15 sơ đồ mạch điện đèn cầu thang phổ biến – 4 cách lắp đặt dễ nhất

Lượt xem: 43457

Trong hệ thống chiếu sáng cầu thang quan trọng nhất là mạch đèn cầu thang. Cách hiểu khác thì đây chính là việc đấu nối đường điện cho các đèn cầu thang. Việc đấu nối mạch phải chính xác tuyệt đối để đảm bảo an toàn và chất lượng chiếu sáng của đèn. 

Chi tiết cách vận hành và lắp mạch điều khiển đèn cầu thang thông minh

Nội dung chính

1. Mạch đèn điện cầu thang là gì?

1.1 Khái niệm mạch đèn cầu thang

  • Mạch đèn cầu thang hay còn gọi là mạch điện cầu thang. Đây là hệ thống dây điện đấu nối bộ nguồn LED với nguồn điện tổng. Các dây điện kết nối với nhau thành một sơ đồ mạch hoàn chỉnh. 
  • Mạch đèn LED có vai trò giúp đèn LED cầu thang hoạt động chiếu sáng ổn định, bền bỉ. Thông qua mạch điện, có thể điều chỉnh để tăng hoặc giảm cường độ sáng của đèn theo nhu cầu sử dụng. 

Mạch điện cầu thang còn có tên gọi khác là gì?

  • Mạch điện cầu thang còn có tên gọi khác là mạch 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 bóng đèn.

Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện gì?

  • Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn.
  • Cực 1 của 2 công tắc nối với nhau, cực 2 của hai công tắc nối với nhau.
  • Cầu chì, 2 công tắc 3 cực, đèn mắc nối tiếp nhau.
  • 2 công tắc 3 cực dùng để bật/ tắt 2 đèn ở 2 vị trí khác nhau hoặc cùng 1 vị trí.

Mạch cầu thang là tên gọi của mạch điện

  • A. Đèn huỳnh quang
  • B. Hai công tắc ba cực điều khiển một đèn
  • C. Hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn
  • D. Một công tắc ba cực điều khiển hai đèn

=> Đáp án đúng là B. Mạch cầu thang là tên gọi của mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 bóng đèn.

1.2 Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện cầu thang

Theo sơ đồ 1 nguyên lý hoạt động của đèn như sau: 

  • Khi nhấn 1 trong 2 công tắc thì đèn sẽ bật: khi công tắc K1 ở vị trí mạch A1, công tắc K2 ở vị trí B2. Hoặc công tắc K1 ở vị trí A2, công tắc K2 ở vị trí B1. 
  • Hiệu điện thế chạy qua đèn LED cầu thang bằng hiệu điện thế của nguồn LED. 
  • Đèn sẽ tắt khi: công tắc K1 ở vị trí A1 và công tắc K2 ở vị trí B1. Hoặc công tắc K1 ở vị trí A2, công tắc K2 ở vị trí B2. Hiệu điện thế không thể chạy quang bóng đèn. 
Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cầu thang
Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cầu thang

Theo sơ đồ 2 nguyên lý hoạt động của đèn như sau: 

  • Đèn tắt khi: Công tắc K1 tiếp xúc với dây điện D1, công tắc K2 tiếp xúc với dây điện D2. Hoặc công tắc K1 tiếp xúc với dây điện D2, công tắc K2 tiếp xúc với dây điện D1. Lúc này mạch điện hở nên không cung cấp điện cho đèn LED, bóng đèn sẽ tắt.
  • Đèn bật khi: Công tắc K1 tiếp xúc với dây điện D1, công tắc K2 tiếp xúc với dây điện D2. Hoặc công tắc K1 tiếp xúc với dây điện D2, K2 tiếp xúc với dây điện D2. Mạch đèn cầu thang trở thành mạch điện kín, đèn được cung cấp điện nên sẽ sáng. 

1.3 Mạch điện cầu thang gồm mấy phần tử

Mạch cầu thang thiết bị tối thiểu thường gồm:

  • 1 cầu chì: giữ vai trò bảo vệ mạch điện khi có sự cố chập, cháy xảy ra.
  • 2 công tắc 3 cực: Sử dụng để điều khiển bóng đèn cầu thang ở các vị trí khác nhau.
  • 1 bóng đèn: là dòng đèn LED cầu thang có tác dụng chiếu sáng cho lối lên xuống cầu thang.

