Tiếp địa tủ điện: 7 thông tin về cách đấu dây tiếp đất

Lượt xem: 330

Trong quá trình lắp đặt hệ thống điện luôn cần tới tủ điện. Tác dụng của tủ điện là để đảm bảo một dòng điện ổn định cung cấp tới các thiết bị điện trong một không gian nhất định. Do đó, cần có tiếp địa tủ điện giúp cho tủ điện hoạt động một cách ổn định và an toàn. Tại bài viết này, kỹ thuật viên HALEDCO đưa ra những thông tin tổng quát nhất về phụ kiện này. 

1. Tiếp địa tủ điện là gì?

1.1 Khái niệm

  • Tiếp địa tủ điện là một phụ kiện quan trọng trong hệ thống điện tòa nhà, khu công nghiệp, điện đô thị. Tiếp địa bao gồm một dây đất và các thanh tiếp địa. 
  • Một hệ thống tiếp địa cấu tạo bao gồm: cọc tiếp địa; cáp đẳng thế; dây nối đất (dây tiếp địa); Hộp đấu nối.
Tiếp địa tủ điện là phụ kiện quan trọng của hệ thống điện
Tiếp địa tủ điện là phụ kiện quan trọng của hệ thống điện

1.2 Vai trò của tiếp địa tủ điện

  • Giảm nguy cơ bị điện giật: luôn giữ cho đường điện an toàn cho người sử dụng thiết bị trong nhà. 
  • Bảo vệ thiết bị điện: khi tủ điện có sự cố ngắn mạch, tiếp địa sẽ bảo vệ sự an toàn của tủ cũng như thiết bị điện xung quanh. 
  • Tiếp địa an toàn: tạo ra dòng đường điện trở thấp để dòng điện chạy vào đất thay vì đi qua tủ điện hay hệ thống thiết bị điện. Ngăn chặn nguy cơ cháy nổ cho thiết bị điện. 

2. Phân loại tiếp địa tủ điện

2.1 Tiếp địa cho tủ điện tổng

  • Đây là tiếp địa của tủ điện chính trong hệ thống điện của một không gian chiếu sáng. Tiếp địa này đấu nối trực tiếp với tiếp địa tổng của tòa nhà, vị trí gần bảng nguồn chính. 

2.2 Tiếp đất tủ điện con

  • Đây là tiếp địa của tủ điện nhánh phụ – nơi cung cấp tiếp địa cho từng khu vực cụ thể. Tiếp địa này kết nối với tiếp đất tủ điện tổng. 

2.3 Tiếp đất tủ điện nối đất

  • Đây là loại tiếp địa có thanh tiếp đất tạo ra điểm tiếp đất chung cho nhiều thiết bị điện. Ứng dụng chủ yếu là trạm biến áp, trạm điện nhỏ. 

2.4 Tiếp địa tủ điện hệ thống tiếp địa nối đất

  • Đây là loại tiếp địa đóng vai trò kết nối và đảm bảo liên kết chính xác của từng phần hệ thống tiếp địa. Tác dụng chính là nối đất và bảo vệ chống sét cho tủ điện. 

2.5 Tiếp địa cố định

  • Đây là loại tiếp địa cổ định, sử dụng phổ biến trong hệ thống điện công nghiệp, trạm biến áp. 

2.6 Tiếp địa chuyên dụng

  • Đây là loại tiếp địa dùng cho tủ điện đặc biệt. Phổ biến nhất là tủ điện của máy biến áp; hoặc hệ thống tủ điện dự phòng. 

