
- Tải xuống và mở file bằng phần mềm CAD phù hợp.
Câu 3. Các Phần Mềm CAD Phổ Biến Nhất Là Gì?
- Các phần mềm CAD phổ biến bao gồm AutoCAD, SolidWorks, Revit, và SketchUp. Mỗi phần mềm có những ưu điểm riêng, phù hợp với các nhu cầu thiết kế khác nhau trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp.
Câu 4: Tiêu Chuẩn Thiết Kế Nhà Xưởng Công Nghiệp Là Gì?
Các tiêu chuẩn thiết kế bao gồm AWS D1.1 Edition 2006, AISC 2005, TCVN 338:2005, và TCVN 3223:1994. Những tiêu chuẩn này đảm bảo rằng các bản vẽ và công trình xây dựng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn.
Bản vẽ nhà xưởng đóng vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo chất lượng công trình, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng. Trước khi thiết kế và xây dựng, hãy tham khảo các tiêu chuẩn, cách đọc bản vẽ và lựa chọn đơn vị thiết kế uy tín để có được bản vẽ nhà xưởng tối ưu nhất.