Khoảng cách giữa 2 cột đèn chiếu sáng đường là 10-30m?
Hệ thống chiếu sáng đường phố đóng vai trò đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Do đó, việc thiết kế chiếu sáng phải đảm bảo khoảng cách giữa 2 cột đèn đường theo tiêu chuẩn. Tất cả thông tin chi tiết về vấn đề này sẽ được HALEDCO tổng hợp tại bài viết này.
1. Quy định về khoảng cách giữa 2 cột đèn đường
1.1 Tiêu chuẩn, quy định hiện hành
Khoảng cách trụ đèn được quy định tại các văn bản sau:
- TCVN 7722:2009 quy định chiếu sáng ngoài trời
- Quyết định 42/2014/QĐ-UBND quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật đối với chiếu sáng ngoài trời
- Thông tư 25/2018/TT/BXD hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật thi công xây dựng công trình giao thông
- Luật điện lực 2004 sửa đổi bổ sung 2012
- Nghị định 14/2014/NĐ-CP
- Nghị đinh 51/2020/NĐ-CP
Tuy nhiên, trên thực tế khoảng cách cột đèn chiếu sáng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Chiều cao cột đèn: Cột điện cao bao nhiêu mét là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới khoảng cách lắp cột. Cột càng cao thì khoảng cách cần càng xa để ánh sáng đồng đều, tránh lãng phí điện.
- Loại đèn: đèn đường có góc chiếu hẹp hơn đèn pha nên khoảng cách lắp đèn đường gần hơn. Hoặc chiếu sáng bằng đèn cao áp truyền thống thì khoảng cách cột cũng gần hơn lắp đèn LED. Bởi hiệu suất sáng của đèn truyền thống chỉ bằng 1/3 hoặc 1/2 đèn LED.
- Độ rộng lòng đường: đường càng rộng khoảng cách cột đèn càng xa.
- Mật độ cây xanh: ở một số vị trí có cây xanh cần thu hẹp khoảng cách để ánh sáng có thể xuyên qua tán lá, chiếu sáng hết đường.
- Lưu lượng giao thông: đối với đường có lưu lượng giao thông dày thì cần khoảng cách cột đèn gần hơn.
>> Tham khảo ngay một số công suất đèn đường bán chạy nhất hiện nay:
1.2 Khoảng cách giữa 2 cột điện là bao nhiêu mét? Bảng tiêu chuẩn
Trên thực tế khi lắp cột điện, có thể điều chỉnh khoảng theo bảng tiêu chuẩn sau:
Loại đường | Chiều cao cột đèn (mét) | Khoảng cách cột đèn tiêu chuẩn (mét) |
Cao tốc | 10 - 12 m | 30 - 36 m |
Quốc lộ | 8 - 10 m | 25 - 30 m |
Tỉnh lộ | 6 - 8 m | 20 - 25 m |
Đường phố, khu đô thị, bến bãi, đường nông thôn trục chính | 4 - 6 m | 15 - 20 m |
Ngõ hẻm, khu phố nhỏ, đường nông thôn xóm | 3 - 4 m | 10 - 15 m |
Để chiếu sáng cho các dự án đường giao thông, cần sử dụng cột điện thép mạ kẽm để đảm bảo hiệu quả. Lựa chọn cột chính hãng để đảm bảo độ bền.
2. Cách tính toán khoảng cách giữa 2 trụ điện
Cách 1: Sử dụng công thức e = F/(Etb.l)
Trong đó:
- e là Khoảng cách giữa 2 cột đèn.
- Etb là Độ rọi trung bình cần đáp ứng.
- L là Chiều rộng lòng đường.
- F là Quang thông do đèn phát ra.
Công thức chúng tôi chia sẻ trên đây chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế có thể có 1 số sai số.
Cách 2: Sử dụng phần mềm chuyên dụng
Sử dụng phần mềm giúp việc tính toán nhanh chóng và chính xác hơn. Tham khảo một số phần mềm phổ biến:
- DIALux
- ReluxPro
- Lighting Designer
- AGI32
- Autodesk Inventor Nastran
3. Lợi ích của việc xác định khoảng cách cột đèn
- Đảm bảo an toàn giao thông
- Nâng cao vẻ đẹp cảnh quan đô thị, đèn đường khu đô thị.
