8 sơ đồ mạch đèn LED chiếu sáng thông dụng nhất

Lượt xem: 6562

Trong số chúng ta không ít người đã từng ít nhất một lần tìm hiểu qua về cấu tạo – nguyên lý hoạt động của đèn LED. Để tìm hiểu về mạch đèn LED chiếu sáng chắc sẽ có nhiều điều gây thắc mắc cho khách hàng.

1. Tìm hiểu về mạch đèn LED chiếu sáng

1.1 Mạch đèn LED chiếu sáng là gì?

Hiểu một cách đơn giản, mạch đèn LED chiếu sáng cho phép người sử dụng có khả năng điều chỉnh; tăng giảm cường độ ánh sáng theo mục đích, nhu cầu sử dụng ánh sáng.

Mạch chiếu sáng đèn LED là gì? Khả năng điều chỉnh cường độ ánh sáng đèn LED
Mạch chiếu sáng đèn LED là gì? Khả năng điều chỉnh cường độ ánh sáng đèn LED

1.2 Sơ đồ mạch điện đèn LED chiếu sáng

Sơ đồ mạch điện đèn LED chiếu sáng gồm có 6 khối.

  • Khối 1: Mạch chỉnh lưu: Khối có cấu tạo từ 4 điốt có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện từ xoay chiều sang dòng điện một chiều.
  • Khối 2: Khối điều khiển – Đóng cắt: Gồm có 2 bộ phận chính đó là IC điều khiển và bộ phần đóng cắt – MOSFET
  • IC điều khiển có chức năng biến dòng điện dầu vào một chiều không có dao động thành dòng điện một chiều có dao động theo một tần số nhất định.
  • MOSFET nhận tín hiệu từ IC thực hiện đóng cắt mạch liên tục  để tạo xung.
  • Khối 3: Cơ cấu dập xung kim, chức năng chính chính là loại bỏ các xung kim; tức là hạn chế việc điện áp hoặc dòng điện sẽ tăng vọt lên so với mức quy định cho phép.
  • Khối 4: Biến áp, chức năng chính đó chính là hạ điện áp để cho nguồn cho chip LED.
  • Khối 5: Tụ lọc đầu ra, tại đây chúng có nhiệm vụ san phẳng dòng điện đầu ra để ánh sáng của đèn được hoạt động bình thường.
  • Khối 6: Đèn LED; tại đây đèn sẽ được phát sáng khi dòng điện dân dụng 220V xoay chiều đã chuyển thành dòng điện một chiều với mức điện áp phù hợp với sản phẩm.
Mạch chiếu sáng đèn tuýp LED
Mạch chiếu sáng đèn tuýp LED

1.3 Nguyên lý hoạt động của mạch đèn LED chiếu sáng

Nguyên lý hoạt động của mạch điều chỉnh độ sáng đó là; thay đổi các giá trị điện trở. Mục đích chính của thay đổi các giá trị điện trở đó là làm thay đổi cường độ dòng điện; cường độ dòng điện sẽ ảnh hưởng trực tiếp làm thay đổi hệ thống ánh sáng của đèn LED chiếu sáng.

>> Xem chi tiết: nguyên lý làm việc của đèn LED

2. 8 sơ đồ mạch đèn LED thông dụng nhất

Hệ thống đèn LED vốn có vô vàn mẫu mã chủng loại. Mỗi dòng sẽ có cách lắp đặt đấu nối riêng biệt. Tuy nhiên chúng ta có thể dựa vào hiệu điện thế mà đèn sử dụng là bao nhiêu để chọn cho mình cách lắp đặt đúng nhất. Phổ biến hiện nay đó là cách lắp đèn LED với mạch 12V và mạch 220V.

2.1 Mạch đèn LED 12V

Tổng quan về mạch đèn LED 12V

  • Có phải trong trường hợp nào người ta cũng sử dụng đèn LED 12V không? Câu trả lời là không. Đèn LED 12V thường được sử dụng trong những môi trường có tính truyền điện và độ nguy hiểm cao.
  • Với những bộ đèn LED 12V việc đấu nối cần hết sức cẩn thận. Nếu trong trường hợp đấu nối sai sẽ khiến cho bộ đèn của bạn bị cháy.
Mạch điều chỉnh độ sáng đèn LED 12V
Mạch điều chỉnh độ sáng đèn LED 12V

Cách đấu đèn LED 12V

  • Cách đấu nối đèn LED 12V có gì đặc biệt?  Đèn LED là dòng sản phẩm chiếu sáng hoạt động trong môi trường dòng điện một chiều; còn hệ thống chiếu sáng của chúng ta là dòng điện xoay chiều. Việc cắm trực tiếp đèn LED có hiệu điện thế 12VAC vào dòng điện dân dụng là điều rất nguy hiểm.
  • Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và chất lượng của bóng đèn LED sử dụng hiệu điện thế 12V chúng ta cần sử dụng bộ đổi nguồn. Bộ đổi nguồn sẽ chuyển đổi dòng điện dân dụng 220VAC thành dòng điện 12VAC.

Những mạch đèn LED 12V thường thấy

Phổ biến trên thị trường chiếu sáng nói chung và ngành công nghiệp điện nói riêng có mạch:

  • Mạch đấu nối nối tiếp 3 LED, 5 LED… có sử dụng kèm thêm điện trở
  • Mạch đấu nối song song. Cực âm vào cực âm, cực dương vào cực dương và sử dụng thêm điện trở 1k để đảm bảo độ bền của LED.

