Thiết kế mặt bằng bố trí đèn trần chuyên nghiệp A to Z
Mặt bằng bố trí đèn là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho ánh sáng căn nhà của bạn trở nên hợp lý hơn. Mỗi khu vực vị trí sẽ có một cách bố trí khác nhau. Chính vì vậy, nhu cầu về thiết kế mặt bằng đèn trần ngày càng phổ biến hiện nay. Cùng HALEDCO tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Mặt bằng bố trí đèn trần là gì?
- Mặt bằng bố trí đèn là khoảng không gian bố trí đèn trần với mục đích trang trí mang lại nguồn ánh sáng hợp lý cho căn nhà của bạn.
- Thường là phần bề mặt phía trên của một căn phòng, đây là yếu tố quan trọng có sức ảnh hưởng đến chất lượng, thẩm mỹ của không gian ngôi nhà.
2. Tại sao cần thiết kế mặt bằng bố trí đèn trần?
- Mỗi khu vực vị trí sẽ có một cách bố trí khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm vị trí cũng như cách thiết kế của không gian đó.
- Do đó, cách lựa chọn đèn LED trang trí cho mỗi không gian khác nhau. Và cách tính khoảng cách cho mỗi kiểu bố trí này cũng hoàn toàn khác nhau.
3. Các loại mặt bằng bố trí đèn trần phổ biến
3.1 Mặt bằng bố trí đèn trần thạch cao
- Các loại trần thạch cao phổ biến có thể bố trí đèn là: trần thả, trần chìm, trần phẳng, trần giật cấp…
- Với trần thạch cao, bạn nên bố trí những loại đèn có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng lắp đặt. Đảm bảo khoảng cách đèn một cách hợp lý để cung cấp đủ lượng ánh sáng cần thiết cho căn phòng.
3.2 Mặt bằng bố trí đèn trần gỗ
- Trần nhà bằng gỗ thường mang đến sự sang trọng và tinh tế cho không gian. Tuy nhiên, mặt bằng thiết kế đèn thường không phẳng do nhiều họa tiết được trạm trổ, trang trí theo ý muốn.
- Do đó, nên lựa chọn những mẫu đèn phù hợp cho không gian, vừa dễ dàng lắp đặt.
- Một số loại đèn thích hợp cho trần gỗ là: đèn âm trần, đèn ốp trần với kiểu dáng cổ điển, sang trọng…
3.3 Mặt bằng bố trí chiếu sáng trần nhựa PVC
- Trần nhựa PVC được sử dụng khá phổ biến hiện nay bởi giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng. Trần nhựa thường có mặt bằng phẳng dễ dàng lắp đặt nhiều loại đèn chiếu sáng khác nhau.
- Các mẫu đèn phù hợp để lắp đặt loại trần này là: đèn âm trần, đèn ốp trần, đèn panel…
3.4 Mặt bằng bố trí đèn trần bê tông
- Cấu tạo trần bằng bê tông khiến cho việc lắp đặt đèn cho loại trần này khá phức tạp, cần phải đục khoét trần để tạo điểm gờ cố định đèn.
- Để hạn chế việc đục khoét, bạn nên lựa chọn các dòng đèn ốp trần, gắn trần với việc lắp đặt đơn giản mà lại mang lại hiệu quả chiếu sáng cao.
>> Xem thêm: Đèn LED trang trí shop nên dùng loại nào? Tư vấn A to Z
4. Các tiêu chí trong thiết kế mặt bằng bố trí đèn trần
4.1 Thiết kế đèn chiếu sáng trên mặt bằng bố trí đèn
- Chọn đèn có màu ánh sáng phù hợp để làm nổi bật hơn màu sơn tường.
- Mỗi đèn nên có công tắc dành riêng để có thể điều chỉnh được linh hoạt.
- Đèn được thiết kế để bố trí mặt bằng phải tạo được điểm nhấn bắt mắt cho không gian chiếu sáng.
