Chi tiết 14 bước làm mạch đèn tự sáng khi có người đơn giản nhất

Lê Văn Quỳnh Haledco Lê Văn Quỳnh Haledco 30/08/2024 Lượt xem: 7208

Đèn tự phát sáng khi có người đi qua là loại đèn thông minh đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Đèn gồm 3 bộ phận chính: bộ cảm ứng hồng ngoại, mạch đèn tự sáng và đèn. Trong bài viết dưới đây, HALEDCO sẽ cùng bạn tìm hiểu về mạch đèn tự sáng khi có người một cách chi tiết và đầy đủ nhất. 

1. Hình ảnh cho mạch đèn tự sáng khi có người

Mạch đèn tự sáng khi có người, bật tắt khi trời tối
Mạch đèn tự sáng khi có người, bật tắt khi trời tối
Mạch đèn điều khiển tự động dùng rơle và LDR
Mạch đèn điều khiển tự động dùng rơle và LDR
Mạch đèn bật tắt tự động
Mạch đèn bật tắt tự động

2. Mạch đèn tự sáng khi có người là gì?

  • Đèn tự phát sáng là thiết bị có khả năng tự động chiếu sáng khi nhận được tín hiệu chuyển động của người và tự động tắt nguồn sáng khi chuyển động ra khỏi vùng quét của mắt cảm ứng. 
  • Cấu tạo đèn tự phát sáng gồm 3 bộ phận chính: Bộ cảm ứng hồng ngoại, mạch đèn tự sáng và đèn 220V. 
  • Mạch đèn tự sáng là một bộ phận chính của đèn tự phát sáng. 

3. Nguyên lý hoạt động mạch đèn tự sáng khi có người sử dụng IC số

Mạch đèn tự động bật đèn sử dụng IC số gồm 3 phần chính: 

Thứ nhất là khối nguồn: 

  • Khối nguồn được cấp điện áp 220V AC từ nguồn điện. 
  • Điện 220V AC được chuyển thành điện 12V DC thông qua bộ nguồn tụ. Sau đó lại được chuyển thành 5V DC thông qua ổn áp 7805 

Thứ hai, mạch tạo trễ:

  • Mạch tạo trễ được gắn cảm biến hồng ngoại phát hiện chuyển động. 
  • Cảm biến hồng ngoại được nối với bộ định thời gian timer được gắn thêm tính năng reset thời gian thông qua 2 transistor. 
  • Khi cảm biến hồng ngoại nhận được tín hiệu chuyển động lần thứ nhất dẫn đến bộ định thời gian timer đầy. Khi đó, mạch được kích hoạt lần thứ nhất tạo ra 1 xung A. 
  • Khi cảm biến hồng ngoại nhận được tín hiệu chuyển động lần thứ 2, bộ định thời gian timer sẽ được xả hết điện nhờ 2 transistor. Khi đó, mạch được kích hoạt lần thứ 2 tạo ra 1 xung B. 

Thứ ba, mạch điều khiển Relay công suất:

  • D flip flop nhận xung A từ mạch tạo trễ khiến đèn sáng lên. 
  • D flip flop nhận xung B từ mạch tạo trễ khiến đèn tắt đi. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt tủ điện công nghiệp dễ hiểu nhất

4. Sơ đồ mạch đèn tự sáng khi có người

Sơ đồ mạch đèn tự sáng khi có người
Sơ đồ mạch đèn tự sáng khi có người

>> Xem thêm: Sơ đồ mạch điện rơ le thời gian

5. Linh kiện để làm mạch đèn tự sáng khi có người

Các linh kiện làm mạch điện tự sáng khi có người
Các linh kiện làm mạch điện tự sáng khi có người

>> Xem thêm: Cách lắp bóng đèn compact

6. Các bước làm mạch đèn tự sáng khi có người

Bước 1: Gắn các linh kiện điện theo thứ tự: điện trở 1k,điện trở 1M Ohm và điện trở 10k không cần phân biệt cực tính

  • Gắn 7 điện trở 1k màu nâu, đen, đỏ vào mạch vẽ 
  • Gắn 1 điện trở 1M Ohm màu nâu, đen, lục vào mạch vẽ 
  • Gắn 2 điện trở 10k màu nâu, đen, cam vào mạch 
Mạch sau khi được gắn các điện trở
Mạch sau khi được gắn các điện trở

Bước 2: Gắn các diot. phải gắn đúng chiều.

