Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố: 7 yếu tố quan trọng khi lắp đèn thoát nạn

Lượt xem: 3656

Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố là một bộ phận quan trọng của hệ thống đèn trong các tòa nhà cao tầng, các khu công trình xây dựng, khách sạn…Để hiểu rõ hơn về các loại đèn này HALEDCO giới thiệu 7 yếu tố quan trọng nhất phải ghi nhớ.

1. Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố là gì?

  • Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố hay còn gọi là hệ thống đèn thoát hiểm. Đây là một trong những dòng sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn bắt buộc của phòng cháy chữa cháy.
  • Đèn sử dụng với mục đích chiếu sáng khi có sự cố xảy ra.
Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố trong các tòa nhà cao tầng
Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố trong các tòa nhà cao tầng
  • Công dụng của hệ thống đèn chiếu sáng sự cố là: Giúp hạn chế, khắc phục và giảm thiểu những tổn thất xảy ra khi có sự cố tại các tòa nhà cao tầng, khách sạn, nơi đông người.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

2.1 Cấu tạo hệ thống đèn chiếu sáng sự cố

Cấu tạo của đèn cũng như hệ thống đèn chiếu sáng sự cố đó là hai phần chính:

  • Phần 1: Lớp vỏ bên ngoài. Chất liệu chính là thép mạ kẽm và được sơn tĩnh điện. Đảo tính thẩm mỹ cũng như độ an toàn của sản phẩm.
  • Phần 2: Bóng đèn. Thông thường hệ thống đèn sự cố dùng đèn chống nổ công suất khoảng 12w.

2.2 Nguyên lý hoạt động

Nhắc đến nguyên lý hoạt động của đèn chiếu sáng sự cố chúng ta cần phải chia làm hai trường hợp. Đó là lúc lúc được tiếp cận với nguồn sáng và lúc đèn không được tiếp cận với nguồn sáng.

  • Khi đèn được tiếp xúc với nguồn sáng: Lúc được tiếp cận với nguồn sáng đèn sẽ mặc định chuyển sang giai đoạn sạc pin. Tích trữ nguồn điện năng bên trong cục sạc.
  • Khi đèn không được tiếp cận với nguồn sáng: Khi hệ thống điện bị ngắn hệ thống đèn chiếu sáng sự cố sẽ tự động phát sáng trong khu vực cần chiếu sáng.

3. Ưu điểm nhược điểm đèn chiếu sáng sự cố

Sự ra đời của đèn chiếu sáng sự cố được coi là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của thiết bị này:

3.1 Ưu điểm

  • Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố có khả năng khắc phục những hạn chế và tai nạn xảy ra khi có sự cố phát sinh. Đây cũng chính là lý do đèn chiếu sáng sự cố được sử dụng rất nhiều trên thế giới đặc biệt là các công trình lớn.
  • Thông thường khi có hỏa hoạn xảy ra thì việc mất điện là không thể tránh khỏi. Do vậy mà lúc này tất cả các không gian sẽ gặp trong bóng tối rất khó cho mọi người tìm ra lối thoát ra ngoài. Gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Đèn chiếu sáng sự cố có khả năng chiếu sáng ở diện tích rộng. Do đó việc sử dụng thiết bị này sẽ giúp mọi người có nguồn sáng cần thiết để di chuyển tới khu vực an toàn.
  • Đèn sự cố có nhiều loại khác nhau để người sử dụng lựa chọn cho từng vị trí trong tòa nhà.
  • Đèn sự cố có thể hoạt động một thời gian dài liên tục trong khoảng 90 phút. Điều này đủ để người gặp nạn có thể có đủ ánh sáng và thời gian để thoát ra ngoài.

Tuy nhiên không có thiết bị nào là hoàn hảo bên cạnh những ưu điểm những chiếc đèn chiếu sáng sự cố cũng có nhược điểm sau đây.

