Tủ điện chiếu sáng ngoài trời thông minh| Báo Giá 2025

Lê Văn Quỳnh Haledco Lê Văn Quỳnh Haledco 24/05/2025 Lượt xem: 11559

Tủ điện chiếu sáng đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển, bảo vệ và tự động hóa hệ thống chiếu sáng công cộng. Thiết bị này giúp tiết kiệm điện năng, tăng tính an toàn và tối ưu quá trình quản lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các mẫu tủ chiếu sáng đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Tủ điều khiển chiếu sáng
Tủ điện điều khiển chiếu sáng

1. Tủ điện chiếu sáng là gì?

Tủ điện chiếu sáng là thiết bị dùng để điều khiển hệ thống chiếu sáng tự động hoặc thủ công thông qua các thiết bị đóng/ngắt như PLC, Timer hoặc công tắc. 

Tủ điều khiển chiếu sáng giúp bật/tắt đèn theo lịch trình đã cài đặt, tiết kiệm điện năng. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng hoặc trong các khu vực như đường phố, công viên, nhà xưởng

2. 3 Vai trò của tủ điện chiếu sáng ngoài trời

2.1 Bảo vệ các thiết bị điện

Tủ điện giúp hệ thống các thiết bị điện khỏi các tác động của môi trường bên ngoài: mưa, gió, bụi bẩn, côn trùng….

Mục đích sử dụng tủ điều khiển chiếu sáng
Mục đích sử dụng tủ điều khiển chiếu sáng

2.2 Tiết kiệm điện năng

Tủ điện tích hợp hệ thống điều khiển thông minh, tiết kiệm điện và chi phí vận hành.

2.3 Thiết lập thời gian chiếu sáng đơn giản

Thiết lập thời gian chiếu sáng, giúp đèn tự động bật tắt theo thời gian thiết lập hàng ngày mà không cần sự can thiệp của con người.

Ngoài các ưu điểm trên, tủ điều khiển chiếu sáng thiết kế hiện đại, sang trọng giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian lắp đặt.

=>> Xem thêm bài viết:

3. Cấu tạo của tủ điện điều khiển chiếu sáng

Thông thường, tủ chiếu sáng sẽ cấu tạo gồm 5 bộ phận cơ bản: vỏ tủ, timer, thanh cái đồng, thiết bị đóng ngắt và đèn tủ điện

Bóc tách cấu tạo tủ điện chiếu sáng
Bóc tách cấu tạo tủ điện điều khiển chiếu sáng

3.1 Vỏ tủ điện

  • Sản xuất và làm từ những nguyên liệu cao cấp giúp vỏ chống gỉ sét, chống truyền điện, chống chịu được các tác động xấu từ môi trường.
  • Giúp đảm bảo các thiết bị mà còn an toàn cho người dùng.

3.2 Timer

  • Là bộ phận điều khiển thời gian để thiết lập thời gian bật tắt các thiết bị.

3.3 Thanh cái đồng

  • Đóng vai trò kết nối các thiết bị điện khác với nhau từ đó giúp hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh nhất.

3.4 Thiết bị đóng cắt MCCB

  • Bộ phận có vai trò đóng ngắt mạch tổng và bảo vệ các linh kiện khác.
  • Đóng vai trò quan trọng trong trường hợp xảy ra sự cố.

3.5 Đèn LED trong tủ điện 

  • Là loại đèn phổ biến có công tắc ON/OFF.
  • Lắp đặt đèn LED công tắc ON/OFF giúp cho việc điều khiển trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Ngoài ra, tủ điện còn có các phụ kiện khác như nút nhấn, cảm biến ánh sáng, bộ điều khiển lập trình (PLC, Logo).

4. Sơ đồ nguyên lý tủ điều khiển chiếu sáng

4.1 Tự động on/off theo bộ truyền tải điện

Tủ sẽ lắp đặt rơ le điều khiển và tự động các thiết bị chiếu sáng. Giúp tiết kiệm tối đa điện năng, công sức cho người sử dụng.

