Báo giá khung móng cột đèn chiếu sáng cập nhật 2025 kèm bản vẽ móng trụ điện miễn phí

Lê Văn Quỳnh Haledco Lê Văn Quỳnh Haledco 07/05/2025 Lượt xem: 11304

Trong những phụ kiện lắp đặt cột đèn, móng cột đèn chiếu sáng đóng vai trò quan trọng. Móng cột điện đúc sẵn tốt sẽ đảm bảo độ chắc chắn, kiên cố và độ bền cho cột đèn. Vậy lựa chọn móng cột cần chú ý đến những yếu tố nào? Tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Khung móng cột đèn chiếu sáng là gì?

Khung móng cột đèn là một phụ kiện quan trọng của cột đèn, vai trò chính là giữ do chân đế cột đèn được cố định chắc chắn dưới nền đất. Các loại khung móng thường được cấu tạo từ sắt với kiểu dáng các thanh bắt chéo tăng độ chắc chắn. Khi lắp đặt với cột đèn sẽ dùng bulong để cố định.

Vai trò của khung móng

Khung móng cột đèn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sự ổn định, an toàn và độ bền của hệ thống chiếu sáng ngoài trời. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm liên kết giữa cột đèn và nền đất, giúp truyền tải toàn bộ tải trọng của cột và các tác động môi trường (gió, rung động, va chạm) xuống móng. Dưới đây là những vai trò chính của khung móng:

  • Tạo độ ổn định kết cấu: Khung móng được thiết kế để giữ cột đèn luôn ở trạng thái vững chắc, không bị nghiêng hay lún sụt theo thời gian. Nhờ đó, hệ thống chiếu sáng hoạt động hiệu quả và an toàn.

  • Chịu tải trọng và lực tác động: Ngoài tải trọng tĩnh của cột đèn, khung móng còn phải chịu được các lực động từ gió bão, rung chấn hoặc va chạm. Việc lựa chọn vật liệu và thiết kế phù hợp là yếu tố quyết định khả năng chịu lực của khung móng.

  • Liên kết bền vững giữa cột và nền đất: Khung móng thường bao gồm các bu lông neo và bản đế, có nhiệm vụ gắn chặt thân cột vào phần móng bê tông đã cố định dưới đất. Sự liên kết này giúp ngăn ngừa hiện tượng lỏng lẻo hoặc gãy cột.

  • Dễ bảo trì và thay thế: Thiết kế khung móng hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi cần thay cột đèn mới hoặc thực hiện công tác bảo trì mà không phải phá dỡ toàn bộ nền móng.

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ và kỹ thuật: Ngoài chức năng kỹ thuật, khung móng còn được thi công sao cho đồng bộ với kiến trúc cảnh quan, đảm bảo sự hài hòa và gọn gàng cho khu vực lắp đặt.

Cấu tạo chung của khung móng

Chất liệu

Khung móng cột đèn thường được chế tạo từ thép mạ kẽm nhúng nóng, giúp tăng khả năng chống ăn mòn và chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường ngoài trời. Thép có cường độ cao còn đảm bảo tính chịu lực và độ bền lâu dài cho toàn bộ kết cấu móng.

Thiết kế

Thiết kế khung móng thường bao gồm bản đế, bu lông neo và các chi tiết liên kết được tính toán kỹ lưỡng dựa trên chiều cao cột và điều kiện gió khu vực. Các chi tiết được gia công chính xác để đảm bảo sự ăn khớp khi lắp đặt và thuận tiện cho việc vận chuyển, thi công.

Kết cấu khung móng

Kết cấu khung móng được chôn sâu trong nền bê tông cốt thép, tạo thành phần nền vững chắc cho cột đèn. Phần bu lông neo sẽ nhô lên trên bề mặt để liên kết trực tiếp với chân cột, giúp truyền tải lực đều từ thân cột xuống phần móng và nền đất bên dưới.

Báo giá khung móng cột đèn chiếu sáng

Giá khung móng có nhiều mức giá khác nhau để đáp ứng yêu cầu sử dụng. Lưu ý: giá khung móng có thể thay đổi theo loại vật liệu và thời điểm mua hàng. Liên hệ trực tiếp với đơn vị bán để được báo giá trước khi mua hàng. 

