14 biện pháp thi công lắp đặt cột đèn chiếu sáng đạt tiêu chuẩn chuẩn 2023 – Tải File cad miễn phí

Lượt xem: 6588

Lựa chọn biện pháp thi công cột đèn chiếu sáng phải căn cứ vào bản vẽ thiết kế, loại cột và vị trí lắp đặt. Vậy có những biện pháp thi công nào? Lựa chọn ra sao cho phù hợp? Bài viết dưới đây tổng hợp đầy đủ thông tin liên quan tới lắp cột đèn. 

Nội dung chính

1. Biện pháp thi công cột đèn chiếu sáng với khâu vận chuyển

  • Đây là một trong những bước cần sự cẩn trọng để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 
  • Khi thực hiện phải có thiết bị máy móc hỗ trợ sắp xếp cột đèn lên xe và dỡ xuống công trình. Bởi cột đèn khá dài và nặng, có những loại cột như cột đèn giàn nâng hạ còn dài 17m – 18m đến 25m. 
Biện pháp thi công với khâu vận chuyển
Biện pháp thi công với khâu vận chuyển
  • Biện pháp vận chuyển cột đèn cần sử dụng xe tải phân khối lớn để tránh làm hỏng, làm bong tróc, cong vênh cột; hỏng đèn led hay làm xước hay đứt dây cáp điện. 

2. Biện pháp thi công cột đèn chiếu sáng bằng định vị đo đạc

  • Căn cứ vào hệ thống cọc mốc định vị và cao độ chuẩn do chủ đầu tư tư vấn bàn giao để tiến hành kiểm tra; đo đạc lại các mốc xác định vị theo toàn bộ hồ sơ thiết kế.
  • Trường hợp phát hiện có sai lệch khác với mốc đã giao; nhà thầu sẽ kịp thời thông báo lại ngay cho Chủ đầu tư; đơn vị khảo sát thiết kế để có sự hiệu chỉnh kịp thời.

3. Biện pháp thi công đào rãnh và đặt cáp

3.1 Đào rãnh

  • Khi đào rãnh có thể đào thủ công hoặc sử dụng máy móc hiện đại để tiết kiệm công sức, thời gian. 
  • Chọn khoảng thời gian ít phương tiện qua lại để tránh ảnh hưởng đến giao thông. 
  • Việc thi công rãnh cần thực hiện theo bản vẽ biện pháp thi công cáp ngầm để đảm bảo chuẩn kỹ thuật. 

Các công đoạn trong việc đào rãnh cáp gồm: 

  • Bước 1: Xác định vị trí kích thước rãnh cần đào.
  • Bước 2: Xác định các công trình ngầm khác để tránh gây hư hại.
  • Bước 3: Xác định tính chất của nền đất nơi đào cáp. 
  • Bước 4: Đào rãnh.
Công tác thi công rãnh cáp ngầm
Công tác thi công rãnh cáp ngầm

3.2 Rải cáp ngầm

  • Tiến hành rải vật liệu ở vị trí thi công đã có những vật dụng đã chuẩn bị: ống nhựa HDPE; cáp ngầm; băng báo cáp; bê tông. 
  • Kiểm tra số lượng và chất lượng của cáp. Cáp trước khi rải được đo thử độ cách điện bằng Megomet. 
  • Cáp ngầm phải đặt trong ống nhựa xoắn rải giữa lớp đất mềm không được lẫn đá, sỏi, tạp chất. Sau đó được tưới nước đầm chặt.
  • Trong quá trình rải cáp, cuộn cáp được để trên giá quay ra cáp để tránh bị xước vỏ cáp. 
  • Rãnh cáp qua đường sẽ được đào và đặt ống nhựa xoắn bảo vệ cáp trước khi tiến hành thi công. Rãnh cáp dọc tuyến sẽ được đào thủ công, cáp điện được đặt trong ống nhựa xoắn bảo vệ. 

4. Biện pháp thi công móng cột đèn chiếu sáng

Phần móng cột đèn chiếu sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo độ chắc chắn và bền bỉ cho hệ thống cột.