3.2 Nhược điểm của đèn chiếu sáng sự cố

  • Chi phí lắp đặt khá cao: Đầu tiên chúng ta phải khẳng định một điều rằng chi phí lắp đặt các loại đèn chiếu sáng sự cố khá cao. Mặc dù các nhà sản xuất luôn cải tiến quy trình sản xuất, tối giản các công đoạn để giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất. Với mục đích hạ giá thành sản phẩm.Phần lớn người tiêu dùng tại Việt Nam thì giá của bóng đèn led vẫn đắt gấp 2 – 3 lần bóng đèn truyền thống.
  • Thị trường có nhiều hàng nhái: Có không ít đơn vị lợi dụng nhu cầu của khách hàng bán những mẫu đèn kém chất lượng mà lại có giá thành cao. Chính vì thế khách hàng nên cân nhắc lựa chọn địa chỉ mua đèn chiếu sáng sự cố chất lượng uy tín nhất.

4. Cách kiểm tra đèn chiếu sáng sự cố

Để đạt được chất lượng tốt nhất bắt buộc khách hàng cần phải kiểm tra kỹ sản phẩm. 

  • Bước 1: Kiểm tra bộ phận tản nhiệt. Đầu tiên bạn nên tiến hành kiểm tra bộ tản nhiệt của bất kỳ chiếc đèn chiếu sáng sự cố nào. Kiểm tra xem nhiệt độ hoạt động của thiết bị. Với những thiết bị có chất lượng tốt thường sẽ không thay đổi đáng kể trong quá trình làm việc. Nếu như chúng không đáp ứng được điều kiện về nhiệt độ này thì chắc chắn tuổi thọ của bóng đèn sẽ không cao.
  • Bước 2: Kiểm tra độ sáng của đèn. Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố được sử dụng để chiếu sáng trong không gian rộng khi xảy ra sự cố. Do đó khi mua đèn bạn còn phải kiểm tra độ sáng của đèn. Để kiểm tra độ sáng thực tế, bạn phải sử dụng máy đo ánh sáng. Bạn có thể mượn hoặc yêu cầu nhà cung cấp đo thử cho bạn.
Đèn chiếu sáng sự cố được lắp đặt trên các hành lang thoát hiểm
Đèn chiếu sáng sự cố được lắp đặt trên các hành lang thoát hiểm
  • Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ màu của đèn. Để kiểm tra nhiệt độ màu của đèn sự cố bạn nên bật song song nhiều bóng đèn có cùng nhiệt độ màu. Điều này sẽ giúp bạn xác định được những thiết bị nào chất lượng. Bởi vì với những chiếc đèn tốt cùng loại sẽ cho ra màu giống nhau và ngược lại.

5. Cách lắp đèn chiếu sáng sự cố

Để tiến hành lắp hệ thống đèn chiếu sáng sự cố bạn phải thực hiện theo quy định lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố. Hướng dẫn chi tiết bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Ngắt điện để đảm bảo an toàn, dùng bút thử điện để kiểm tra xem điện đã được ngắt hoàn toàn chưa.
  • Bước 2: Dùng terminal để kết nối nguồn Driver với nguồn điện 220V. Bạn nên dùng terminal để đảm bảo an toàn; vì nếu sử dụng băng dính đen một thời gian sau keo của băng dính bị bị oxi hóa và bị bung ra. Khi đó 2 dây điện gần nhau dễ gây ra chập, cháy nổ.
  • Bước 3: Sử dụng ốc vít dài cố định thanh giữ lên trần nhà.
  • Bước 4: Kết nối nguồn Driver và đèn led ốp trần.
  • Bước 5: Đặt nguồn Driver vào bên trong của đèn, đảm bảo không để lòi dây ra ngoài.
  • Bước 6: Dùng ốc vít cố định đèn và thanh giữ sao cho đèn ốp sát vào trần.
  • Bước 7: Kiểm tra và test đèn.
  • Bước 8: Chỉnh lại đèn sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ cho trần nhà khi lắp đèn lên.

6. Các quy định về lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố

Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố được lắp đặt theo một quy chuẩn hết sức nghiêm gặt chính; vì vậy nó có những quy định riêng bắt buộc bạn phải tuân thủ.

Cần chú ý lắp đặt đúng cách để đảm bảo thuận tiện khi sử dụng
Cần chú ý lắp đặt đúng cách để đảm bảo thuận tiện khi sử dụng

6.1 Điều kiện để lắp hệ thống đèn chiếu sáng sự cố

  • Hàng lang bị cô lập, một lối đi cô lập.
  • Diện tích tòa nhà trên 300 m².
  • Trong bất kỳ lối đi nào mà chiều dài hơn 20 m.
  • Có một hệ thống cầu thang phụ phục vụ cho việc thoát hiểm.
  • Trong bất kỳ hành lang hay lối đi bất kỳ nào phải có chiều dài trên 6 m.