4.2 Nguyên lý hoạt động theo thời gian

Theo nguyên lý này hệ thống ánh sáng sẽ tự động bật hoặc tắt theo chế độ cài đặt thời gian có sẵn ở trong máy.

Các chế độ thời gian phổ thông của tủ chiếu sáng đường phố thường là:

  • 6h – 18h >> đèn tắt
  • 18h – 23h >> đèn sáng
  • 23h – 6h sáng hôm sau >> 1/3 hệ thống đèn sáng

4.3 Bản vẽ tủ điện chiếu sáng ngoài trời, sơ đồ đấu nối tủ điện chiếu sáng

Sơ đồ nguyên lý tủ điều khiển chiếu sáng
Sơ đồ nguyên lý tủ điều khiển chiếu sáng

4.4 Bản vẽ CAD tủ điện tủ điều khiển chiếu sáng

Link download https://drive.google.com/file/d/1bF9t4adVSulzSadYcaLJNzXVf9Sh386l/view 

5. Review 7 mẫu tủ điện điều khiển chiếu sáng tự động

5.1 Tủ điều khiển chiếu sáng đèn đường

Tủ điều khiển chiếu sáng đèn đường chuyên sử dụng cho hệ thống chiếu sáng đường phố, đường nông thôn, đường cao tốc…

Tủ thích hợp sử dụng cho cả đèn cao áp truyền thống, đèn đường LED và đèn đường năng lượng mặt trời…

Hình ảnh đèn đường được sử dụng tủ điện chiếu sáng
Hình ảnh đèn đường được sử dụng tủ chiếu sáng

5.2 Tủ điều khiển chiếu sáng PLC

Thông số kỹ thuật

Điện áp định mức1 pha 220VAC, 3 pha 380VAC
Dòng định mức10A ÷ 630A
Kích thước tủ1000 x 700 x 350mm
Cấp bảo vệIP54 (tủ điện ngoài trời ) / IP42 (tủ điện trong nhà)
Tiêu chuẩn lắp rápIEC 60439-1

Đặc điểm sản phẩm

Hình ảnh tủ điện điều khiển ánh sáng PLC
Hình ảnh tủ điện điều khiển ánh sáng PLC

Mẫu tủ chiếu sáng này hoạt động nhờ điều khiển được lập trình nhờ sử dụng độ điều khiển trung tâm PLC thông qua các phím chức năng.

Loại tủ này có ưu điểm là chi phí đầu tư không lớn; có thể điều chỉnh linh hoạt phụ thuộc vào công suất bóng đèn và thời gian hoạt động. Tủ PLC cho phép điều khiển nhiều cụm đèn có chế độ hoạt động riêng; các loại đèn nhiều màu sắc hoặc là tự động thay đổi chế độ sáng theo mùa.

Tủ phân phối cho phép người dùng điều khiển các hệ thống đèn trang trí và chiếu sáng ở các chế độ khác nhau cả bằng tay và điều khiển tự động.

Tuy nhiên điểm yếu của loại đèn này là cần có hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn tốt khi thi công, lắp đặt và không thể điều khiển từ xa.

Kích thước của tủ phân phối lắp công tơ là 1000 x 600 x 300mm. Chúng được sử dụng cho các hệ thống đèn chiếu ngoài trời như đường phố; công viên; quảng trường và khu vực công cộng.

Tủ được bảo vệ an toàn nhờ aptomat và cầu chì; đảm bảo cho quá trình chiếu sáng không bị cháy chập, gây nguy hiểm đến người xung quanh.