- Tuân theo Nguyên lý thiết kế ánh sáng để đảm bảo hệ thống đèn chiếu sáng được hiệu quả nhất.
4.2 Vị trí lắp đặt bóng đèn trên mặt bằng bố trí đèn
- Bố trí đèn theo tính thẩm mỹ và nhu cầu chiếu sáng của chủ nhà.
- Vị trí lắp đặt bóng đèn phải mang lại hiệu quả chiếu sáng tối đa và ánh sáng đồng đều.
4.3 Cách bố trí công tắc ổ cắm đèn trần
- Dây điện nối các ổ cắm, công tắc phải là dây nằm ngang, nên sử dụng đường dây điện chính có công suất cao để không bị quá tải khi cung cấp dùng điện.
- Tất cả các đường dây điện cần cách cửa sổ ít nhất là 10cm.
5. Cách tính khoảng cách bố trí đèn trên mặt bằng trần
- Các loại đèn thông thường có công suất hoạt động nhỏ sẽ được các nhà thiết kế bố trí khoảng cách ở mức trung bình từ 1 mét cho đến 1.5 mét trên mặt bằng trần.
- Số lượng bóng đèn tùy thuộc vào diện tích căn phòng và công suất của bóng đèn (Tổng số đèn = Tổng công suất của đèn / công suất của 1 đèn).
>> Xem thêm: [download] 11 phần mềm tính toán chiếu sáng chuyên nghiệp
6. Các bước thiết kế mặt bằng bố trí đèn trần
6.1 Chuẩn bị công việc bố trí ánh sáng
- Một cây bút, một cây thước kẻ để vẽ các đường thẳng và các đường chính xác
- Một vài tờ giấy kẻ ô vuông để vẽ theo tỉ lệ.
6.2 Phác thảo sơ đồ sàn cơ bản
- Đo không gian phòng chia tỉ lệ và vẽ nó lên giấy kẻ ô.
- Đánh dấu những vật thể bất động như cửa sổ, giếng trời.
- Vẽ nội thất của bạn đảm bảo có ánh sáng hợp lý.
6.3 Thiết kế kế hoạch chiếu sáng
- Xác định môi trường xung quanh và nhiệm vụ của ánh sáng.
6.4 Vẽ các vùng ánh sáng và đồ đạc
- Chọn vị trí cho mỗi nguồn sáng
- Khoanh tròn ở những khu vực muốn chiếu sáng, tránh nhiều vùng tối và chồng chéo.
6.5 Xem xét các công tắc khi điều khiển ánh sáng
- Đánh dấu các công tắc đèn ở những vị trí thuận tiện trên sơ đồ mặt bằng và ghép nối chúng với các đồ đạc tương ứng.
- Bố trí ánh sáng bằng cách thay đổi độ sáng của đèn, sử dụng công tắc điều chỉnh độ sáng.
6.6 Tạo danh sách mua sắm
- Sử dụng sơ đồ mặt bằng đã hoàn thiện lên danh sách các vật cần mua.
7. Cách bố trí bóng đèn trong nhà trên các mặt bằng bố trí đèn
7.1 Mặt bằng bố trí đèn phòng khách
Các loại đèn sử dụng
- Các mẫu đèn phù hợp với mặt bằng đèn trần phòng khách là: đèn chùm, đèn pha lê, đèn mâm, đèn trần, đèn ốp trần, đèn thả trần, đèn rọi tranh,...
- Bố trí đèn phong cách hiện đại nên sử dụng các dòng đèn có chao tròn hoặc đèn trần đơn, đèn chùm pha lê, đèn thả trần…
Tham khảo một số mẫu đèn đang có chương trình ưu đãi lên tới 45%
- Với cách bố trí đèn trần phong cách cổ điển nên chọn các mẫu đèn chùm đá, đèn chùm có màu vàng ấm có thiết kế cầu kỳ làm nổi bật nét cổ điển của đèn.
