5 Cách Thiết Kế Chiếu Sáng Nhà Xưởng Xuất Sắc Nhất 2024

Lượt xem: 12688

Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng không khó nhưng thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng mà đạt tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất mới khó. Thiết kế ánh sáng nhà xưởng đạt chuẩn sẽ có những ưu điểm sau: tiết kiệm điện năng tiêu thụ, cung cấp đủ ánh sáng cho không gian nhà xưởng, ánh sáng đạt tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng, tiết kiệm thời gian và công sức. Xem ngay 5 cách thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng mà đèn LED HALEDCO tổng hợp từ những chuyên gia kỹ thuật hàng đầu Việt Nam hiện nay

Nội dung chính

1. Thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng Ksd

1.1 Đặc điểm phương pháp

  • Dùng cho tính toán chiếu sáng chung.
  • Áp dụng cho các phân xưởng có diện tích > 10m2.

1.2 Nội dung tính toán

  • Bước 1: Xác định được mức chiếu sáng cần thiết cho bề mặt phòng là bao nhiêu, loại đèn phát sáng là gì?
  • Bước 2: Thu thập số liệu phòng theo bảng mẫu dưới đây:
Kích thước phòng Chiều dài L1 10 m
Chiều rộng L2 10 m
Diện tích sàn nhà L3 100 m2
Chiều cao trần nhà L4 3,0 m
Hệ số phản xạ bề mặt Trần nhà L5 0,7 p.u
Tường L6 0,5 p.u
Sàn nhà L7 0,2 m
Chiều cao bề mặt làm việc tính từ sàn nhà L8 0,9 m
Chiều cao bộ đèn tính từ sàn nhà L9 2,9 m
  • Bước 3: Tính số đo phòng = (Dài * Rộng) : Cao * (Dài + Rộng)
  • Bước 4: Tính hệ số sử dụng = Tỉ lệ % của lumen của đèn phát ra cho đến bề mặt làm việc
  • Bước 5: Tính số đèn cần dùng: N=(E*A)/(F*UF*LLF)
    • N = Số mối lắp
    • E = Mức lux cần thiết lên bề mặt làm việc
    • A = Diện tích (L x W)
    • F = Tổng lượng dòng (lumen) của tất cả các đèn trong một mối lắp
    • UF = Hệ số sử dụng lấy từ bảng đối với mối lắp  
    • LLF = Hệ số thất thoát ánh sáng. Hệ số này tính độ hao mòn theo thời gian của lượng ánh sáng phát ra từ đèn và lượng bụi tích tụ trên mối lắp và trên tường nhà

2. Tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng  từng điểm

Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng từng điểm
Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng từng điểm

2.1 Đặc điểm phương pháp

  • Dùng để tính toán các phân xưởng yêu cầu độ rọi cao.
  • Coi đèn LED một điểm sáng để áp dụng định luật bình phương khoảng cách.

2.2 Nội dung thực hiện

  • Phân biệt được:
    • Độ rọi trên mặt phẳng ngang (Eng)
    • Độ rọi trên mặt phẳng đứng (Eđ)
    • Độ rọi trên mặt phẳng nghiêng (Engh)
  • Độ rọi  được tính bằng tỷ lệ giữa quang thông (lumen) và diện tích chiếu sáng. Hoặc độ rọi được tính bằng tỷ lệ cường độ chiếu sáng và bình phương khoảng cách (R).
  • Cách tính đó là xét độ rọi tại một điểm cố định có khoảng cách tới điểm sáng là R. Phương trục quang hợp với phương pháp tuyến 1 góc enpha. Sau đó tính ba điểm đó là:
    • Độ rọi A trên mặt phẳng ngang.
    • Tính độ rọi A trên mặt phẳng đứng.
    • Tính độ rọi A trên mặt phẳng nghiêng.

3. Tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác

3.1 Đặc điểm phương pháp

  • Phương pháp này thích hợp dùng để tính toán chiếu sáng cho các phòng nhỏ.
  • Hoặc dùng để chiếu sáng khu vực phòng có chỉ số phòng < 0.5.
  • Dùng để thiết kế chiếu sáng những khu vực không cần chính xác lắm.
Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác
Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác

3.2 Nội dung phương pháp

  • Xác định công suất trên một đơn vị diện tích (w/m2) *  Diện tích sẽ được công suất tổng. Từ đó xác định số đèn, loại đèn, độ treo cao..
  • Tính được công suất tổng, chọn sơ bộ số đèn, công suất mỗi đèn. Và có thể sử dụng phương pháp từng điểm để kiểm tra lại.

4.Tính toán chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác thứ 2

4.1 Đặc điểm phương pháp

Phương pháp tính gần chính xác thứ 2
Phương pháp tính gần chính xác thứ 2
  • Phương pháp tính gần chính xác thứ 2 tương tự như phương pháp thứ 3.
  • Khi thiết kế lấy độ rọi phù hợp với độ rọi trung bình thì không cần điều chỉnh.
  • Khi thiết kế lấy độ rọi không phù hợp với độ rọi trung bình thì phải điều chỉnh.