1.4 Nguyên lý làm việc của mạch điện cầu thang

Nguyên lý làm việc của đèn cầu thang

  • Cực 1 của công tắc 3 cực đấu nối với đèn số 1. Cực 2 của công tắc đấu với đèn số 2. Công tắc 2 cực để đóng/ ngắt nguồn điện.
Sơ đồ nguyên lý làm việc của đèn cầu thang
Sơ đồ nguyên lý làm việc của đèn cầu thang
  • Khi công tắc 2 cực đóng lại và công tắc 3 cực bật về vị trí 1 thì đèn số 1 sẽ sáng.

Nguyên lý làm việc hoạt động của đèn sáng luân phiên

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của đèn sáng luân phiên
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của đèn sáng luân phiên
  • Trạng thái 1: Đèn số 1 sáng và đèn 2 tắt.
  • Trạng thái 2: Đèn 1 tắt và đèn số 2 sẽ sáng.
  • Công tắc S1 đóng vai trò tắt toàn bộ mạch.
  • Hai đèn cầu thang là đèn khác loại, khác công suất.

2. Các loại sơ đồ đấu nối mạch điện cầu thang phổ biến nhất

Mạch điện cầu thang được lắp đặt trong những trường hợp sau:

2.1 Sơ đồ lắp đặt mạch cầu thang đơn giản

  • Theo sơ đồ, ta có dây trung tính sẽ đấu trực tiếp vào đèn LED, dây pha đấu vào cực L của 1 công tắc 3 cực. 
  • Một dây của dây điện đôi được đấu nối từ cực L1 trên công tắc tầng 1 đến cực L1 trên công tắc tầng 2. Dây còn lại nối ngược lại từ cực L2 của công tắc tầng 1 đến cực L2 trên công tắc tầng 2. 
  • Cực L của công tắc trên cầu thang tầng 2 sẽ được đấu nối trực tiếp với nguồn của bộ đèn LED. 
Sơ đồ mạch điện cầu thang cơ bản
Sơ đồ mạch điện cầu thang cơ bản

2.2 Sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn cầu thang công tắc 2 cực

  • Để đấu nối được mạch điện cầu thang với công tắc 2 cực cần có: 1 bộ cầu chì, 2 chiếc công tắc 2 cực, đèn LED. 
  • Đấu nối 1 đầu của nguồn điện có điện áp 220V trực tiếp với đèn LED. Sau đó, đấu nối 1 đầu dây điện của đèn vào tiếp điểm của công tắc 1. 
Sơ đồ mạch cầu thang công tắc 2 cực
Sơ đồ mạch cầu thang công tắc 2 cực
  • Đầu dây còn lại của nguồn điện tổng đi qua cầu chì, rồi nối vào tiếp điểm của công tắc 2. 
  • Hai đầu còn lại của 2 công tắc sẽ đấu nối với nhau tạo nên mạch điện kín. 

2.3 Sơ đồ mạch đèn cầu thang 2 công tắc + 1 đèn

  • Chuẩn bị sẵn: 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực và đèn LED. 
  • Cách đấu nối tương tự với cách đấu mạch cầu thang công tắc 2 cực. 
  • Ở cách đấu nối này bố trí công tắc ở 2 đầu cầu thang giúp việc bật/tắt thuận tiện hơn. 
Sơ đồ điện cầu thang 2 công tắc 1 đèn
Sơ đồ công tắc cầu thang 1 đèn

2.4 Mạch điện cầu thang 2 công tắc 2 bóng đèn

  • Dụng cụ cần có: bảng điện, dây điện, cầu chì, 2 công tắc, 2 bộ đèn LED, kìm, kéo, tua vít, máy khoan cầm tay.
  • Cách đấu nối tương tự với cách đấu 2 công tắc 1 bóng đèn.
Mạch điện cầu thang 2 công tắc 2 đèn LED
Mạch điện cầu thang 2 công tắc 2 đèn LED

