Cường độ ánh sáng lux là gì? Công thức đo cường độ ánh sáng

Lượt xem: 10971

Cường độ ánh sáng là một trong những thuật ngữ mà tất cả mọi người đều thân thuộc. Tuy nhiên cụ thể cường đồ ánh sáng là gì? Cách đo cường độ sáng ra sao? Và công thức tính như thế nào? Mọi người hầu như đều không biết. Chính vì vậy trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để giúp mọi người trả lời những câu hỏi trên.

1. Cường độ ánh sáng là gì?

1.1 Lux là gì?

  • Cường độ ánh sáng là thông số để xác định năng lượng phát ra từ một nguồn sáng theo một hướng cố định. Trong cuộc sống hàng ngày mọi người thường gọi tắt là cường độ sáng. Hay nói cách khác Lux chính là đơn vị đo độ sáng trên một bề mặt diện tích.
  • Cụ thể như sau: Nguồn sáng phát ra 1 candela là cường độ sáng của nguồn sáng đó phát ra 1 lumen đẳng hướng trong một góc đặc. Nguồn sáng có cường độ sáng 1 candela sẽ phát ra 1 lm (đơn vị đo của quang thông) trên diện tích 1m2 tại khoảng cách 1m kể từ tâm nguồn sáng.
Khái niệm cường độ ánh sáng
Khái niệm cường độ sáng
  • Kí hiệu của cường độ ánh sáng là I. Đơn vị của cường độ được gọi là Candela.Hay còn được viết tắt là cd, 1cd=1lm/sr. Bội số của cd là kcd (kilocandela), 1kcd=1000cd.
  • Cường độ ánh sáng là một thông số kỹ thuật của ngành công nghiệp chiếu sáng nói chung. Và thông số này hoàn toàn khác biệt với thông số quang thông.

1.2 Đơn vị cường độ ánh sáng là gì?

Độ rọi Lux

Lx đơn vị đo cường độ ánh sáng
Lx đơn vị đo đơn vị đo độ sáng
  • Cường độ ánh sáng có đơn vị là gì? Đơn vị đo cường độ ánh sáng Lux là lx.
  • Thể hiện cho tổng độ sáng trên một bề mặt diện tích.
  • Lx hay còn gọi là Lumen trên một mét vuông (lm/m2). Gọi tắt là độ rọi.
  • lux = 1 lm/m2.

Quang thông

  • Tổng lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng theo mọi hướng.
  • Đơn vị của quang thông là Lumen. Ký hiệu là Lm.

Góc khối

  • Góc khối thể hiện để mô tả độ lớn tương đương tối giữa vật thể và một điểm cho trước trong không gian ba chiều.
  • Góc khối có đơn vị là steradian, ký hiệu sr.

1.3 Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn

  • Độ sáng tiêu chuẩn cụ thể sẽ rất khó để đưa ra 1 con số. Mà người ta sẽ dựa vào mục đích sử dụng của các không gian mà đưa ra yêu cầu về độ sáng.
Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn
Cường độ sáng tiêu chuẩn
  • Mỗi không gian có cường độ ánh sáng tiêu chuẩn. Và để tính được cường độ sáng tiêu chuẩn người ta sẽ dùng cường độ sáng của ngọn nến thông thường để làm chuẩn.
  • Một ngọn nến thông thường phát ra ánh sáng với cường độ sáng 1 candela. Trong một số hướng bị chặn lại bởi một rào chắn mờ; nguồn sáng này vẫn có cường độ khoảng 1 candela trong các hướng mà không bị che khuất. Và đơn vị đo Candela cũng có nghĩa là ngọn nến.
  • Từ cường độ sáng của ngọn nến chúng ta sẽ có cường độ sáng của một số nguồn sáng khác. Cụ thể: Đèn sợi đốt 40w  có cường độ sáng là 35cd theo mọi phương. Đèn sợi đốt 300w có cường độ sáng là 1500cd ở tâm chùm tia sáng. Đèn halogen 2000w có bộ phản quang sẽ là 14.800 cd theo mọi phương và 250.000 cd ở tâm chùm tia sáng.