4.2 Nội dung thực hiện

5. tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng gần đúng với đèn ống

5.1 Đặc điểm phương pháp

Phương pháp này người ta tính sẵn với 1 phòng được chiếu sáng bởi 2 đèn ống 30w(30 x 2 = 60w) có độ rọi định mức Eđm = 100lx, đèn 60/220 có quang thông = 1230lm

Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng gần đúng với đèn ống
Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng gần đúng với đèn ống

5.2 Nội dung tính toán

Khi tính toán tuân thủ các quy định.

  • Phòng gọi là rộng khi >= 4
  • Phòng gọi là vừa khi = 2
  • Phòng gọi là nhỏ khi <= 1
  • Hệ số phản xạ của trần màu thẫm: ρtr = 0.7
  • Hệ số phản xạ của trần màu trung bình: ρtr =0.5
  • Hệ số phản xạ của tường màu thẫm: ρtg = 0.5
  • Hệ số phản xạ của tường màu trung bình: ρtg = 0.3
  • Khi phối quang trực xạ k = 1.3
  • Khi phối quang phản xạ k = 1.5
  • Khi chủ yếu dùng phối quang trực xạ k = 1.4
  • Để có thể tính toán chi tiết và chính xác hơn nữa; mọi người tham khảo bài viết: tính toán chiếu sáng nhà xưởng.

6. Tính toán số bóng đèn LED chiếu sáng cho nhà xưởng

6.1 Tính toán công suất đèn chiếu sáng cho nhà xưởng

  • Chiếu sáng nhà xưởng tốt, an toàn và tiết kiệm điện thì sử dụng sự lựa chọn tốt nhất sẽ là đèn LED nhà xưởng
Chiều cao treo đèn (m) Công suất đèn LED nhà xưởng Đèn truyền thống Halogen (W)
4 40 300
5 40, 60 300
6 40, 60, 80 300 – 500
7 68, 80, 100 500 – 1000
8 80, 100, 120 500 – 1000
9 100, 120, 150 500 – 1000
10 100, 120, 150 1000 – 1500
11 120, 150, 200 1000 – 1500
12 120, 150, 200 1000 – 1500
13 150, 200, 250 1500 – 2000
  • Trong nhà xưởng có nhiều khu vực khác nhau. Mỗi khu vực sẽ có chiều cao cũng như mục đích chiếu sáng riêng. Chính vì thế bảng tính chiều cao – công suất trên hoàn toàn còn có thể thay đổi.  Khách hàng có thể thay đổi sao cho phù hợp đối với không gian chiếu sáng nhất.

6.2 Tính toán số lượng đèn chiếu sáng cho nhà xưởng

Tính tổng lượng ánh sáng cần dùng

Tính tổng lượng ánh sáng trong thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
Tính tổng lượng ánh sáng trong thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
  • Công thức tính tổng lượng ánh sáng = Diện tích mặt bằng (m2) * Tiêu chuẩn quang của từng đơn vị chiếu sáng (Tiêu chuẩn quang thông của từng khu vực dựa vào bảng yêu cầu quang thông của tiêu chuẩn ánh sáng)
  • Ví dụ. Tính tổng quang thông của xưởng may 100 m2, tiêu chuẩn quang thông là 300 lm. Vậy tổng ánh sáng = 100 * 300 = 30.000 (lm).

Tính tổng công suất cần dùng

  • Công thức tính tổng công suất cần dùng = Tổng ánh sáng : Hiệu suất phát quang
  • Ví dụ. Tổng ánh sáng xưởng may cần dùng là 30.000 (lm). Hiệu suất phát quang là 130 (lm/w). Tổng công suất cần dùng = 30.000 : 100 = 300 (w)

Tính số lượng bóng đèn cần dùng

Tính toán số lượng bóng đèn cần dùng trong thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
Tính toán số lượng bóng đèn cần dùng trong thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
  • Công thức tính số lượng bóng đèn = Tổng công suất cần dùng : Công suất của một bóng đèn.
  • Ví dụ. Tổng công suất cần dùng là 300w. Bạn có ý định dùng đèn LED nhà xưởng 50w. Vậy số bóng đèn cần dùng là: 300 : 50 = 6. Đèn nhà xưởng 50w công suất nhỏ trong hệ thống đèn nhà xưởng. Đèn thích hợp chiếu sáng nhà xưởng có diện tích dưới 100M2. Đèn thiết kế đa dạng kiểu dáng mẫu mã, có giá bán trung bình từ 820.000 – 2.400.000 (vnđ/đèn). Khách hàng xem thông tin chi tiết các model đèn nhà xưởng 50w tại: Đèn LED nhà xưởng 50W Giá Rẻ 2023 – Bảo Hành 24T