- Tiết kiệm điện năng, tiết kiệm ngân sách cho nhà nước
- Tăng cường hiệu quả chiếu sáng tối ưu
4. Lưu ý khi thiết kế hệ thống chiếu sáng đường phố
Bên cạnh việc xác định khoảng cách giữa các cột điện hợp lý thì khi thiết kế chiếu sáng đường cũng cần lưu ý:
- Đảm bảo chiếu sáng đồng đều: ánh sáng phải được phân bố đồng đều trên toàn bộ lòng đường, hạn chế tối đa tạo ra điểm tối hay chói.
- Tránh gây chói mắt: điều chỉnh hướng chiếu sáng phù hợp để không chiếu thẳng trực tiếp vào mắt người tham gia giao thông gây chói lóa, ảnh hưởng sự an toàn.
- Tiết kiệm: sử dụng đèn LED để tiết kiệm điện, tiết kiệm chi phí vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa.
- Đảm bảo mỹ quan đô thị: chọn cột có chất liệu tốt, kiểu dáng đơn giản và chọn đèn có thiết kế hiện đại để nâng cao tính thẩm mỹ. Tham khảo cột đèn chất lượng sau:
>> Tham khảo:
99+ hình ảnh cột đèn chiếu sáng 6m 7m 8m 9m 10m 25m 30m
TOP 8 cột camera 6m thép mạ kẽm nhúng nóng bền đẹp
5. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp
Khoảng cách an toàn điện của mỗi cấp điện áp là không giống nhau, bạn cần nắm rõ khoảng cách này. Nếu không tuân thủ khoảng cách an toàn phóng điện, bạn có thể gặp các tai nạn điện nghiêm trọng.
5.1 Khoảng cách an toàn điện cơ bản
Cấp điện áp | Khoảng cách an toàn điện tối thiểu |
---|---|
Điện hạ thế | 0,3m |
Điện áp từ 1kV đến 15kV | 0,7m |
Điện áp từ 15kV đến 35kV | 1m |
Điện áp từ 35kV đến 110kV | 1,5m |
Điện áp từ 110kV đến 220kV | 2,5m |
Điện áp từ 220kV đến 500kV | 4,5m |
5.2 Quy định cho nhà ở và công trình trong hành lang bảo vệ
Đối với các nhà ở, công trình được xây dựng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tường và mái nhà là những vật liệu không cháy
- Không ảnh hưởng đến việc kiểm tra, sửa chữa điện
- Khoảng cách tối thiểu giữa điểm thấp nhất của dây dẫn điện khi ở trạng thái võng cực đại với các bộ phận của công trình, nhà ở là:
- 4m đối với điện áp 110kV
- 6m đối với điện áp 220kV
6. Khoảng cách an toàn tại điểm giao chéo
6.1 Với phương tiện giao thông đường bộ
Bằng 4,5m cộng với khoảng cách an toàn theo cấp điện áp:
Cấp điện áp | Khoảng cách an toàn điện |
---|---|
35kV | 2,5m |
110kV | 2,5m |
220kV | 3,5m |
500kV | 5,5m |
6.2 Với phương tiện, công trình giao thông đường sắt
Bằng 7,5m cộng với khoảng cách an toàn theo cấp điện áp:
Cấp điện áp | Khoảng cách an toàn điện |
---|---|
35kV | 3m |
110kV | 3m |
220kV | 4m |
500kV | 7,5m |
6.3 Với phương tiện đường thủy nội địa
Bằng chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa cộng với khoảng cách an toàn theo cấp điện áp:
Cấp điện áp | Khoảng cách an toàn điện |
---|---|
35kV | 1,5m |
110kV | 2m |
220kV | 3m |
500kV | 4,5m |
# Giải đáp thắc mắc
Câu 1: Khoảng cách giữa 2 cột điện hạ thế?
- Đối với điện tới 35kV thì khoảng cách an toàn khi phóng điện cao nhất là 4,5m; phương tiện giao thông là 2,5m. Khoảng cách an toàn khi phóng điện ở đường sắt cao 4,5m - 7,5m là 3m. Chiều cao tĩnh điện của đường nội thủy có khoảng cách an toàn 1,5m.
- Đối với điện áp tới 110kV thì khoảng cách an toàn khi phóng điện cao nhất là 4,5m; phương tiện giao thông đường bộ là 2,5m. Khoảng cách an toàn khi phóng điện ở đường sắt (tương tự với điện 35kV). Chiều cao tĩnh điện của đường nội thủy có khoảng cách an toàn 2m.