  • Gắn 5 diot 1n4007 màu đen vào mạch theo đúng chiều anot và catot 
  • Gắn diode zener 12V 0.2W vào mạch theo đúng chiều anot và catot
Mach sau khi được gắn các diot
Mach sau khi được gắn các diot

Bước 3: Gắn đèn LED

  • Gắn 3 đèn LED đúng chiều vào mạch anot và catot
Mạch sau khi được gắn đèn LED
Mạch sau khi được gắn đèn LED

Bước 4: Gắn 2 con tụ chống nhiễu.

  • Gắn 2 tụ chống nhiễu 104 vào mạch 
Mạch sau khi được gắn tụ chống nhiễu
Mạch sau khi được gắn tụ chống nhiễu

Bước 5: Gắn tụ hóa

  • Gắn tụ hóa 25V vào mạch 
  • Gắn 2 tụ hóa 16V vào mạch
Mach sau khi được gắn tụ hóa
Mach sau khi được gắn tụ hóa

Bước 6: Gắn transistor A1015 thường cà transistor C1815

  • Gắn transistor A1015 vào mạch theo đúng chiều như trong bản vẽ 
  • Gắn transistor C1815 vào mạch 
Mạch sau khi được gắn transistor
Mạch sau khi được gắn transistor

Bước 7: Gắn IC

  • Gắn đế IC đúng chiều như trong bản vẽ 
  • Gắn IC lên đế IC vừa gắn lên mạch 
  • Gắn đế IC 8 chân lên mạch 
  • Gắn IC 8 chân lên đế IC vừa gắn 
  • Gắn IC ổn áp 7805 lên mạch 
Mạch sau khi được gắn IC
Mạch sau khi được gắn IC

Bước 8: Gắn biến trở nút 100K

Gắn biến trở nút 100k lên mạch
Gắn biến trở nút 100k lên mạch

Bước 9: Gắn điện trở 10 ôm 2w

Gắn điện trở 10 ôm 2w màu nâu, đen, đen vào mạch
Gắn điện trở 10 ôm 2w màu nâu, đen, đen vào mạch

Bước 10: Gắn relay 5 chân 12V màu xanh

Gắn relay 5 chân màu xanh vào mạch
Gắn relay 5 chân màu xanh vào mạch

Bước 11: Tiếp theo gắn tụ thường 1uF(105)/630V

Gắn tụ 1uF(105)/630V màu đỏ lên mạch
Gắn tụ 1uF(105)/630V màu đỏ lên mạch

Bước 12: Gắn thêm 2 terminal nguồn

Gắn 2 terminal nguồn vào mạch
Gắn 2 terminal nguồn vào mạch

Bước 13: Tiến hành bẻ chân linh kiện và cắt. Cắt để dư từ 1 - 1.5mm. Sau đó hàn mạch

  • Bẻ chân linh kiện để không làm rơi linh kiện ra khỏi mạch 
  • Cắt chân linh kiện để du từ 1-1.5mm 
  • Hàn các mạch bằng chì hàn 
Mạch đã hoàn thành
Mạch đã hoàn thành

>> Xem thêm: 5 bước làm mạch đèn LED chớp tắt đơn giản chỉ trong 5 phút

7. Giới thiệu về đèn tự phát sáng khi có người

7.1 Đèn tự sáng khi có người là gì?