6.2 Vị trí lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng sự cố

  • Lắp tại lối đi lên hàng lang.
  • lắp tại ban công bên ngoài lối thoát.
  • Cửa ra cầu thang của mỗi tầng.
  • Lối thoát hàng lang.

6.3 Chiều cao lắp bảng chỉ dẫn

  • Đèn sự  cố cao > 100 <150mm thì khoảng cách nhìn thấy tối đa là 16m.
  • Đèn sự  cố cao cao > 150 <200mm thì khoảng cách nhìn thấy tối đa là 24m.
  • Đèn sự  cố cao > 200 <250mm thì khoảng cách nhìn thấy tối đa là 32m.
  • Đèn sự  cố cao > 250mm thì khoảng cách nhìn thấy tối đa là 40m.

7. 3 loại đèn sự cố được sử dụng phổ biến hiện nay

Để đi vào tìm hiểu chi tiết đèn chiếu sáng sự cố chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem hệ thống đèn chiếu sáng sự cố có những dòng sản phẩm nào.

7.1 Đèn chiếu sáng sự cố PCCC HALEDCO

  • Đèn chiếu sáng sự cố PCCC là một trong những loại đèn được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. 
  • Đây là mẫu đèn chiếu sáng sự cố mà chúng ta nên lắp đặt ngay cả đối với hệ thống nhà dân. Với những tòa nhà cao tầng, chung cư; thì đèn chiếu sáng sự cố PCCC là sự lựa chọn không nên bỏ qua. Sản phẩm có khả năng chiếu sáng trong vòng 2 –  3 giờ khi có sự cố cúp điện xảy ra. Với khoảng thời gian này tuy không dài nhưng cũng đủ để chúng ta có thể xử lý tình huống khẩn cấp nhất.

7.2 Đèn chiếu sáng sự cố kentom

  • Đèn chiếu sáng sự cố kentom được thiết kế theo kiểu dáng có hai bóng đèn led được gắn trên đầu. 
Đèn chiếu sáng sự cố Kentom
Đèn chiếu sáng sự cố Kentom
  • Thời gian sạc pin của đèn sẽ là 24 giờ. Thời gian chiếu sáng của đèn sẽ là 4 giờ. So với mẫu đèn chiếu sáng sự cố PCCC thì đèn chiếu sáng sự cố kentom thời gian chiếu sáng dài hơn.

7.3 Đèn chiếu sáng sự cố Paragon

  • Paragon thiết kế đèn sự cố với nhiều kiểu dáng, công suất, màu ánh sáng.
  • Báo giá đèn sự cố Paragon khoảng 910.000 – 5.920.000 đồng/ đèn.

Ngoài 2 dòng đèn trên, đèn chiếu sáng khẩn cấp chống cháy nổ cũng là loại đèn không thể thiếu trong hệ thống chiếu sáng sự cố. Dòng đèn này dùng cho khu vực hành lang ở những không gian chứa nguy cơ cháy nổ cao. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động và các tính năng công dụng của hệ thống đèn chiếu sáng sự cố. Các bạn có thắc mắc hay có nhu cầu mua đèn chiếu sáng sự cố có thể liên hệ ngay với chúng tôi để hỗ trợ tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)

Phan Thanh Hải - Phó phòng kinh doanh dự án tại HALEDCO

Anh công tác và làm việc tại công ty đèn LED Haledco với vị trí là phó phòng kinh doanh sản phẩm đèn LED chiếu sáng. Anh Hải đã có hơn 8 năm kinh nghiệm kinh doanh và tư vấn dự án chiếu sáng cho hàng trăm đơn vị chủ đầu tư. Công việc chính là tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm đèn LED chất lượng và đặc biệt là phù hợp với yêu cầu của dự án. Bên cạnh đó anh luôn đi tìm các nhà cung cấp, hỏi báo giá để cân đối báo giá cho khách hàng.

Phan Thanh Hải HALEDCO

Bình luận

Bài viết liên quan