- Đối với điện 220kV thì khoảng cách an toàn khi phóng điện cao nhất 4,5m; phương tiện giao thông là 3,5m. Khoảng cách an toàn khi phóng điện ở đường sắt cao 4,5m - 7,5m là 4m. Chiều cao tĩnh điện của đường nội thủy có khoảng cách an toàn 3m.
Câu 2: Khoảng cách giữa 2 trụ điện 22kV
- Khoảng cách giữa 2 cột điện 22kV là 25 - 36m tùy chiều rộng lòng đường, chiều cao cột và công suất đèn.
- Khoảng cách an toàn tối thiểu của dây 22kV đối với đường giao thông, nhà ở, công trình là 1,50m.
Câu 3: Khoảng cách giữa 2 trụ điện 500kV
- Đối với điện tới 500kV: khoảng cách an toàn khi phóng điện cao nhất là 4,5m; của phương tiện giao thông là 5,5m. Khoảng cách an toàn khi phóng điện ở đường sắt cao 4,5m - 7,5m là 7,5m. Chiều cao tĩnh điện của đường nội thủy có khoảng cách an toàn là 4,5m
Câu 4: Khoảng cách giữa trụ đèn đường và nhà dân?
- Khoảng cách từ trụ đèn tới nhà dân có thể là vài mét hoặc vài chục mét tùy vào quy định của từng địa phương, khu vực. Khoảng cách tối thiểu phải đảm bảo an toàn cho các tài sản và sự an toàn của nhà dân.
Câu 5: Khoảng cách giữa cột đèn đường và biển báo giao thông?
- Thông thường, biển báo giao thông cần đặt gần cột đèn đường để ánh sáng từ cột đèn chiếu sáng vào biển báo. Việc này giúp người tham gia giao thông dễ dàng nắm bắt thông tin. Quy định chi tiết về lắp biển báo tại TCVN 41:2012 và Thông tư 01/2020/TT-BCA.
Câu 6: Khoảng cách giữa cột điện và cây xanh?
Theo Quy định tại Thông tư 06/2019/TT-BXD về khoảng cách an toàn giữa công trình điện và cây xanh:
Đối với đường dây điện hạ thế:
- Cây xanh có chiều cao < 4 mét: Khoảng cách tối thiểu 0,3 mét.
- Cây xanh có chiều cao từ 4 - 7 mét: Khoảng cách tối thiểu 0,5 mét.
- Cây xanh có chiều cao > 7 mét: Khoảng cách tối thiểu 1 mét.
Đối với đường dây điện trung thế: Khoảng cách tối thiểu 2 mét đối với tất cả các loại cây xanh.
Đối với đường dây điện cao thế: Khoảng cách tối thiểu 4 mét đối với tất cả các loại cây xanh.
Câu 7: Một số cách bố trí cột đèn
- Lắp đặt 1 bên đường
- Lắp đặt 2 bên đường song song hoặc so le
- Lắp đặt ở giữa dải phân cách
- Lắp đặt ở đảo giao thông
- Lắp đặt ở vỉa hè ngã 3, ngã 4, ngã 5 đường
Câu 8: Chi phí lắp đặt cột đèn đường
- Chi phí lắp cột đèn khoảng từ 6.500.000 - 20.000.000 tùy vào loại cột, loại đèn, chi phí nhân công, vận chuyển, đào hố, máy móc lắp đặt, hệ thống điện,...Ngoài ra, yếu tố địa hình, số lượng cột, đơn vị thi công,...cũng làm ảnh hưởng tới chi phí lắp đặt.
Tham khảo: Báo giá các loại cột đèn chiếu sáng đầy đủ 99+ mẫu HOT nhất
Câu 9: Loại đèn dùng cho cột đèn chiếu sáng
Để đảm bảo ánh sáng tốt nhất cho hệ thống chiếu sáng đường phố, cần sử dụng 2 loại đèn chính là đèn đường LED và đèn pha LED. Bóng đèn LED chiếu sáng đường phố dùng chiếu sáng 2 bên đường, dải phân cách. Đèn pha dùng chiếu sáng đảo giao thông, ngã 3, ngã 4 đường. Tham khảo những sản phẩm sau:
Qua những thông tin trên, có thể thấy khoảng cách giữa 2 cột đèn đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thực tế, các đơn vị thi công cần điều chỉnh sao cho đảm bảo ánh sáng theo quy định. Liên hệ hotline 0332599699 để được đặt hàng trụ đèn ngoài trời, đèn LED và tư vấn giải pháp chiếu sáng đường phố.