Kích thước khung móng cột đènGiá bán lẻ (đồng /1 bộ khung móng)
Khung móng trụ đèn M16x240x240x650160.000 - 250.000
Khung móng trụ đèn M24x300x300x750300.000 - 380.000
Khung móng trụ đèn M30430.000 - 485.000
Khung móng trụ đèn M36510.000 - 592.000
Giá móng trụ đèn đúc sẵnLiên hệ

Hiện nay trên thị trường có 8 loại kích thước móng cột điện phổ biến sau đây:

TOP 1. Khung móng M16x240x240x650 - Khung móng cột đèn chiếu sáng sân vườn

1.1 Đặc điểm cấu tạo và kích thước

  • Khung móng M16x240x240x650 là loại khung móng M16; có kích thước tương đương là 240mm x 240mm x 650 mm, sử dụng lỗ bu lông 4.

1.2 Ứng dụng của khung móng

  • Khung móng M16 hay còn gọi là khung móng cột đèn sân vườn phù hợp với nhiều loại cột đèn: 
    • Cột thép tròn côn cần đơn, cần kép. 
    • Cột thép tròn côn liền cần. 
    • Cột thép bát giác liền cần.
    • Cột đèn chiếu sáng Nouvo.
    • Cột đèn Pine.
    • Cột đèn Arlequin. 
  • Khung móng M16 dùng cho cột đèn có chiều cao từ 6 - 8m; ứng dụng trong hệ thống chiếu sáng giao thông, chiếu sáng khu công nghiệp, cầu cảng hoặc bến bãi. 

1.3 Hình ảnh bản vẽ khung móng

Khung móng cột đèn chiếu sáng M16 được sử dụng phổ biến
Khung móng cột đèn chiếu sáng M16 được sử dụng phổ biến

Tham khảo thêm: Bản vẽ biện pháp thi công cáp ngầm

TOP 2. Khung móng M24x300x300x750

2.1 Đặc điểm cấu tạo và kích thước

  • Khung móng M24 là loại khung móng sử dụng sắt M2; với kích thước đường kính là 300mm x 300m; chiều cao 750mm thích hợp với các loại cột đèn có chiều cao từ 8 - 12m.

2.2 Ứng dụng của khung móng

  • Khung móng M24 thích hợp dùng cho một số cột đèn dưới đây. 
    • Cột thép tròn côn liền cần cao từ 9m - 12m.
    • Cột thép bát giác liền cần cao từ 9m - 12m.
    • Cột thép tròn côn cần đơn, cần kép cao từ 9m - 12m.
    • Cột thép bát giác cần đơn, cần kép cao từ 9 -12m.

2.3 Hình ảnh bản vẽ khung móng

Khung móng cột đèn M24 được dùng cho chiếu sáng sân vườn
Khung móng cột đèn M24 được dùng cho chiếu sáng sân vườn

TOP 3. Khung móng cột đèn M30

3.1 Đặc điểm cấu tạo và kích thước

  • M30x500x500x1350-12 là loại móng sử dụng bu lông móng M30 chất lượng cao. 

3.2 Ứng dụng của khung móng

  • Khung móng M30 được dùng cho các loại cột đèn có chiều cao từ 11 - 13m. 
  • Loại khung móng M30 ứng cho cho lắp đặt cột đèn đường phố, đại lộ, đường cao tốc,... 

3.3 Hình ảnh bản vẽ khung móng

 

Móng cột đèn M30 dùng cho cột đèn đường ngoài trời
Móng cột đèn M30 dùng cho cột đèn đường ngoài trời

Tham khảo: 99+ cột đèn chiếu sáng liền cần đơn, đôi – Bảng giá

TOP 4. Khung móng cột đèn chiếu sáng M36

4.1 Đặc điểm cấu tạo và kích thước

  • Đây là loại khung móng có kích thước lớn nhất.
  • Khung móng cấu tạo bằng nhiều thanh sắt đan chéo, có độ bền và chắc chắn cao.

4.2 Ứng dụng của khung móng

  • Sử dụng bu lông M36 có độ bền cao, sử dụng cho các loại cột đèn chiếu sáng ngoài trời có chiều cao từ 11 - 15m. 

4.3 Hình ảnh bản vẽ khung móng

 

Ứng dụng lắp đặt cột đèn nâng hạ của khung móng M36
Ứng dụng lắp đặt cột đèn nâng hạ của khung móng M36

 

TOP 5. Khung móng trụ điện M10

5.1 Đặc điểm cấu tạo và kích thước

  • Kích thước nhỏ, chỉ phù hợp với trụ LED sân vườn.