4.1 Đào hố móng cột

Mặt bằng hố móng

  • Tập kết cát, đá dăm vật liệu đúc nóng và mặt bằng đặt máy trộn bê tông. 
  • Mặt bằng cho tập kết đá, sỏi từ 10 – 15 m2 (tùy khối lượng vật liệu).
  • Mặt bằng cho thi công khoảng 10 – 12 m2
  • Đất đào móng phải đổ gọn để thuận tiện cho lấp đất móng sau này.

Chiều sâu hố móng: 

Được thiết kế theo tùy kích thước từng loại móng và được xác định như sau: 

  • Trong quá trình đào móng nếu phát hiện nền đất móng quá yếu hoặc lầy sụt phải báo ngay cho kỹ thuật. 
  • Trong trường hợp đào sâu thêm 0,5 – 1m mà đất vẫn quá yếu thì phải ngừng thi công và báo với chủ đầu tư. 
Đào hố móng cột phải đảm bảo kích thước
Đào hố móng cột phải đảm bảo kích thước

Kích thước hố móng 

  • Chiều rộng đáy móng = chiều rộng của phần bê tông lót móng + 30cm về mỗi phía. 
  • Độ vát mép hố móng = Chiều sâu hố móng x Hệ số vát mép. 
  • Sau khi đào móng, phải tiến hành nghiệm thu với nội bộ đơn vị thi công, sau đó đến giám sát kỹ thuật. 
  • Yêu cầu các hố móng phải đạt chuẩn kỹ thuật mới được phép chuyển bước thi công. 
  • Kích thước hố móng được tính toán trên trọng lượng cột đèn chiếu sáng, kích thước đế cột,…

4.2 Thi công bê tông cho trụ móng chiếu sáng

Trình tự thi công cho trụ móng chiếu sáng

  • Bước 1: Đổ lót móng
  • Bước 2: Lắp cốt pha
  • Bước 3: Đúc bê tông móng
  • Bước 4: Bảo dưỡng bê tông theo đúng thời gian và quy trình yêu cầu
  • Bước 5: Tháo dỡ cốt pha
  • Bước 6: Nghiệm thu móng và lấp đất móng đến cao độ thích hợp

Trộn bê tông ( cát, đá dăm, xi măng tiêu chuẩn, nước)

  • Cát, đá phải rửa sạch, không lẫn đất hay rác
  • Xi măng đạt tiêu chuẩn trong hạn sử dụng và không vón cục
  • Nước trộn bê tông phải sạch.
  • Các chất phụ gia đạt tiêu chuẩn chất lượng. 
Trộn bê tông đạt chuẩn là một biện pháp thi công cột đèn chiếu sáng quan trọng
Trộn bê tông đạt chuẩn là một biện pháp thi công cột đèn chiếu sáng quan trọng

Quy trình trộn bê tông

  • Đong vật liệu theo đúng tỷ lệ quy định. 
  • Trộn kỹ hỗn hợp khô gồm cát, đá, xi măng, chất phụ gia và sau đó mới đổ nước theo tỷ lệ đã xác định. 
  • Trộn đều hỗn hợp với nước rồi mới đổ vào vị trí móng. 

Đổ lót móng

  • Dọn sạch đáy móng, ghép cốt pha để đúc bê tông lót móng theo đúng kích thước.
  • Đầm kỹ bê tông và không láng trơn bề mặt để tạo liên kết tốt với phần thân móng cột.

4.3 Lắp ghép cốt pha

  • Cốt pha được cố định bằng các cây chống bằng đinh thép đường kính 10 – 12 mm. 
  • Chân đế cây chống được cố định chống trượt vào vách hố móng bằng cọc thép đường kính 12 – 14 mm.
  • Dùng ít nhất là 2 dây căng tim để định vị chính xác tâm móng cột. Thường xuyên theo dõi cốt pha trong quá trình đổ bê tông. 
Công tác định vị tim cột chuẩn
Công tác định vị tim cột chuẩn
  • Cốt pha được tháo sau khi bê tông móng đạt được độ ổn định (khoảng sau 5 – 7 ngày). 