Khi tủ đèn điện bắt đầu được bật thì điện áp đầu vào là 220V; sau một khoảng thời gian đến khi lượng người qua lại ít thì mức điện áp sẽ được giảm dần, từ từ đến một mức nhất định. Việc này sẽ đảm bảo an toàn tầm nhìn cho người tham gia giao thông lại vừa tiết kiệm một khoản lớn điện năng cho nước nhà. Tủ nên sử dụng với hệ thống đèn đường LED 50w

5.3 Tủ điện chiếu sáng Timer

Thông số kỹ thuật

Điện áp định mức1 pha 220VAC, 3 pha 380VAC
Dòng định mức10A ÷ 630A
Kích thước tủ1000 x 700 x 350mm
Cấp bảo vệTủ điện ngoài trời có IP54Tủ điện trong nhà có IP42
Tiêu chuẩn lắp rápIEC 60439-1

Đặc điểm sản phẩm

Cấu tạo tủ điều khiển Timer
Cấu tạo tủ điều khiển Timer

Tủ điều khiển Timer giúp tăng tuổi thọ của các bóng đèn LED; giảm độ sáng của đèn trong những trường hợp cần thiết mà không gây hiện tượng chiếu sáng nấc thang, giúp cải thiện chất lượng ánh sáng.

Có thể tự động bật và tắt theo chương trình đã cài đặt; thay đổi linh hoạt thời gian theo mùa, theo tuần hoặc theo ngày.

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà cài đặt này có thể thay đổi. Ví dụ như điều chỉnh từ 6h-18h là tắt toàn bộ bóng đèn; từ 18h-22h bật 100% đèn chiếu; từ 22h-6h tắt 2/3 số đèn theo từng vị trí và khoảng cách nhất định, đèn sáng chỉ duy trì 60% công suất định mức để tiết kiệm điện.

Bộ điều khiển có tính năng rộng, giám sát và điều khiển tại trung tâm điều khiển thông qua phần mềm cài đặt Rạng Đông. Ngoài ra, bộ Timer còn có màn hình LCD trực quan; giúp quan sát dễ dàng và đóng ngắt linh hoạt theo thực tế.

Tuy nhiên, khoảng cách từ tủ điện đến cột đèn xa nhất không được vượt quá 1km. Khi sử dụng không cần có thêm dây điều khiển. Vì tủ điều khiển chiếu sáng đèn đường Timer có khả năng cấp điện cho các đèn cũ. Mặt khác, tủ này không cho phép cài đặt chế độ điều khiển phức tạp; đồng thời không thể điều khiển từ xa và không thể điều khiển nhiều cụm đèn có hoạt động khác nhau.

Tủ điều khiển Timer thường được áp dụng cho hệ thống chiếu sáng đường cao tốc áp dụng với đèn chiếu sáng đường phố công suất lớn. Điển hình như đèn đường LED 250w

5.5 Tủ điện chiếu sáng thông minh

Tủ chiếu sáng này sử dụng vi điều khiển và các bộ cảm biến thông minh. Tủ sẽ được thiết kế theo 2 chế độ là tự động hoặc điều khiển bằng tay. Được tích hợp các cảm biến thông minh bảo vệ khi quá tải và ngắn mạch

Hình ảnh tủ điều khiển chiếu sáng thông minh
Hình ảnh tủ điều khiển chiếu sáng thông minh

Thiết kế đạt tiêu chuẩn chống nước có thể lắp đặt ở ngoài trời. Ứng dụng các hệ thống chiếu sáng thông minh, hiện đại hiện nay

Qua việc đo lường các chỉ số về độ sáng, trời mưa/sương mù, cảm biến có người,.. và những thông số do người dùng cài đặt thì tủ sẽ tự động điều khiển bật/tắt đèn và có cường độ chiếu sáng phù hợp nhất

5.6 Tủ điện chiếu sáng chống cháy

Thông số kỹ thuật

Kích thướcTùy chỉnh
Điện ápAC220V/380V
Cấp bảo vệIP65
Tiêu chuẩn chống cháy nổ

EXDEIIBT4/T5/T6

EXDEIICT4/T5/T6

DIPA20 T4/T5/T6

Đặc điểm sản phẩm

Tủ điều khiển chống cháy dùng trong nhà máy sản xuất linh kiện
Tủ điều khiển chống cháy dùng trong nhà máy sản xuất linh kiện