5.2 Ứng dụng của khung móng

  • Khung móng M10 là loại khung móng dành cho đèn trụ nấm sân vườn.

5.3 Hình ảnh bản vẽ khung móng

TOP 6. Móng trụ đèn đúc sẵn bằng bê tông

6.1 Đặc điểm cấu tạo và kích thước

  • Móng trụ đèn bê tông được đúc từ cát, xi măng, đá dăm, sỏi, tro, đất sét, xỉ, đá phiến.
  • Móng bê tông được đúc đặc, bề mặt nhẵn không có rỗ bọt phí đảm bảo kết cấu chắc chắn.
  • Loại móng cột điện đúc sẵn này có nhiều kích thước khác nhau với kiểu dáng tròn hoặc vuông, chữ nhật.
Chân móng trụ đèn đúc sẵn
Chân móng cột điện đúc sẵn

6.2 Ứng dụng của khung móng

  • Sử dụng để lắp đặt cột đèn bê tông cho các dự án chiếu sáng đường nông thôn, công trình công cộng.

6.3 Hình ảnh thực tế khung móng

Móng cột điện bê tông có nhiều kích thước khác nhau
Móng cột điện bê tông có nhiều kích thước khác nhau

TOP 7. Móng trụ điện trung thế

Hình ảnh móng trụ điện trung thế
Hình ảnh móng trụ điện trung thế

TOP 8. Móng cột điện ly tâm

Hình ảnh móng trụ điện ly tâm
Hình ảnh móng cột điện ly tâm

8.1 Cấu tạo của móng cột điện ly tâm

Móng cột điện ly tâm thường được cấu tạo bởi 5 phần chính sau: 

  • Móng chính: Phần chịu lực chính của cột điện.
  • Móng phụ: Các móng nhỏ hơn, hỗ trợ móng chính.
  • Betong: Vật liệu liên kết các thành phần của móng.
  • Thép: Tăng cường độ bền cho móng.
  • Lớp đệm: Giúp phân tán áp lực lên đất nền.

8.2 Bản vẽ móng cột điện ly tâm

  • Bản vẽ móng cột điện ly tâm là tài liệu kỹ thuật quan trọng, cung cấp các thông số kỹ thuật chi tiết về kích thước, cốt thép, vị trí đặt móng... Bản vẽ giúp cho quá trình thi công được diễn ra chính xác và đảm bảo chất lượng công trình.
Bản vẽ móng cột điện ly tâm
Bản vẽ móng cột điện ly tâm

Xem thêm: TOP 5 bảng điện cửa cột đèn chiếu sáng giá rẻ

TOP 9 Khung móng M16x240x240x500

Thông số kỹ thuật: Bu lông M16, kích thước bản đế 240x240mm, chiều cao khung 500mm.

Ứng dụng: Phù hợp với các loại cột đèn chiếu sáng có chiều cao từ 6m đến 8m, bao gồm:

  • Cột thép tròn côn liền cần (TCC).
  • Cột thép bát giác liền cần (BGC).
  • Cột thép tròn côn cần đơn, cần kép (TCD, TCK).
  • Cột thép bát giác cần đơn, cần kép (BGD, BGK).
  • Cột đèn Nouvo, Pine, Arlequin.

TOP 10 Khung móng M16x240x240x525

Với cấu tạo tương tự TOP 9, loại khung móng này có chiều cao tăng nhẹ lên 525 mm, vẫn sử dụng bu lông M16 và bản đế 240×240 mm. Chiều cao tăng giúp khung móng có khả năng liên kết cột đèn với nền bê tông một cách chắc chắn hơn, đặc biệt khi yêu cầu tải trọng cao hơn một chút. 

Loại khung này cũng thích hợp với các cột đèn trung bình, được lựa chọn cho các công trình chiếu sáng cần bổ sung độ ổn định.

TOP 11 Khung móng M24x300x300x675

Khung móng này được thiết kế với bu lông M24, bản đế lớn 300×300 mm và chiều cao 675 mm, cho khả năng chịu lực vượt trội. Những thông số kỹ thuật này giúp khung móng phù hợp với các loại cột đèn cao, có trọng lượng và chiều cao lớn. 

Thường được áp dụng cho các công trình chiếu sáng công cộng, tuyến đường trọng yếu hay khu vực có yêu cầu nghiêm ngặt về độ bền và khả năng chống chịu tác động môi trường.

TOP 12 Khung móng M16x340x340x550

Thông số kỹ thuật: Bu lông M16, kích thước bản đế 340x340mm, chiều cao khung 550mm.