3. Cách đo điện trở tiếp địa tủ điện

  • Mục đích điện trở nối đất là để hệ thống điện đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn quy định. 
  • Điện trở nối đất phụ thuộc vào thành phần đất; độ ẩm; nhiệt độ môi trường. Khi các thanh nối đất đặt càng sâu dưới đất thì càng ổn định. 
Cách đo điện trở tiếp đất
Cách đo điện trở tiếp đất

Công thức tính điện trở suất của tiếp địa nối đất: 

ρ   = 2 π AR 

Trong đó:

  • ρ là điện trở suất trung bình ở độ sâu A ( đơn vị đo là ohm/cm)
  • π = 3,1616
  • A là khoảng cách giữa các điện cực (đơn vị là cm)
  • R là giá trị điện trở (đơn vị ohm)

Để đo được điện trở đất cần sử dụng đồng hồ đo chuyên dụng. 

4. Tiêu chuẩn tiếp địa tủ điện

Các tiêu chuẩn về tiếp đất tủ điện được quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9358:2012.

4.1 Phạm vi áp dụng

  • Quy định yêu cầu chung về chọn và lắp đặt tiếp địa trong một công trình. 
  • Không áp dụng cho hệ thống tiếp địa của nhà máy điện, trạm biến áp, công trình ngầm.

4.2 Tiêu chuẩn chung

  • Khi lắp đặt hệ thống tiếp địa phải tuân thủ các quy định tại điểm 4, điểm 5, điểm 6, điểm 7 của Tiêu chuẩn này. 

Chi tiết xem tại: 

https://tieuchuanxaydung.vsqi.gov.vn/tieuchuan/view?sohieu=TCVN+9358%3A2012 

5. Cách đấu dây tiếp địa cho tủ điện

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ bao gồm: bộ tiếp địa, gang tay, búa, kìm, gang đấu nối,…
Chuẩn bị dụng cụ
Chuẩn bị dụng cụ
  • Bước 2: Đóng cọc tiếp địa xuống đất và đấu dây tiếp đất vào cọc. 
Cách nối dây tiếp đất với cọc tiếp đất
Cách nối dây tiếp đất với cọc tiếp đất
  • Bước 3: Nối một đầu dây tiếp đất vào tủ điện tổng. 
Đấu dây tiếp đất với tủ điện
Đấu dây tiếp đất với tủ điện
  • Bước 4: Đấu nối dây PE từ cọc tiếp địa đến hệ thống thiết bị: aptomat, ổ cắm. 
Cách đấu dây PE với thiết bị điều khiển hệ thống điện
Cách đấu dây PE với thiết bị điều khiển hệ thống điện
  • Bước 5: Nối dây PE với thiết bị chống giật. 
Đấu dây PE với thiết bị chống giật
Đấu dây PE với thiết bị chống giật

6. Cách đóng cọc tiếp địa cho tủ điện

  • Bước 1: Đào rãnh dưới đất để chôn cọc tiếp đất. 
  • Bước 2: Đóng cọc tiếp đất xuống rãnh.
  • Bước 3: Đấu nối cáp đồng với cọc tiếp đất, rải cáp theo đường rãnh đã đào. 
  • Bước 4: Dùng đồng hồ để đo điện trở suất đất. Sau đó, dùng thuốc hàn để làm giảm điện trở. 
  • Bước 5: Sau khi đấu nối xong dây cho tiếp địa thì lấp đất trả lại mặt bằng. 

Cách lắp cọc tiếp địa cho trụ đèn cũng tương tự quy trình như trên. Tiếp địa cho trụ đèn có vai trò chống rò điện, chống giật cho người sử dụng. 

7. Cách làm dây nối đất chống chạm mát – rò điện

Cách làm dây chống chạm mát
Cách làm dây chống chạm mát
  • Bước 1: Cắm một dây đồng hoặc sắt xuống đất (sâu ít nhất 10cm); lắp sâu sẽ ổn định hơn. 
  • Bước 2: Đấu nối 1 đầu dây điện vào thiết bị rò điện; đầu còn lại nối vào cọc tiếp đất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tiếp địa tủ điện. Trong quá trình lắp đặt phải chuẩn kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị điện. Nếu không am hiểu kỹ thuật, nên nhờ tới dịch vụ thi công tiếp địa chuyên nghiệp.

Vui lòng đánh giá bài viết

Bình luận