2.5 Sơ đồ mạch cầu thang 5 tầng

  • Cách đấu nối tương tự với cách đấu nối cơ bản ở phần 2.1. Tuy nhiên, bạn cần lắp thêm công tắc và đèn cho cầu thang ở tầng 3, tầng 4, tầng 5. Mỗi tầng lắp đặt 1 công tắc ở vị trí giữa cầu thang của từng tầng. 
Sơ đồ đấu nối điện cho đèn cầu thang 5 tầng tham khảo
Sơ đồ đấu nối điện cho đèn cầu thang 5 tầng tham khảo
  • Số lượng đèn cần lắp tùy theo nhu cầu sử dụng và công suất đèn. 
  • Khi đấu nối, lắp công tắc phải đảm bảo ở tầng dưới có thể bật/tắt cho đèn cầu thang tầng trên và ngược lại. 

2.6 Sơ đồ mạch điện cầu thang công tắc 3 cực

Tham khảo sơ đồ vẽ cách đấu nối điện với công tắc 3 cực:

Sơ đồ tham khảo cách đấu nối điện cho 3 công tắc 2 đèn
Sơ đồ tham khảo cách đấu nối điện cho 3 công tắc 2 đèn

2.7 Sơ đồ mạch cầu thang 2 bóng đèn 3 công tắc

  • Một đầu dây dương của công tắc 1 đấu nối với đèn led số 2. Đầu dây âm của công tắc 1 nối với đèn số 1 và 1 đầu của công tắc số 3. 
  • Một đầu dây điện của đèn số 2 đấu nối vào đầu còn lại của công tắc số 3. Sau đó, đấu nối vào 1 đầu dây của công tắc 2. 
  • Dây điện âm của đèn số 1 đấu vào đầu còn lại của công tắc số 2.
Sơ đồ tham khảo cách đấu nối điện cho 3 công tắc 2 đèn
Sơ đồ tham khảo cách đấu nối điện cho 3 công tắc 2 đèn

2.8 Mạch đèn cầu thang 3 công tắc 1 bóng đèn

  • Cách đấu nối này phù hợp với lắp đặt đèn chùm cho cầu thang đôi. 
  • Khi lắp đặt cần có công tắc trung gian (công tắc 4 cực hoặc 6 cực. 
Mạch đèn cầu thang 3 công tắc 1 đèn
Mạch đèn cầu thang 3 công tắc 1 đèn

2.9 Mạch đèn cầu thang cảm ứng thông minh

Ví dụ cầu thang có 25 bậc thang:

  • Tương ứng với 25 bậc thang sẽ có 25 sợi dây điện âm, 1 sợi dây điện dương kéo dọc từ bậc cầu thang số 1 đến hết bậc cầu thang cuối cùng. 
  • Dây dương sẽ nối với dây âm theo từng bậc thang. 
  • Sau khi lắp đặt xong đèn LED và đi xong dây điện thì đấu nối dây điện vào tủ điện hoặc bảng điện. Bảng điện nên lắp đặt âm tường hoặc dưới gầm cầu thang để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho người dùng. 

Tham khảo chi tiết cách đấu nối tại bài viết: Mạch đèn led cầu thang thông minh – Hướng dẫn lắp đặt Free

Cách lắp đặt chi tiết trong bài viết: Cách lắp đặt đèn cảm ứng cầu thang

2.10 Mạch điện cầu thang 3 công tắc 2 bóng đèn

Mạch điện cầu thang 3 công tắc 2 bóng đèn
Mạch điện cầu thang 3 công tắc 2 bóng đèn
Sơ đồ mạch điện 3 công tắc 2 bóng đèn
Sơ đồ mạch điện 3 công tắc 2 bóng đèn