4.4 Đổ bê tông móng cho cột đèn chiếu sáng

Đổ bê tông móng cho cột đèn

  • Làm sạch phần mặt bê tông lót và tưới nước làm ướt mặt cốt pha. 
  • Tiến hành trộn bê tông móng và đổ một lớp xi măng để tạo mạch nối. 
  • Lưu ý: cần rải đều vữa, từng lớp dày 20cm; đầm thật kỹ bằng máy đầm dùi loại gắn động cơ nổ 1,5kW. Các vị trí góc, ke cần dùng đầm tay là thép thanh  có đường kính 16-18mm.
  • Sau khi đổ bê tông được 4 – 6 giờ cần tiến hành tưới nước.

Lấp đất móng cột và đắp móng

  • Sử dụng đất trộn lẫn 15 – 20% sỏi, dăm để lấp móng cột. Trước khi lấp cần tưới nước làm ẩm đất. 
  • Lấp đất thành từng lớp dày 20cm và dùng đầm sắt đầm kỹ. 

5. Biện pháp thi công cần và đèn LED cho cột đèn chiếu sáng

5.1 Lắp đặt cần

  • Sử dụng dây thừng ni lông, puly nhôm,… để lắp đặt cần đèn. 
  • Cần đèn sau khi lắp đặt phải đảm bảo thẳng đứng, đúng hướng. Các bulông, ốc vít phải được bắt chặt vào thân cột. 
Lắp đặt cần đèn vào cột đúng hướng theo bản vẽ thiết kế
Lắp đặt cần đèn vào cột đúng hướng theo bản vẽ thiết kế

5.2 Lắp đặt đèn đường LED

Lắp đặt chóa

  • Các chóa đèn trước khi lắp đặt phải được nghiệm thu chất lượng đạt đủ tiêu chuẩn; đủ điều kiện để lắp đặt trên cột đèn và cần đèn. 
  • Bao gồm: quy cách, ngày sản xuất, thử sáng chóa đèn được lắp thông qua việc sử dụng cẩu tự hành. 

Lắp đặt đèn

  • Sử dụng bóng đèn đường LED theo đúng công suất, đấu dây 2 × 1,5 vào đèn. 
  • Dùng dây mồi luồn dây lên đèn từ đầu cần qua lỗ luồn dây lên đèn ở trên cần để đấu vào cáp cấp nguồn. 

>> Tham khảo danh mục Đèn đường để lựa chọn hàng trăm sản phẩm đèn đường chất lượng nhất hiện nay và thông tin tư vấn lựa chọn cột đèn, vần đèn phù hợp với loại đèn và công suất.

6. Biện pháp thi công cột đèn chiếu sáng với cọc tiếp địa

  • Tiến hành đào rãnh tiếp địa theo bản thiết kế. Lựa chọn loại tiếp địa cột đèn chiếu sáng phù hợp với móng cột và loại cột đèn cao áp. 
  • Dây tiếp địa phải nắn thẳng; cọc tiếp địa được đóng trực tiếp xuống rãnh sau khi đạt độ sâu; hàn dây tiếp địa vào đầu cọc. 
  • Lấp đất rãnh tiếp địa thực hiện đúng theo yêu cầu như đắp móng cột. Sau đó đầm chặt thì tiến hành tưới nước để giữ ẩm cho đất. 

7. Biện pháp thi công cột đèn chiếu sáng với tủ điện

7.1 Lắp đặt và cài đặt tủ điện chiếu sáng

  • Tủ điện được kiểm tra trước khi đặt vào các vị trí.
  • Trong quá trình đấu nối và lắp đặt phải đảm bảo an toàn.  
Biện pháp thi công lắp đặt tủ điện với cột đèn
Biện pháp thi công lắp đặt tủ điện với cột đèn

7.2 Đầu nối bảng điện với cột

  • Sử dụng bảng điện cửa cột đèn chiếu sáng lắp đặt vào cột đèn.
  • Trước khi đấu nối phải ngắt nguồn điện và sử dụng trang phục bảo hộ. 
  • Kiểm tra các vị trí đấu nối, tránh tình trạng tiếp xúc điện kém và chạm chập. 