1.4 Cường độ ánh sáng ngoài trời tiêu chuẩn

Độ ánh sáng tiêu chuẩn của mặt trời
Độ ánh sáng tiêu chuẩn của mặt trời
Ánh sáng mặt trời Độ ánh sáng
Ánh sáng mặt trời rực rỡ nhất 120.000 lux
Ánh sáng mặt trời chói 111.000 lux
Ánh sáng mặt trời quang phổ mặt trời toàn cầu Am 109.870 lux
Bóng râm được chiếu sáng bởi toàn bộ bày trời trong xanh 20.000 lux
Ánh sáng mặt trời giữa trưa 1.000 – 2.000 lux
Ánh sáng mặt trời bình minh 400 lux
Ánh sáng mặt trời hoàng hôn 400 lux

2. Công thức tính cường độ ánh sáng | Cách đo cường độ ánh sáng

2.1 Công thức tính cường độ ánh sáng

  • Để xác định được độ ánh sáng thì chúng ta sẽ cần tính theo công thức tính  độ ánh sáng chuẩn. Cụ thể công thức đó như sau: I = Ф / ω
  • Độ rọi (Lux)  = Quang thông (lumen) / Diện tích (m2)
  • Cường độ ánh sáng I = Quang thông (Lumen) / Góc  khuất (steradian)

2.2 Ví dụ thực tế

  • 1 chiếc đèn chiếu sáng có quang thông là 1 lumen. Điều chỉnh tia sáng phát ra từ đèn sao cho ánh sáng tập trung trong một chùm có giá trị góc khối 1 steradian. Lúc này chùm tia sáng cường độ là 1 candela.
  • Nêu thay đổi chùm tia sáng góc khối là 1/2 thì cường độ ánh sáng là 2 candela. Lúc này sẽ thấy chùm tia sáng trở nên hẹp lại sáng hơn.

2.3 Sử dụng máy đo độ ánh sáng

Cách đo độ sáng
Cách đo độ sáng

3. Phân biệt giữa cường độ ánh sáng và độ rọi lux

  • Ngoài khái niệm độ ánh sáng chúng ta còn có độ ánh sáng lux khác biệt hẳn so với độ ánh sáng.
  • Cường độ sáng lux chính là thuật ngữ mà chúng ta gọi là độ rọi. Độ rọi là quang thông trên một đơn vị diện tích. Có thể hiểu đơn giản đó là đơn vị biểu thị độ sáng tại một điểm.
Mối quan hệ giữa quang thông và độ rọi
Mối quan hệ giữa quang thông và độ rọi
  • Cụ thể là trong điều kiện cường độ sáng nhỏ hơn cường độ ánh sáng nhỏ nhất thì chúng ta cần thêm đèn chiếu sáng  để tăng cường độ sáng. Bên cạnh đó có thể dùng camera hồng ngoại khác để có thể quan sát.
  • Khả năng quan sát của camera trong điều kiện ánh sáng nhất định khi quan sát các không gian có ánh sáng khác nhau. Đây là một thông số mà chúng ta cần chú ý là minimum Illumination – cường độ ánh sáng nhỏ nhất và đây chính là lux hay chính là độ rọi.
  • Người ta tính độ rọi bằng công thức E=Φ/S. Đơn vị đo của độ rọi  là lux (1 lux=1 lm/m2). Đây là một trong những thuật ngữ rất quan trọng và rất thông dụng trong kỹ công nghiệp chiếu sáng.
  • Lux là được tính khu vực vùng chiếu sáng, tính đến khu vực mà quang thông được truyền đi. Một quang thông là 1000 lumens. Được tập trung vào một khu vực 1m2 chiếu sáng khu vực đó với một độ chiếu sáng là 1000lux.

