Cấu tạo đèn LED âm trần - 8 bộ phận chi tiết nhất
Cấu tạo đèn LED âm trần gồm nhiều bộ phận chính, mỗi bộ phận đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra ánh sáng và đảm bảo hoạt động hiệu quả của đèn. Dưới đây là 8 bộ phận thường thấy nhất trong sản phẩm đèn LED âm trần.
1. Mặt đèn
- Mặt đèn nằm ở lớp vỏ bên ngoài của bóng đèn.
- Mặt đèn có tác dụng bảo vệ chip LED và các bộ phận bên trong đèn.
- Một số loại đèn có mặt đèn dạng tán quang giúp phân phối ánh sáng đều hơn.
- Thường được làm từ nhựa Acrylic, nhôm, mica,...
Xem thêm sản phẩm tại Danh mục: Đèn âm trần
2. Chip LED
- Là bộ phận quan trọng nhất của đèn, có chức năng tạo ra ánh sáng cho bóng đèn.
- Chip LED được làm từ vật liệu bán dẫn, khi có dòng điện chạy qua sẽ phát ra ánh sáng.
- Với bóng đèn LED đơn sắc sẽ sử dụng 1 loại chip LED có cùng mức nhiệt độ màu.
- Với bóng đèn LED đổi màu (đổi 2 màu hoặc 3 màu), trên bản mạch chip LED sẽ sử dụng 3 loại chip LED với mức nhiệt độ màu khác nhau.
- Chất lượng chip LED ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất chiếu sáng, tuổi thọ và độ bền của đèn.
3. Mạch nguồn (Driver)
- Mạch nguồn hay Driver LED có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC) phù hợp với chip LED.
- Mạch nguồn giúp đảm bảo chip LED hoạt động ổn định và hiệu quả.
- Vị trí bộ nguồn có thể được đặt bên trong hoặc bên ngoài vỏ đèn tùy nhà sản xuất.
4. Hệ thống tản nhiệt
- Hệ thống tản nhiệt của đèn âm trần thường bao gồm bộ phận tản nhiệt và quạt gió, được đặt ở phần đuôi đèn.
- Có chức năng tản nhiệt ra khỏi chip LED và các bộ phận khác trong đèn.
- Bộ phận tản nhiệt thường được làm từ chất liệu như hợp kim, nhôm vì có khả năng thoát nhiệt tốt
- Hệ thống tản nhiệt tốt giúp kéo dài tuổi thọ của đèn và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.
- Nếu bộ phận tản nhiệt không hoạt động tốt sẽ khiến đèn nóng quá mức từ đó làm giảm tuổi thọ và có thể khiến đèn bị hỏng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên.
5. Vỏ đèn
- Vỏ đèn có tác dụng bảo vệ các bộ phận bên trong đèn và tạo giá đỡ cho đèn.
- Vật liệu thường dùng để làm vỏ đèn là hợp kim nhôm có độ bền cao giúp chống nước và các tác động oxy hóa từ môi trường xung quanh như kim loại (nhôm, thép) hoặc nhựa,...
- Vỏ đèn cần có khả năng chịu nhiệt tốt và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Vỏ đèn được xem là tấm khiên có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận bên trong đèn.
6. Tai cài
- Tai cài giúp cố định đèn vào trần nhà.
- Tai cài có thể được làm bằng kim loại hoặc nhựa.
7. Kính lọc, chóa phản quang
- Một số loại đèn có kính lọc để thay đổi màu sắc ánh sáng (ví dụ: ánh sáng vàng, ánh sáng xanh,...).
8. Thân đèn
- Là bộ phận kết nối các bộ phận khác của đèn lại với nhau.
- Thân đèn thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa.
Lưu ý: Cấu tạo cụ thể của đèn LED âm trần có thể thay đổi tùy theo từng loại đèn và nhà sản xuất.
>> Mỗi bóng đèn LED sẽ có những cấu tạo đặc thù riêng để phù hợp với chức năng của đèn đó. Khách hàng quan tâm có thể tham khảo đầy đủ tại bài viết: Cấu tại bóng đèn LED. HALEDCO tổng hợp đầy đủ cấu tạo của đèn đường LED, đèn pha LED, đèn tuýp LED,...
>>Xem thêm: 99+ đèn LED âm trần đôi
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo đèn LED âm trần.