8. Biện pháp thi công đấu nối hệ thống điện

  • Trước khi tiến hành cần liên hệ với ban quản lý điện lực địa phương về việc: xin cấp phép điểm đấu nguồn cao thế; hạ thế thông qua bản hợp đồng kinh tế được ký giữa hai bên. 
  • Bảng điện cửa cột được lắp chắc chắn, đảm bảo an toàn.
Đấu nối điện ở cửa cột phải đảm bảo chính xác và an toàn
Đấu nối điện ở cửa cột phải đảm bảo chính xác và an toàn
  • Các điểm đấu nối cáp được công nhân kỹ thuật bậc 4; 5/7 thực hiện. Đầu cáp được bóc và ép các loại đầu cốt theo đúng tiết diện cáp ( Được ép chặt bằng kìm chuyên dùng).
  • Các điểm nối cáp phải kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng trước khi đấu vào đèn. 

9. Biện pháp thi công đóng điện an toàn

  • Sau khi đấu nối hoàn thiện thì đóng điện bằng nguồn điện của trạm hoặc máy phát để kiểm tra độ rọi bằng Luxmeter.
  • Đóng điện không tải để kiểm tra các thông số kỹ thuật của trạm biến áp, tủ điện.
  • Phải đảm bảo an toàn mới được cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng. 
  • Đóng điện Aptomat tổng kiểm tra điện áp nguồn từng pha bằng vôn kế. 
Biện pháp thi công đóng điện an toàn
Biện pháp thi công đóng điện an toàn
  • Rút toàn bộ cầu chì của cáp cấp nguồn ra lưới và đóng chế độ bằng tay. 
  • Lắp cầu chì của cáp cấp nguồn ra lưới và tiến hành đóng từng pha một để kiểm tra xem có hiện tượng chạm chập cáp nguồn không. 
  • Kiểm tra điện áp nguồn, dòng điện từng pha khi có tải bằng Vôn kế và Ampe kìm. 
  • Đóng điện kiểm tra chế độ tự động từ tủ điều khiển xem thời gian đóng cắt, chế độ lập trình theo điều kiện ánh sáng hiện có.

10. Biện pháp hoàn trả mặt bằng trong thi công chiếu sáng

  • Hoàn trả mặt bằng theo hiện trạng ban đầu đúng theo quy định của ngành giao thông sau khi lắp đặt hoàn chỉnh cột đèn chiếu sáng. 

11. Biện pháp thi công cột đèn chiếu sáng khi có phát sinh 

  • Xảy ra phát sinh ngoài hồ sơ mời thầu, nhà thầu sẽ lên phương án, chuẩn bị vật tư; nhân lực cùng thiết bị thi công. Sau đó, báo cáo cho chủ đầu tư, tư vấn giám sát và thiết kế quyết định. 

12. Hoàn thiện các biện pháp thi công cột đèn

  • Thực hiện biện pháp thi công theo hình thức cuốn chiếu theo từng tuyến phố; từng trạm và đưa vào vận hành ngay. Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lưới đèn và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong hồ sơ thiết kế.
  • Nghiệm thu khối lượng và kỹ thuật phải tiến hành ngay sau khi hết tuyến phố/ trạm.
Hoàn thiện các biện pháp thi công cột đèn chiếu sáng
Hoàn thiện các biện pháp thi công cột đèn chiếu sáng

13. Biện pháp thi công lắp dựng cột điện bê tông

13.1 Công tác chuẩn bị

  • Kiểm tra bê tông móng cột để đảm bảo đạt tiêu chuẩn trước khi lắp đặt.
  • Kiểm tra thông số về kích thước, trọng lượng của cột để chọn cần cẩu phù hợp.
  • Kiểm tra địa hình để đảm bảo lối ra vào, quay đầu của xe chở cột và xe cẩu.
  • Vệ sinh sạch sẽ hố móng.
  • Vệ sinh sạch sẽ đế cột trước khi lắp đặt.
  • Người vận hành cần cẩu phải có bộ đàm liên hệ với bộ phận quản lý để công tác thi công diễn ra thuận tiện.