Tủ thiết kế đầy đủ các phụ kiện chống cháy nổ. Tủ thích hợp sử dụng trong các môi trường dễ có khả năng cháy nổ như: hầm mỏ, khu vực khí gas, thuốc nổ, nhà máy sơ…

5.7 Tủ điện chiếu sáng đường truyền thống

Thông số kỹ thuật

Công suất tiêu thụ5W
Điện áp/ Tần số380VAC (3 pha)/ 50Hz
Bộ bảo vệ chống xung sét lan truyền20kA
Vật liệu tôn làm tủ dày1,5mm
Kích thước (CxRxS)800x600x350 mm
Cấp độ bảo vệIP54

Đặc điểm sản phẩm

Tủ điện chiếu sáng ngoài trời dùng để chiếu sáng các khu vực công cộng, các khu vực ngoài trời, vẫn là sử dụng PLC làm bộ điều khiển trung tâm. Tuy nhiên có thêm các module truyền thông và các phần mềm giám sát điều chỉnh từ trung tâm điều hành.

Tủ điều khiển tự động được làm việc theo một quy trình cố định. Được con người cài đặt trước thông qua hệ thống máy tính và internet. Vì thế chi phí lắp đặt loại tủ chiếu này thường cao.

Dòng điện định mức sẽ dao động trong khoảng 20-200; trong suốt thời gian hoạt động, tủ chiếu sáng truyền thông luôn có bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Vì thế nên an toàn tuyệt đối cho người xung quanh.

Cụ thể như sau’; ở chế độ buổi tối thì cả 3 công tắc tơ đều có điện cho nên tất cả đèn được bật. Chế độ đêm khuya cho phép chỉ công tắc K1 có điện còn K2 thì mất điện, dẫn đến 1/3 lượng đèn sẽ sáng. Cuối cùng là chế độ ban ngày thì cả 3 công tắc đều tắt dẫn đến toàn bộ đèn chiếu cũng tắt.

6. Báo giá tủ điện chiếu sáng ngoài trời

6.1 Giá tủ điều khiển chiếu sáng theo chức năng

Sản phẩmGiá bán (VNĐ/bộ)
Tủ đèn đường vỏ composite18.820.000-19.120.000
Báo giá tủ điều khiển chiếu sáng đèn đường PLC18.000.000-18.299.000
Tủ đèn chiếu sáng Timer17.500.000-17.810.000
Tủ điện điều khiển chiếu sáng công nghiệp15.000.000–19.000.000
Tủ điều khiển chiếu sáng ATS15.800.000-16.103.000
Tủ điều khiển chiếu sáng 3 pha16.000.000-16.205.000

Bảng giá mang tính chất tham khảo; trên thực tế bảng giá sẽ có sự thay đổi theo từng thời điểm, số lượng đơn hàng.

6.2 Giá tủ điện điều khiển chiếu sáng theo thương hiệu

Loại tủGiá bán (VNĐ/bộ)
Tủ TMT điều khiển chiếu sáng 18.820.000-19.127.000
Tủ tôn điều khiển đèn đường Rạng Đông20.450.000-20.602.000
Tủ điện điều khiển chiếu sáng Samsung15.800.000-15.986.000
Tủ điện điều khiển chiếu sáng Philips16.000.000-16.290.000

7. 6 bước lắp tủ điện chiếu sáng đạt chuẩn

Dựa trên sơ đồ đấu nối tủ chiếu sáng chúng ta có thể Lắp tủ điện công nghiệp gồm có 6 bước cụ thể:

  • Bước 1: tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn những thiết bị cần thiết
  • Bước 2: Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị điện và nguyên lý hoạt động trước khi tiến hành đấu điện 
  • Bước 3: Tiến hành gia công và lắp đặt vỏ kĩ lưỡng
  • Bước 4: Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ điện đúng vị trí
Hướng dẫn lắp đặt tủ điện điều khiển chiếu sáng
Hướng dẫn lắp đặt tủ điện điều khiển chiếu sáng
  • Bước 5: Đấu dây dẫn trong tủ điện chính xác 
  • Bước 6: Cấp nguồn và chạy không tải 