4. 12+ Máy đo cường độ ánh sáng chính xác đạt tiêu chuẩn

4.1 Máy đo cường độ ánh sáng là gì?

  • Máy đo cường độ ánh sáng là thiết bị sử dụng đẻ kiểm tra độ ánh sáng của một nguồn sáng thông qua bộ cảm biến của máy.
  • Ưu điểm chính của máy đo độ ánh sáng là:
    • Thiết kế nhỏ gọn.
    • Cảm biến ánh sáng ổn định.
    • Máy dễ vận hàng và sử dụng.
    • Giúp người dùng có thể điều chỉnh được tần suất ánh sáng.
    • Máy có thể kết nối với USB. Tiện lợi cho người dùng.
    • Máy tự cảm biết tắt sau khi chúng ta không sử dụng trong vòng vài phút.
    • Máy cảm biến ánh sáng thiết kế đa dạng model. Dưới đây là list máy cảm biến ánh sáng hoạt động tốt nhất?

4.2 Máy đo cường độ sáng KIMO LX 50

Máy đo cường độ ánh sáng KIMO LX 50
Máy đo cường độ sáng KIMO LX 50
  • Đây là dòng máy được làm từ chất liệu nhựa ABS rất bền và có khả năng bảo vệ tốt. Máy được trang bị hai phím bấm đơn giản rất dễ sử dụng cho những người không chuyên kỹ thuật.
  • Máy đo có tính năng tự động tắt khi không hoạt động trong vòng 20 phút, trọng lượng lại rất nhẹ.
  • Đặc biệt máy đo cường độ sáng rất chuẩn xác. Nhờ vậy giúp chúng ta kiểm soát được ánh sáng

4.3 Máy đo cường độ sáng Tenmars TM-203

  • Đây là dòng máy hiện đại. Máy có khả năng đo sáng của tất cả các nguồn sáng được nhìn thấy.
Máy đo cường độ ánh sáng Tenmars TM-203
Máy đo cường độ ánh Tenmars TM-203
  • Không chỉ vậy với công nghệ hiện đại máy còn có thể tự động tắt, tự động chuyển khoảng đo cho phù hợp.
  • Ngoài ra máu còn có thể kết nối USB và lưu trữ hàng nghìn kết quả đo đạc. Có thể dùng để đo chính xác cường độ sáng của mọi không gian.

4.4 Máy đo sáng điện tử hiện số PCE-172

  • Máy đo có cường độ sáng của màn hình chiếu sáng LCD rất nét có thể đọc được 1999 kết quả đo. Có mức chỉ báo pin hoạt động.
Máy đo ánh sáng điện tử hiện số PCE-172
Máy đo ánh sáng điện tử hiện số PCE-172
  • Máy có thiết kế nhỏ gọn có thể mang đi mang lại phù hợp cho nhiều ngành như công nghiệp, thương mại, nghiên cứu …

4.5 Máy đo cường độ ánh sáng lx-1010b

4.6 Máy đo cường độ ánh sáng lx-1010b

4.7 Máy đo cường độ ánh sáng Benetech gm1010

4.8 Máy đo cường độ ánh sáng Testo 540

4.9 Máy đo cường độ ánh sáng extech ea31

4.10 Máy đo độ rọi ánh sáng T-10A/T10-MA

4.11 Máy đo ánh sáng Urceri Light Meter

4.12 Máy đo cường độ ánh sáng giá rẻ Extech LT300

4.13 Máy đo ánh sáng đèn led LX1330B

Trên đây là một số thông tin về cường độ ánh sáng giúp mọi người hiểu rõ hơn về thuật ngữ này cũng như những thuật ngữ liên quan. Hãy luôn theo dõi chúng tôi để có những thông tin hữu ích nhất!

4.6/5 - (9 bình chọn)

Bình luận