Ứng dụng: Được sử dụng cho cột đèn sân vườn DC05B.

TOP 13 Khung móng M16x260x260x550 

Với thông số bản đế 260×260 mm, bu lông M16 và chiều cao 550 mm, khung móng này được thiết kế với tỉ lệ cân đối giữa khả năng chịu lực và sự tiện lợi trong thi công. 

Cấu trúc này giúp khung móng dễ dàng tích hợp với các loại cột đèn có kích thước nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định. Thích hợp sử dụng cho các công trình chiếu sáng dân cư, khu đô thị hiện đại hoặc không gian ngoài trời yêu cầu sự tinh tế và hiệu quả về mặt kết cấu.

14. Bảng Thông Số Móng Cột Điện Đúc Sẵn

STTMã MóngBu lôngKích thước bản đế (mm)Chiều cao móng (mm)
1M14x130x130x500M14130 x 130500
2M16x240x240x500M16240 x 240500
3M16x240x240x525M16240 x 240525
4M16x260x260x550M16260 x 260550
5M16x340x340x550M16340 x 340550
6M24x300x300x675M24300 x 300675
7M24x300x300x750M24300 x 300750
8M24x400x400x750M24400 x 400750
9M24x450x450x1200M24450 x 4501200
10M30x500x500x1350M30500 x 5001350

Ghi chú:

  • Bu lông neo móng: Là loại bu lông được lắp đặt sẵn trong móng trước khi đổ bê tông, dùng để liên kết hệ kết cấu bên trên với phần móng bên dưới.

  • Kích thước bản đế: Là kích thước mặt phẳng trên cùng của móng, nơi tiếp xúc với chân cột.

  • Chiều cao móng: Là chiều cao từ đáy móng đến mặt phẳng bản đế.

15. Quy trình lắp đặt thi công móng trụ đèn chiếu sáng

Việc thi công móng trụ đèn chiếu sáng là một bước quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và sự an toàn của toàn bộ hệ thống chiếu sáng. Quy trình thi công cần được thực hiện theo các bước chuẩn kỹ thuật như sau:

Bước 1: Khảo sát và xác định vị trí lắp đặt

Trước khi tiến hành thi công, cần khảo sát địa hình thực tế để xác định vị trí đặt trụ đèn sao cho hợp lý, tránh các công trình ngầm như cáp điện, ống nước, đồng thời đảm bảo độ chiếu sáng phù hợp cho khu vực.

Bước 2: Đào hố móng

Tiến hành đào hố móng với kích thước phù hợp theo thiết kế kỹ thuật hoặc theo thông số của khung móng được sử dụng. Độ sâu và chiều rộng phải đảm bảo đủ để chịu tải và chống nghiêng lún về lâu dài.

Bước 3: Đặt khung móng và căn chỉnh

Khung móng (có bu lông neo) sẽ được đặt chính xác vào giữa hố. Tiến hành cân chỉnh cao độ, vị trí và độ thẳng đứng của bu lông bằng nivo, thước dây và cữ thép, đảm bảo bu lông nằm đúng tâm và vuông góc với mặt móng.

Bước 4: Đổ bê tông móng

Sau khi khung móng được cố định chắc chắn, tiến hành đổ bê tông lấp đầy hố móng. Cần đầm kỹ bê tông để tránh rỗ tổ ong, đảm bảo kết cấu móng chắc chắn và bám dính tốt với khung móng.

Bước 5:  Dưỡng hộ bê tông và chờ khô

Bê tông sau khi đổ cần được bảo dưỡng đúng kỹ thuật (tưới nước, che chắn...) và để khô đủ thời gian (thường từ 5 đến 7 ngày) trước khi lắp trụ đèn nhằm tránh nứt hoặc sụt lún móng.

Bước 6:  Lắp đặt trụ đèn vào khung móng

Khi bê tông đã đủ cường độ, tiến hành dựng trụ đèn và lắp vào khung móng bằng cách siết chặt các bu lông liên kết. Đảm bảo trụ đèn được lắp thẳng đứng và chắc chắn.

Bước 7:  Kiểm tra và hoàn thiện

Sau khi lắp đặt xong, kiểm tra toàn bộ hệ thống từ móng đến thân cột để đảm bảo đúng kỹ thuật. Nếu đạt yêu cầu, tiến hành thi công phần đấu nối điện và hoàn thiện cảnh quan xung quanh.