8. Tiêu chuẩn kích thước tủ điện chiếu sáng 

Tiêu chuẩn kích thước tủ chiếu sáng được quy định chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế và lắp đặt tủ điện công nghiệp. Cụ thể:

  • Theo TCVN 6221:2015 về thiết kế và chế tạo tủ điện, kích thước tủ điện thường được thiết kế phù hợp với số lượng và loại thiết bị bên trong, với chiều cao phổ biến từ 1 đến 2 mét, chiều rộng từ 0,5 đến 1,8 mét và độ sâu từ 0,3 đến 0,8 mét.
  • Tiêu chuẩn IEC 60439-1 cũng được áp dụng để đảm bảo chất lượng và an toàn trong thiết kế tủ điện, bao gồm các quy định về kích thước, cách điện, hệ thống thông gió và chống cháy nổ.
  • Kích thước tủ điện cần đảm bảo đủ không gian cho việc lắp đặt thiết bị, đấu nối, bảo trì và thông gió nhằm duy trì hiệu suất hoạt động ổn định của hệ thống chiếu sáng.

Kích thước tủ chiếu sáng không cố định mà được thiết kế linh hoạt dựa trên yêu cầu kỹ thuật, số lượng thiết bị và điều kiện môi trường, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế để đảm bảo an toàn, bền bỉ và dễ dàng vận hành.

9. Ứng dụng của tủ điều khiển chiếu sáng

9.1 Lắp đặt cho khu vực công cộng

Tủ chiếu sáng đèn đường được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống chiếu sáng đường phố, công viên, quảng trường và khu đô thị. 

Tủ điều khiển chiếu sáng đèn đường công cộng
Tủ điều khiển chiếu sáng đèn đường công cộng

Thiết bị giúp tự động bật/tắt đèn theo lịch trình hoặc cảm biến môi trường, tiết kiệm điện năng và nâng cao an toàn cho người dân khi di chuyển vào ban đêm. 

Nhờ khả năng điều khiển từ xa và lập trình linh hoạt, tủ điện giúp quản lý hiệu quả mạng lưới chiếu sáng rộng lớn mà không cần thao tác thủ công tại từng điểm.

9.2 Lắp đặt cho dân dụng

Trong các khu dân cư, nhà ở và tòa nhà văn phòng, tủ điều khiển chiếu sáng thông minh đảm bảo hệ thống đèn hoạt động ổn định và an toàn. 

Tủ điều khiển điện dân dụng
Tủ điều khiển điện dân dụng

Kích thước nhỏ gọn, thiết kế phù hợp cho không gian trong nhà giúp bảo vệ thiết bị điện. Đồng thời dễ dàng điều khiển bật/tắt hoặc điều chỉnh ánh sáng theo nhu cầu sử dụng, góp phần tiết kiệm chi phí điện năng. 

Đây là giải pháp tiện lợi cho việc quản lý chiếu sáng trong các công trình dân dụng hiện đại có kết nối hệ thống IoT.

9.3 Lắp đặt cho khu công nghiệp

Tại các khu công nghiệp, nhà máy và xí nghiệp, tủ điều khiển chiếu sáng chịu trách nhiệm vận hành hệ thống chiếu sáng công suất lớn, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và hiệu quả cho công nhân. 

Tủ điều khiển chiếu sáng công nghiệp có quy mô lớn
Tủ điều khiển chiếu sáng công nghiệp có quy mô lớn

Tủ điện công nghiệp thường được thiết kế với các bộ điều khiển lập trình (PLC) và cảm biến thông minh. Hệ thống tủ giúp tự động điều chỉnh ánh sáng theo giờ làm việc và môi trường sản xuất, đồng thời giảm thiểu lãng phí điện năng. 

Ngoài ra, tủ điện còn phối hợp với các hệ thống bảo vệ điện để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống.