#Mẫu đèn nhà xưởng 50w bán chạy

7. Ví dụ thực tế tính toán thiết kế chiếu sáng phòng làm việc

7.1 Yêu cầu ánh sáng của phòng làm việc

  • Sử dụng đèn chiếu sáng có chỉ số hoàn màu > 80Ra.
  • Nhiệt độ màu 5000K – 6500K.
  • Độ rọi tiêu chuẩn phòng học
Khu vực chiếu sáng Độ rọi tiêu chuẩn
Phòng chờ 200lx
Phòng họp, phòng hội nghị 500lx/1m2

7.2 Thực hiện tính toán chiếu sáng phòng làm việc

  • Diên tích phòng làm việc 30m x 10m = 300m2
  • Tổng lượng ánh sáng cần dùng cho phòng làm việc = Độ rọi tiêu chuẩn x diện tích ( 500lux x 300m2 = 15,000 lumen.
  • Với diện tích nhà xưởng 300m2 chúng ta nên sử dụng đèn nhà xưởng 200w.
  • Tổng số bóng đèn nhà xưởng nên dùng cho nhà xưởng 300m2 là 15,000 : 200 = 75 bóng đèn.

7.3 Bố trí đèn LED chiếu sáng phòng làm việc

  • Lắp đặt đèn nhà xưởng ở những khu vực không có vật cản, tránh những góc lắp điều hòa, quạt công nghiệp.
  • Chiều cao lắp đặt đèn nhà xưởng từ 3M – 4M (Tùy thuộc vào từng công suất bóng đèn nhà xưởng)

8. Tiêu chuẩn chiếu sáng xưởng công nghiệp

Để thực hiện tốt khâu thiết kế chiếu sáng nhà xưởng, trước tiên bạn cần biết được tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng là gì?

8.1 Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng

  • Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng áp dụng cho việc chiếu sáng tại nơi làm việc. Đó có thể là chiếu sáng xưởng sản xuất thực phẩm, xưởng chế tạo….
  • Chiếu sáng tốt cho nhà xưởng sẽ đảm bảo tạo môi trường thị giác ổn định. Đảm bảo cho các hoạt động quan sát, di chuyển an toàn và thực hiện nhanh chóng hơn. Đồng thời sẽ đảm bảo năng suất lao động  trong môi trường làm việc.

8.2 Tiêu chí thiết kế ánh sáng trong tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng

Trong quá trình thiết kế ánh sáng rất cần quan tâm và thực hiện các tiêu chí trong tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng.

Các tiêu chí trong tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng
Các tiêu chí trong tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng
  • Đảm bảo chiếu sáng vùng làm việc về độ rọi trên bề mặt làm việc. Ngoài ra phải đảm bảo chỉ số hoàn màu của đèn. Đáp ứng đúng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2008.
  • Đáp ứng mật độ công suất và sử dụng năng lượng hiệu quả nhất. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia QCVN 09:2013/BXD.
  • Đèn LED chiếu sáng nhà xưởng phải đáp ứng an toàn, tiết kiệm, thân thiện môi trường. Các sản phẩm có hiệu suất cao, đảm bảo chất lượng phù hợp với nhiều không gian. Thiết bị phải đảm bảo chiếu sáng ngay cả trong môi trường khắc nghiệt.
  • Sử dụng sản phẩm có dải nhiệt độ rộng. Ngoài ra có chỉ số hoàn màu càng càng càng tốt. Đảm bảo phản ánh đúng chân thực màu sắc của sự vật được ánh sáng chiếu đến.
  • Không gian được chiếu sáng phải hạn chế tuyệt đối độ chói lóa.

7.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng

  • Diện tích chiếu sáng = chiều dài * chiều rộng
  • Chỉ số quang thông của đèn. Chỉ số quang thông của đèn càng lớn thì đèn càn sáng.
  • Độ rọi của đèn.  Đọi của đèn được xác định bằng công thức lumen/m2.
  • Chỉ số hoàn màu của đèn. Chỉ số hoàn màu của đèn càng cao càng thể hiện được màu sắc sự vật được ánh sáng chiếu đến. Hiện nay chỉ số hoàn màu đạt chuẩn là trên 85.
  • Mục đích chiếu sáng. Từng khu vực chiếu sáng sẽ có yêu cầu ánh sáng khác nhau. Vậy nên cần phải thiết kế ánh sáng khác nhau.

Xem ngay các bài viết tính toán chi tiết khác:

Với những chia sẻ bên trên của HALEDCO hy vọng các bạn đã nắm được các phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng hiệu quả nhất. Đồng thời qua đó cũng đã nhận ra được những ưu điểm của dòng đèn LED. Nếu còn bất kỳ thông tin, thắc mắc gì hãy liên hệ trực tiếp Hotline: 0243 7918 122 để được tư vấn miễn phí.

5/5 - (8 bình chọn)

Bình luận

Bài viết liên quan