  • Đèn tự sáng khi có người là thiết bị có khả năng chiếu sáng khi nhận được tín hiệu chuyển động của người và tự động tắt nguồn sáng khi chuyển động ra khỏi vùng quét của mắt cảm ứng.
  • Đèn thường được lắp đặt tại những khu vực sinh hoạt như cầu thang, nhà vệ sinh, phòng tắm…

7.2 Các loại đèn tự sáng khi có người

  • Đèn cảm ứng hiện diện: Đèn được tích hợp công nghệ nhận diện cảm biến. Đèn sáng liên tục khi bạn xuất hiện và chỉ tắt khi bạn rời khỏi vùng cảm biến hoạt động.
  • Đèn cảm ứng hồng ngoại: Đèn sẽ tự động chiếu sáng khi có người di chuyển đến phạm vi hồng ngoại của bóng đèn. Nếu không gian nhà bạn có đủ ánh sáng đèn sẽ không phát sáng. Khi cảm nhận được thiếu ánh sáng, đèn sẽ tự động bật.
  • Đèn cảm ứng âm thanh: Đèn hoạt động dựa trên cảm nhận về âm thanh. Có thể bật đèn bằng giọng nói hoặc các âm thanh khác.
  • Đèn cảm ứng ánh sáng: Khi trời tối đèn sẽ tự động bật còn khi trời sáng đèn sẽ tự động tắt.

7.3 Ưu điểm nổi bật

  • Tiết kiệm điện năng: Đèn tự động sáng khi có người và tự động tắt sau khoảng 2 phút, tránh các trường hợp quên tắt điện.
  • An toàn cho người già, trẻ nhỏ: Đèn tự động bật tắt mà không cần sử dụng đến công tắc đèn giúp người già và trẻ nhỏ di chuyển an toàn hơn.
  • Mang đến sự hiện đại, tiện nghi cho ngôi nhà: Đèn tự sáng thường được kết hợp tính năng điều chỉnh hệ thống đèn thông minh theo các kịch bản cài đặt sẵn giúp nâng cao cuộc sống của bạn.

>> Ngoài việc sử dụng mạch đèn tự sáng khi có người, khách hàng có thể sử dụng thêm công tắc điều chỉnh độ sáng đèn để giúp điều chỉnh độ sáng như mong muốn, tiết kiệm điện năng hơn.  

7.4 Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng

  • Bước 1: Cấp nguồn và đấu nối dây thiết bị.
  • Bước 2: Lắp đặt thiết bị lên vị trí.
  • Bước 3: Cho thiết bị gia nhập mạng
  • Bước 4: Cài đặt các tính năng thông minh của đèn theo nhu cầu sử dụng

Mạch đèn tự sáng khi có người gồm 13 bước lắp đặt chi tiết như trên, HALEDCO giúp bạn hoàn toàn có thể tự lắp đặt mạch tại nhà. Đèn tự phát sáng thông minh giúp nhà bạn trở nên tiện nghi và hiện đại hơn rất nhiều. 

Lê Văn Quỳnh là kỹ sư công nghệ chiếu sáng với hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Lắp ráp, sửa chữa, bảo trì và khắc phục các sự cố liên quan đến đèn LED tại công ty đèn LED HALEDCO.
Bài viết trước Hướng dẫn cách đóng cọc tiếp địa chống sét, cách làm tiếp địa chống giật chống sét theo tiêu chuẩn 2024 Hướng dẫn cách đóng cọc tiếp địa chống sét, cách làm tiếp địa chống giật chống sét theo tiêu chuẩn 2024
Bài viết tiếp theo Mua Đèn Rọi Cột Online: Hướng Dẫn Chi Tiết A - Z Mua Đèn Rọi Cột Online: Hướng Dẫn Chi Tiết A - Z
Bình luận
Popup image default

ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU

doi-tac-philips
doi-tac-seoul
doi-tac-osram
doi-tac-meanwell
doi-tac-epistar
doi-tac-cree
doi-tac-bridgelux

Thông báo

Zalo