2.11 Sơ đồ mạch điện cầu thang 2 tầng

Sơ đồ mạch điện cầu thang 2 tầng
Sơ đồ mạch điện cầu thang 2 tầng

2.12 Sơ đồ mạch điện cầu thang nhà 3 tầng

Sơ đồ mạch điện cầu thang nhà 3 tầng
Sơ đồ mạch điện cầu thang nhà 3 tầng

2.13 Sơ đồ mạch điện cầu thang 4 tầng

Sơ đồ mạch điện cầu thang nhà 4 tầng
Sơ đồ mạch điện cầu thang nhà 4 tầng

2.14 sơ đồ mạch điện cầu thang công nghiệp

Sơ đồ mạch điện cầu thang công nghiệp
Sơ đồ mạch điện cầu thang công nghiệp

2.15 Sơ đồ đấu công tắc đảo chiều cầu thang – Sơ đồ lắp đặt mạch cầu thang lớp 9

Sơ đồ đảo chiều cầu thang
Sơ đồ đảo chiều cầu thang

>> Xem thêm: 9 Sơ đồ đấu công tắc cầu thang 2 tầng 3 tầng 4 tầng

3. Vẽ sơ đồ và trình bày các bước lắp mạch đèn cầu thang nhiều tầng

3.1 Cách lắp điện cầu thang đơn giản

Chuẩn bị dụng cụ 

  • 2 công tắc 3 cực
  • 1 cầu chì
  • Đèn LED (số lượng tùy kiểu dáng và số lượng bậc cầu thang)

Tiến hành lắp mạch điện cầu thang

  • Dây pha âm của nguồn điện tổng 220V đấu vào một chân của đèn LED. Đầu còn lại của đèn sẽ nối trực tiếp vào tiếp điểm của công tắc 1. 
  • Đầu dây pha dương của nguồn điện tổng nối với tiếp điểm của công tắc 2. 
  • Hai tiếp điểm của 2 công tắc nối liền với nhau tạo thành mạch điện cầu thang hoàn chỉnh. 

Tham khảo: 5 cách bố trí đèn cầu thang với 1000+ ý tưởng HOT nhất

3.2 Lắp đặt đèn cầu thang 2 tầng

  • Nhà có 2 tầng sẽ giúp bạn dễ dàng lắp đặt mạch điện cho cầu thang. Sử dụng 2 công tắc với 1 – 2 đèn gắn tường. Cách đấu nối tương tự cách đấu ở phần 2.1 
  • Tham khảo chi tiết ở hình ảnh minh họa phía dưới. 
Lắp đặt đèn cầu thang 2 tầng
Lắp đặt đèn cầu thang 2 tầng

Tham khảo: 99+ đèn cầu thang đẹp giá rẻ nhất  – Thiết kế đèn cầu thang Free

3.3 Lắp đặt mạch đèn cầu thang 3 tầng

  • Cách lắp tương tự với cách đấu nối sơ đồ mạch cơ bản ở phần 2.1. Chỉ cần lắp thêm công tắc ở tầng thứ 3 để thuận tiện cho việc bật/ tắt đèn. 
  • Đấu nối dây điện xoay chiều để khi sử dụng công tắc số 2 có thể bật được đèn tầng 3; công tắc 1 có thể tắt điện tầng 2. 
  • Tham khảo cách đấu nối ở hình minh họa phía dưới. 
Cách đấu nối công tắc, dây điện cho đèn cầu thang 3 tầng
Cách đấu nối công tắc, dây điện cho đèn cầu thang 3 tầng

3.4 Lắp đặt điện đèn cầu thang 4 tầng

  • Cách lắp đặt tương tự với đấu nối điện cho cầu thang 3 tầng và 5 tầng. 
  • Tham khảo chi tiết cách đấu nối ở hình minh họa dưới đây:
Cách đấu nối điện cho đèn cầu thang nhà 4 tầng
Cách đấu nối điện cho đèn cầu thang nhà 4 tầng

Xem thêm: 99+ đèn cầu thang tân cổ điển – cổ điển sang trọng HOT nhất 2022

4. Thi công đấu nối công tắc điện cầu thang

4.1 Nêu cách nối dây an toàn mạch điện cầu thang

  • Trước khi thực hiện đấu nối cần phải ngắt cầu chì tổng để ngắt toàn bộ điện để an toàn cho người lắp.
  • Khi đấu nối phải đảm bảo đúng cực âm – cực dương để đảm bảo an toàn cho mạch điện và hệ thống đèn.