2.2 Mạch thắp đèn LED bằng nguồn 220V

Tổng quan về mạch thắp sáng đèn LED bằng nguồn 220V

  • Bản chất của chip LED là hoạt động trong môi trường dòng điện một chiều. Bản chất của dòng điện dân dụng là dòng điện xoay chiều. Việc sử dụng đấu nối bóng đèn LED sử dụng hiệu điện thế 220V bằng cách chuyển nguồn điện dân dụng xoay chiều thành dòng điện một chiều.
  • Mạch thắp sáng đèn LED bằng nguồn 220V phải có dòng cường độ dòng điện là 20mA.
Mạch chiếu sáng đèn LED 220v
Mạch chiếu sáng đèn LED 220v

Các bóng đèn dùng điện 220V

Những bóng đèn sử dụng hiệu điện thế 220V có phần phổ biến hơn so với những bộ đèn sử dụng hiệu điện thế 12V. Một vài sản phẩm sử dụng điện 220V đó là:

  • Đèn LED nhà xưởng
  • Đèn đường LED
  • Đèn LED âm trần
  • Đèn ốp trần
  • Đèn LED panel
  • Đèn tuýp LED

Cách đấu đèn LED 220V

  • Với những bóng đèn sử dụng hiệu điện thế 220V việc lắp đặt vô cùng đơn giản. Chỉ cần cắm trực tiếp đèn vào nguồn điện là đã có thể sử dụng.
  • Bởi những bộ đèn này bên trong đèn được tích hợp sẵn một bộ nguồn; chuyển đổi dòng điện xoay chiều dân dụng sang dòng điện một chiều.

Những mạch đèn LED 220V thường thấy

  • Tất cả những bộ đèn LED chiếu sáng thông dụng chúng ta nhìn thấy như: Đèn tuýp LED, đèn LED âm trần, đèn LED ốp trần…. đều sử dụng hiệu điện thế là 220V.
  • Chúng có sơ đồ mạch điện không khác biệt nhiều so với mạch đèn LED chiếu sáng. Quá trình lắp đặt chúng trong hệ thống chiếu sáng cũng có phần đơn giản và thuận tiện hơi cho người sử dụng.

2.3 Mạch đèn LED 50W

  • Mạch đèn LED 50W là cách gọi tắt của bảng bo vỉ mạch LED 50W 52 mắt chip siêu sáng.
  • Đây là linh kiện điện tử được làm sẵn để lắp đặt cho các module chiếu sáng bằng LED.
  • Ngoài ra bảng mạch này cũng được sử dụng để lắp đặt chiếu sáng trang trí, quảng cáo,.. rất tiết kiệm điện năng.

2.4 Mạch đèn LED âm trần

  • Mạch đèn LED âm trần là bộ phận mạch thay nguồn LED của đèn nguyên bản.
  • Mạch có bộ điều khiển đèn LED chất lượng cao có khả năng bảo vệ quá dòng, quá điện áp với chi phí hợp lý.
  • Các nhiều loại tuỳ thuộc công suất khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn.

2.5 Sơ đồ mạch đèn LED siêu sáng

  • Là sơ đồ cho các dòng đèn LED siêu sáng nói chung.
  • Các mẫu đèn thường gặp như: đèn LED bulb, tuýp, compact,…

2.6 Bản bo mạch đèn LED

  • Bản bo mạch đèn LED là mẫu bo mạch 8 cổng với chức năng để điều khiển đèn LED nhay hoặc LED dây.
  • Sản phẩm là linh kiện bán rời nên khi lắp đặt cần mua thêm để đảm bảo hiệu quả.

2.7 Số đồ mạch điện đèn LED nhấp nháy

  • Mạch đèn LED nhấp nháy thường sử dụng trong môi trường có tính truyền điện và độ nguy hiểm cao do đây là dòng điện một chiều.
  • Mạch điều chỉnh ánh sáng mềm mại, ổn định, không nhấp nháy đồng thời bảo vệ đèn LED, hhajn chế dòng điện vào quá cao gây cháy nổ.
  • Mạch thường sử dụng trang trí, thắp sáng biển quảng cáo.

2.8 Mạch nguồn đèn LED 1m2

  • Mỗi bóng đèn LED 1m2 siêu sáng sẽ sử dụng điện áp khoảng 3.5V.
  • Với điện lướit 220V, ta có thể đấu nối trực tiếp nhiều bóng đèn lại còn sử dụng cho mạch đèn LED 1m2.

Ngoài các loại mạch phổ biến trên còn có mạch đèn LED đổi màu dùng cho các loại đèn LED RGB có ánh sáng đa sắc đẹp. Những dòng đèn này thường dùng trong trang trí trong nhà hoặc ngoài trời. 

2. Chế nguồn cho đèn LED

  • Việc chế nguồn cho đèn LED là việc tự tạo ra một mạch LED thay thế cho các nguồn Drive hoặc bảng mạch sẵn có thông thường.
  • Có thể sử dụng các mắt chip để tạo bảng mạch cho chip LED sau đó chế các điểm đi ốt để đấu nối điện.
  • Đây là kỹ năng dành cho những người có kinh nghiệp hoặc theo chuyên ngành điện thực hiện.
  • Vì vậy người bình thường chúng ta không nên tư ý chế để tránh những rủi ro không đáng có.

Nguyên lý hoạt động của mạch đèn LED chiếu sáng hay cách đấu nối đèn LED 12V hoặc 220V không có nhiều phức tạp. Hiểu được chúng sẽ góp phần làm cải thiện hệ thống chiếu sáng của bạn hoàn hảo hơn.

5/5 - (5 bình chọn)

Bình luận

Bài viết liên quan