16. Tiêu chuẩn móng cột đèn chiếu sáng

16.1 Tiêu chuẩn chất liệu khung móng cột đèn chiếu sáng

  • Chất liệu khung móng thường được làm từ sắt và thép để đảm bảo độ bền.
  • Chất liệu của khung móng sẽ cần phải luôn tương tích với thiết kế và tổng thể của cột đèn để có thể chịu được trọng lượng, không bị biến dạng. 
Khung móng cột đèn cần đảm bảo độ bền chắc
Khung móng cột đèn cần đảm bảo độ bền chắc

Xem thêm: Tiếp địa cột đèn chiếu sáng - Bảo vệ an toàn cho hệ thống đèn

16.2 Tiêu chuẩn thiết kế khung móng cột đèn

  • Trong thiết kế khung móng cần phải đáp ứng được yêu cầu về: tính khoa học, khả năng chịu lực, chịu được ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
  • Thiết kế móng cột có kết cấu từ 3 tầng sắt; kết hợp với nhiều khung sắt tròn bao quanh để nâng cao khả năng chịu lực tốt.
  • Khung móng phải được sơn cách điện để chống han gỉ và đảm bảo độ an toàn cao. 

16.3 Tiêu chuẩn cấu tạo móng cột đèn

  • Cấu tạo: 3 tầng được làm từ sắt và thép. 
  • Kích thước thông dụng trong cấu tạo móng cột đèn chính là khung M16 và khung M24. 
  • Khung móng M16 sẽ dùng cho các loại cột đèn có chiều cao từ 6 - 10m.
  • Khung móng M24 để đáp ứng yêu cầu chịu lực cho các cột đèn có chiều cao từ 8 - 14m.
Cấu tạo móng cột đèn chiếu sáng phải phù hợp với đế cột
Cấu tạo móng cột đèn chiếu sáng phải phù hợp với đế cột

17. Bản vẽ khung móng trụ đèn chiếu sáng bản đầy đủ

Link download miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/108TV_CHjcKW78d705F12r9Cgd-ArlGRb/view?usp=sharing

18. Quy trình sản xuất khung móng cột đèn

  • Bước 1: Xác định loại khung móng để chọn kích thước thanh sắt phù hợp. 3 kích thước khung móng phổ biến: M16x240x240x500; M24x300x300x675; M30x500x500x1350.

  • Bước 2: Hàn các thanh sắt với nhau theo khung bắt chéo. Phần đầu của khung móng xử lý bằng công nghệ tiện ren để bắt bulong.

  • Bước 3: Tiến hành mạ kẽm nhúng nóng cho khung móng để tăng khả năng chống gỉ sét.

  • Bước 4: Kiểm tra lại chất lượng trước khi xuất xưởng.

19. Nơi bán khung móng cột đèn chiếu sáng đạt tiêu chuẩn

  • HALEDCO là một trong những địa chỉ bán khung móng cột đạt tiêu chuẩn hiện nay.
  • Công ty cung cấp các sản phẩm cột đèn chiếu sáng, khung móng chất lượng, độ bền cao.
  • Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp tư vấn loại khung móng, loại cột phù hợp với cột đèn của từng dự án.
  • HALEDCO có dịch vụ giao hàng toàn quốc, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. 

Từ những thông tin chia sẻ về móng cột đèn chiếu sáng giúp người dùng hiểu rõ hơn về vai trò của khung móng. Qua đó, người mua dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như yêu cầu của dự án. Liên hệ trực tiếp: 0332.599.699 để được tư vấn chi tiết. Tham khảo một số dòng cột đèn chiếu sáng giá rẻ của HALEDCO. 

5.0
357 Đánh giá
Lê Văn Quỳnh là kỹ sư công nghệ chiếu sáng với hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Lắp ráp, sửa chữa, bảo trì và khắc phục các sự cố liên quan đến đèn LED tại công ty đèn LED HALEDCO.
Bài viết trước Tiếp địa cột đèn chiếu sáng - Bảo vệ toàn diện cho hệ thống chiếu sáng Tiếp địa cột đèn chiếu sáng - Bảo vệ toàn diện cho hệ thống chiếu sáng
Bài viết tiếp theo Đèn pha LED HLFL10.7-400 Đèn pha LED HLFL10.7-400
Bình luận
Popup image default
ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU
philips-lighting
seoul-semiconductor
osram
meanwell
epistar
cree-led
bridgelux

Thông báo

Zalo