13.2 Thi công móng cột điện bê tông

  • Bước 1: Xác định tim mốc và hướng của hệ thống cột điện.
  • Bước 2: Đào hố móng cột điện, kích thước tùy theo độ cao của cột điện.
  • Bước 3: Đóng cọc tre, lót hố móng, rải đá dăm dày 10cm rồi đổ bê tông lót 100 đá 4×6 dày 10cm.
  • Bước 4: Ghép ván tạo khuôn cho khung móng cột đèn với bề mặt phẳng dung sai ±3mm.
Thi công móng cho cột bê tông
Thi công móng cho cột bê tông
  • Bước 5: Trộn và đổ bê tông móng cột theo tiêu chuẩn 5540-91, TCVN 5592-91.
  • Bước 6: Khi bê tông khô thì tháo dỡ ván gỗ và lấp đất xung quanh móng để bảo vệ móng.
Khung móng cột điện bê tông khi hoàn thiện
Khung móng cột điện bê tông khi hoàn thiện

13.3 Các biện pháp thi công

Cách dựng cột điện thủ công

  • Phương pháp này mất rất nhiều sức và thời gian nên giờ đã ít áp dụng.
Mô hình dựng cột điện bê tông thủ công
Mô hình dựng cột điện bê tông thủ công
Đưa trụ đèn bê tông vào nơi lắp đặt bằng sức người
Đưa trụ đèn bê tông vào nơi lắp đặt bằng sức người
Dựng cột bằng tó kết hợp sức người
Dựng cột bằng tó kết hợp sức người
Sử dụng tó để cẩu cột lên
Sử dụng tó để cẩu cột lên
Người kéo căng dây để căn chỉnh cột
Người kéo căng dây để căn chỉnh cột

Cách dựng cột điện bằng tó

  • Áp dụng cho địa hình không thể di chuyển xe cẩu vào, thông thường là ở vùng quê.
  • Biện pháp này có nhược điểm là mất nhiều thời gian, công sức và độ an toàn không cao.
Cách dựng cột điện bằng tó 3 chân
Cách dựng cột điện bằng tó 3 chân

Dựng cột điện bê tông bằng cẩu tự hành

  • Ưu điểm là tiết kiệm thời gian và công sức thi công.
  • Độ an toàn cao hơn so với các phương pháp khác.
Máy cẩu xếp cột điện lên xe tải để vận hành ra công trình
Máy cẩu xếp cột điện lên xe tải để vận hành ra công trình
Dựng cột bê tông bằng máy cẩu
Dựng cột bê tông bằng máy cẩu
Công nhân siết bulong cột sau khi máy cẩu dựng xong
Công nhân siết bulong cột sau khi máy cẩu dựng xong
Máy cẩu chuyên dụng với tải trọng tới 50 tấn
Máy cẩu chuyên dụng với tải trọng tới 50 tấn

Đây là biện pháp thi công cột bê tông được lựa chọn phổ biến nhất cho các công trình chiếu sáng đô thị, đường phố.

14. Căn cứ xác định biện pháp thi công cột đèn chiếu sáng

14.1 Mục tiêu thi công cột đèn

  • Thi công đảm bảo chất lượng, an toàn và đúng tiến độ. 
  • Đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật, tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu trong hồ sơ thiết kế.
  • Đảm bảo tuyệt đối an toàn với người tiến hành lắp đặt, người qua lại và các phương tiện đi qua. 
  • Bảo đảm vệ sinh môi trường trong phạm vi công trường. 
  • Giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội. Tuyệt đối bảo quản vật tư và thiết bị tại công trình, tránh mất mát. 

14.2 Các quy định pháp luật về thi công cột đèn

15. Bản vẽ biện pháp thi công lắp đặt dựng cột đèn chiếu sáng

15.1 File cad biện pháp thi công điện chiếu sáng

File cad biện pháp thi công điện chiếu sáng
File cad biện pháp thi công điện chiếu sáng

15.2 Bản vẽ cad cột đèn chiếu sáng

Link tải miễn phí:

https://drive.google.com/file/d/1fWdyOfqp41MjNlZkLGHeRJwj7PvnqtG9/view?usp=sharing

Bản vẽ cột đèn chiếu sáng
Bản vẽ cột đèn chiếu sáng

Qua thông tin về biện pháp thi công cột đèn chiếu sáng, bạn có thể lựa chọn tốt và tối ưu nhất cho công trình thi công của mình. Để được giải đáp và hướng dẫn lắp đặt từ A đến Z, liên hệ ngay Hotline của công ty đèn LED 0332.599.699

Vui lòng đánh giá bài viết

Bình luận

Bài viết liên quan