Cách bố trí đèn
- Cách tính số lượng đèn cho phòng khách: (diện tích x độ rọi tiêu chuẩn)/(công suất x quang thông)
- Khoảng cách để lắp đặt các loại đèn trên trần phòng khách là từ 1m8 đến 2m3 so với mặt sàn.
7.2 Bố trí đèn trần phòng ngủ
Nguyên tắc bố trí đèn phòng ngủ
- Chọn đèn và màu sắc phù hợp: Ánh sáng vàng ấm áp, thư giãn; tránh ánh sáng trắng quá chói.
- Vị trí lắp đặt: Tránh chiếu trực tiếp lên giường, bố trí cân đối.
- Số lượng và công suất: Phù hợp với diện tích phòng, tránh quá sáng hoặc quá tối.
- Phong thủy: Tránh xà ngang đè lên giường, đèn chiếu vào gương.
Các loại đèn sử dụng
- Sử dụng loại đèn có màu sắc nhẹ nhàng như trắng ấm, trung tính. Ưu tiên loại đèn có thể điều chỉnh được cường độ sáng như đèn gắn tường, đèn treo tường, đèn thả trần…
- Để lựa chọn màu sắc ánh sáng cho phòng ngủ, bạn đọc tham khảo bài viết: Đèn ngủ nên chọn màu gì?
TOP đèn phòng ngủ bán chạy nhất tháng này:
Cách bố trí đèn
- Khoảng cách giữa các bóng đèn là 2m để ánh sáng có sự lan tỏa, tránh cường độ quá cao.
>> Xem thêm: Trang trí phòng ngủ bằng đèn LED
7.3 Bố trí đèn trần phòng bếp
Các loại đèn sử dụng
- Ánh sáng trong chiếu sáng phòng bếp đảm bảo cho công việc nấu nướng và tạo không gian ấm áp. Vì vậy, các loại đèn nên sử dụng là đèn thả trần, đèn chùm, đèn rọi ray…
- Nếu khu vực bếp có quầy bar, bạn tham khảo các mẫu đèn quầy bar sẽ trang trí không gian nhà bạn thêm nổi bật hơn.
Cách bố trí đèn
- Khi bố trí đèn cần chú ý khoảng cách từ đèn đến mặt bàn nên rơi vào khoảng từ 80 đến 120cm.
- Nếu trong phòng bếp có bàn ăn thì nên lắp đặt đèn thả trần để tạo điểm nhấn và không gian ấm cúng cho gia đình.
Xem thêm: Cách tính tiền điện gia đình
8. Một số vấn đề khi lắp đặt đèn trần trên mặt bằng bố trí đèn
- Không nên lắp đặt đèn trần vào các góc phòng gây lãng phí ánh sáng.
- Nên dùng nhiều đèn công suất thấp thay cho một đèn công suất cao để đáp ứng yêu cầu về lumen.
- Chú ý đến trần nhà cao hay thấp mà bố trí đèn phù hợp.
- Tránh bố trí đèn trần bên trong phạm vi đường kính quạt trần tránh ánh sáng nhấp nháy gây khó chịu cho mắt.
- Chọn đèn phải có nhiệt độ màu phù hợp. Đèn bố trí trần thường có 3 màu cơ bản là trắng, trắng ấm và trung tính.
Cách thông số cần quan tâm khi thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng:
Mặt bằng bố trí đèn cùng với cách bố trí đèn trần để trang trí được áp dụng rất nhiều cho không gian sống hiện nay. Bố trí đèn phù hợp với trần tùy vào các không gian chiếu sáng không chỉ giúp căn phòng của bạn bắt mắt, thu hút hơn mà còn giúp tiết kiệm điện năng tối ưu. Liên hệ ngay HALEDCO qua hotline 0332599699 để được tư vấn miễn phí.