10. Hướng dẫn bảo trì tủ điện chiếu sáng an toàn

  • Bước 1: Tắt nguồn điện
  • Bước 2: Kiểm tra các thiết bị điện có bị hỏng hay không.
  • Bước 3: Làm sạch tủ điện.
  • Bước 4: Kiểm tra các mối đấu dây điện có phần nào bị lỏng không thì siết chặt lại.
  • Bước 5: Bật nguồn điện của hệ thống chiếu sáng.

11. Câu hỏi thường gặp

Câu 1: Tủ chiếu sáng có thể tích hợp với hệ thống thông minh khác không?

Có. Tủ chiếu sáng hiện đại hoàn toàn có thể tích hợp với các hệ thống thông minh khác như hệ thống giám sát năng lượng, chiếu sáng tự động, cảm biến ánh sáng hoặc hệ thống điều khiển trung tâm trong đô thị thông minh. Điều này giúp đồng bộ vận hành và tối ưu hóa hiệu suất sử dụng.

Câu 2: Tủ điện chiếu sáng có thể điều khiển từ xa bằng ứng dụng trên điện thoại không?

Có. Nhiều dòng tủ chiếu sáng hiện nay hỗ trợ kết nối không dây (Wi-Fi, 4G, LoRa...), có thể điều khiển từ xa thông qua ứng dụng điện thoại hoặc phần mềm quản lý trung tâm. Người dùng có thể giám sát trạng thái, bật/tắt, hoặc hẹn giờ chiếu sáng mọi lúc mọi nơi.

Câu 3: Tủ điện chiếu sáng ngoài trời có chống nước không?

Có. Tủ điện chiếu sáng ngoài trời thường được thiết kế đạt tiêu chuẩn chống bụi, chống nước IP54 đến IP66, đảm bảo hoạt động ổn định trong điều kiện thời tiết mưa nắng, ẩm ướt hoặc bụi bẩn từ môi trường.

Câu 4: Tủ điều khiển chiếu sáng có an toàn không?

Rất an toàn nếu được lắp đặt và sử dụng đúng tiêu chuẩn. Tủ được trang bị đầy đủ thiết bị bảo vệ như Aptomat, cầu chì, chống sét lan truyền và vỏ cách điện. Ngoài ra, thiết kế khóa bảo vệ giúp ngăn chặn truy cập trái phép, đảm bảo an toàn điện cho cả người và hệ thống.

Câu 5: Tủ điện có thể sử dụng được các loại đèn khác nhau không?

Có. Tủ chiếu sáng có thể điều khiển nhiều loại đèn như đèn LED, đèn cao áp sodium, metal halide, đèn năng lượng mặt trời..., miễn là hệ thống điện được thiết kế phù hợp với công suất và điện áp của đèn. Một số tủ còn hỗ trợ phân vùng, điều khiển theo nhóm để tối ưu linh hoạt.

Tủ điện chiếu sáng là giải pháp cần thiết cho các hệ thống chiếu sáng đô thị, công nghiệp và dân dụng hiện đại. Với nhiều mẫu mã, chức năng thông minh và khả năng tích hợp linh hoạt, sản phẩm không chỉ giúp vận hành hiệu quả mà còn tiết kiệm chi phí lâu dài. Nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu tủ phù hợp, hãy liên hệ HALEDCO để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá ưu đãi.

TOP sản phẩm được ưa chuộng nhất 2025

5.0
180 Đánh giá
Lê Văn Quỳnh là kỹ sư công nghệ chiếu sáng với hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Lắp ráp, sửa chữa, bảo trì và khắc phục các sự cố liên quan đến đèn LED tại công ty đèn LED HALEDCO.
Bài viết trước Nên mua đèn LED âm trần loại nào tốt nhất hiện nay? Nên mua đèn LED âm trần loại nào tốt nhất hiện nay?
Bài viết tiếp theo 7 cách làm đèn pin tự chế đơn giản tại nhà siêu tiết kiệm 7 cách làm đèn pin tự chế đơn giản tại nhà siêu tiết kiệm
Bình luận
Popup image default
ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU
philips-lighting
seoul-semiconductor
osram
meanwell
epistar
cree-led
bridgelux

Thông báo

Zalo