4.2 Sơ đồ đấu điện đèn cầu thang

Sơ đồ đấu điện đèn cầu thang
Sơ đồ đấu điện đèn cầu thang

4.3 Cách đấu nối công tắc điện cầu thang

  • Công tắc sẽ được lắp đặt ở 2 đầu của cầu thang. Số lượng công tắc tương ứng với số tầng của ngôi nhà. 
  • Cách đấu nối dây điện theo cách đấu nối mạch tại phần 2.1 

4.4 Sơ đồ công tắc điện cầu thang

Sơ đồ công tắc điện cầu thang
Sơ đồ công tắc điện cầu thang

4.5 Lưu ý quan trọng khi lắp công tắc điện cầu thang

  • Khi lắp đặt công tắc cho cầu thang nhiều tầng nên đặt hộp công tắc ở giữa vị trí 2 tầng. 
  • Mỗi hộp điện nên đặt 2 công tắc 3 cực để việc bật/ tắt đèn giữa các tầng được thuận lợi. 
  • Nên sử dụng công tắc cảm ứng, cảm biến chuyển động. Tự động bật đèn khi có tiếng bước chân lên cầu thang; tự động tắt khi người rời đi. 

Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách thi công đèn LED cầu thang chi tiết A-Z

5. Ưu nhược điểm của lắp đặt mạch điện kiểu nổi và kiểu ngầm cầu thang

So sánh Mạch điện cầu thang nổi Mạch điện cầu thang ngầm
Ưu điểm Dễ dàng kiểm tra dây dẫn điện; dễ tìm ra vị trí dây đứt hỏng khi cần sửa chữa, đấu nối lại Tiết kiệm không gian lắp đặt và đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian

Đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng

Nhược điểm Chiếm nhiều không gian lắp đặt, gây mất mỹ quan cho không gian

Khó lắp đặt đối với nhà có kiến trúc phức tạp

Dễ xảy ra điện giật khi có sấm sét hoặc bị rò rỉ điện

Hệ thống dây dẫn điện loại mạch này phải tiến hành song song khi xây nhà

Khó kiểm tra dây dẫn điện, khó sửa chữa khi có sự cố hỏng hóc

6. Lưu ý quan trọng khi đấu mạch đèn điện cầu thang

  • Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ: áo, mũ bảo vệ, gang tay cao su cách điện. 
  • Trước khi tiến hành đấu nối phải ngắt nguồn điện tổng để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và con người. 
  • Sử dụng bút thử điện để xác định dây nóng, dây nguội trước khi đấu nối. Lưu ý đấu dây nguội trước, dây nóng sau. 
  • Khi cắt dây điện phải cắt dây nóng trước mới tới dây nguội. 
  • Nên thực hiện lắp từ 2 người trở lên để có thể hỗ trợ khi có sự cố. 
  • Đấu nối mạch điện cầu thang phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối để tránh xảy ra chập cháy khi sử dụng. 

7. Công dụng của mạch điện cầu thang

  • Mạch điện cầu thang thông thường có tác dụng là bật/tắt đèn cầu thang. Ví dụ dễ hiểu là ở tầng 1 có thể bật công tắc đèn tầng 2, lên tầng 2 có thể tắt bóng đèn tầng 1 và bật đèn tầng 3. Những nhà có nhiều tầng bậc thang có mạch điện nối tiếp tương tự.
  • Mạch điện và công tắc đèn cầu thang thông minh có công dụng là cảm biến chuyển động; tự động bật/tắt đảm bảo an toàn cho người đi lại lên xuống cầu thang.

Trên đây là hướng dẫn các cách đấu nối mạch đèn cầu thang đơn giản và sơ đồ minh họa. Trên thực tế, việc đấu nối khá phức tạp và nguy hiểm. Do đó, người thực hiện phải là người có kinh nghiệm, kiếmạchn thức về điện cao. Liên hệ Hotline: 0332599699 để được chuyên viên kỹ thuật tư vấn chi tiết hơn. 

Vui lòng đánh giá bài viết

Bình luận

Thế anh
Trả lời
1 đây đảo được ko ae