Thiết kế đèn phòng ngủ đẹp: 10 thông tin quan trọng nhất

Lượt xem: 497

Thiết kế đèn phòng ngủ vừa phải đảm bảo ánh sáng cho sinh hoạt gia đình vừa phải cho giấc ngủ ngon. Do đó, thiết kế ánh sáng phải phân chia theo từng mục đích sử dụng và bố trí một cách khoa học. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có một không gian phòng ngủ hoàn hảo, đáp ứng mọi nhu cầu trong phòng. 

Nội dung chính

1. Nguyên tắc thiết kế đèn phòng ngủ

1.1 Vị trí lắp đặt đèn

  • Giường ngủ là chủ thể, ánh sáng sẽ bố trí dựa vào giường ngủ. 
  • Đèn tường hoặc đèn theo thả trần sẽ lắp 2 bên đầu giường hoặc hông giường. 
  • Đèn chiếu sáng chung bao gồm đèn ốp trần, đèn chùm, đèn thả sẽ lắp ở trên trần phía gần cuối giường. 
  • Cạnh giường cần lắp đèn gương trang điểm, đèn để bàn phục vụ đọc sách. 
  • Đèn trang trí như LED dây, đèn đổi màu sẽ gắn quanh thành giường hoặc treo khu vực rèm cửa sổ. 
  • Phía trên tường của đầu giường có thể lắp thêm đèn Neon tạo hình chữ yêu thích. 
Phân chia khu vực lắp đèn phòng ngủ một cách khoa học
Phân chia khu vực lắp đèn phòng ngủ một cách khoa học

1.2 Vị trí công tắc đèn

  • Công tắc đèn phải đặt ở vị trí dễ thao tác bật/ tắt. Nên ưu tiên chọn công tắc có điều khiển từ xa hoặc công tắc cảm biến. 
  • Một bộ công tắc lắp bên ngoài gần cửa ra vào của phòng ngủ. 
  • Một bộ công tắc lắp cạnh đầu giường để tiện tắt khi ngủ. 

1.3 Nguyên tắc phân bổ ánh sáng cho phòng

  • Ánh sáng phòng ngủ cần đảm bảo các yếu tố dịu mắt, dễ chịu, thư giãn để gia chủ tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi trọn vẹn. 
  • Ưu tiên chọn đèn ánh sáng trung tính hoặc trắng ấm để chiếu sáng cho phòng ngủ. Hạn chế tối đa lắp đèn LED đổi màu gây rườm rà, nhức mắt. 
Màu ánh sáng được ưa chuộng nhất cho phòng ngủ
Màu ánh sáng được ưa chuộng nhất cho phòng ngủ

1.4 Kết hợp ánh sáng tự nhiên với ánh sáng đèn

  • Phòng ngủ nên thiết kế có cửa sổ đón ánh sáng tự nhiên để tạo cảm giác thoải mái mỗi khi thức dậy. 
  • Khu vực gần cửa sổ cũng là nơi để ngồi đọc sách hoặc ngắm phố xá sau một ngày dài mệt mỏi. 
  • Vào ban ngày, chỉ cần sử dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ cho phòng ngủ để tiết kiệm điện và giúp phòng thông thoáng. 

1.5 Bố trí đèn theo nhu cầu của từng phòng

  • Phòng ngủ người lớn: cần có khu vực đọc sách hoặc làm việc nên sẽ phải sử dụng đèn để bàn có độ rọi cao. Không gian xung quanh sẽ sử dụng các loại đèn đơn giản như đèn âm trần/ ốp trần/ thả trần. 
Ánh sáng cho phòng ngủ người lớn
Ánh sáng cho phòng ngủ người lớn
  • Phòng ngủ trẻ em: ngoài việc lắp đèn học, đèn chiếu sáng chung trên trần thì còn phải lắp các loại đèn trang trí. Bởi trẻ em thường thích những đồ trang trí có hoa văn đẹp, màu sắc nổi bật. Do đó, các loại đèn cho phòng ngủ trẻ em nên ưu tiên có hoa văn độc đáo, màu sắc sáng.
Ánh sáng cho phòng ngủ trẻ em
Ánh sáng cho phòng ngủ trẻ em

1.6 Kết hợp đèn chiếu sáng với đèn trang trí

  • Tuy là phòng ngủ nhưng không thể thiếu đèn trang trí để tạo điểm nhấn. 
  • Khi bố trí đèn, cần kết hợp hài hòa đèn chiếu sáng chính với đèn trang trí. 

1.7 Chọn màu ánh sáng dịu nhẹ

  • Chiếu sáng phòng ngủ nên ưu tiên chọn ánh sáng màu vàng hoặc trung tính với độ rọi thấp. Ánh sáng không quá sáng sẽ giúp mắt được thư giãn sau ngày làm việc mệt mỏi và dễ vào giấc ngủ hơn. 

1.8 Ưu tiên đèn có tính năng điều chỉnh độ sáng

  • Các loại đèn chiếu sáng trần và đèn để bàn nên chọn đèn có chế độ điều chỉnh độ sáng. Tùy vào từng thời điểm trong ngày, người dùng sẽ thay đổi chế độ sáng phù hợp. 

2. Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng phòng ngủ

2.1 Quy định về cường độ sáng

  • Phòng ngủ yêu cầu cường độ chiếu sáng êm dịu để tạo cảm giác thoải mái. 

2.2 Quy định về độ rọi

  • Độ rọi tiêu chuẩn cho phòng ngủ là 150 – 300lux. 

2.3 Số lượng bóng theo tiêu chuẩn

  • Tùy vào diện tích không gian phòng ngủ và nhu cầu sử dụng ánh sáng của mỗi phòng ngủ thì số lượng đèn yêu cầu sẽ khác nhau. 

3. Những lưu ý khi thiết kế đèn chiếu sáng cho phòng ngủ

3.1 Tránh treo đèn đối diện phía trên giường ngủ

  • Các loại đèn trên trần không nên lắp đối diện đầu giường ngủ vì có thể gây hô hấp kém, khó ngủ, mất ngủ. 
  • Ánh sáng đèn tiếp xúc trực tiếp với mắt trong thời gian dài có thể gây khô mắt, mỏi nhức mắt. 
  • Vị trí này cũng là điều cấm kỵ trong phong thủy khi bố trí đèn. 

3.2 Chọn ánh sáng đèn phù hợp với chức năng phòng ngủ

  • Ví dụ: chiếu sáng khu vực tivi nên chọn đèn LED thanh. Chiếu sáng khu vực đọc sách sử dụng đèn để bàn, đèn treo trần có chóa, đèn treo tường có chóa sâu, đèn cây đứng.
  • Chiếu sáng khu vực trần nhà dùng đèn âm trần hoặc đèn LED dây hắt trần đối với trần thạch cao. 
Vị trí lắp đèn trần phòng ngủ
Vị trí lắp đèn trần phòng ngủ

3.3 Bố trí ánh sáng theo chủ đề

  • Nếu trang trí phòng ngủ theo phong cách hiện đại sẽ sử dụng các loại đèn có kiểu dáng vuông, tròn đơn giản. 
  • Nếu bố trí phòng ngủ sang trọng, quý tộc sẽ sử dụng đèn chùm pha lê và các loại đèn cao cấp. 

3.4 Chiếu sáng trang trí đơn giản

  • Trang trí phòng ngủ chỉ cần sử dụng đèn rọi cho tranh và đèn gắn quanh thành giường. Không nên trang trí quá cầu kì, nhiều ánh sáng gây nhức mắt. 

4. Công thức tính toán chiếu sáng cho phòng ngủ

  • Công thức tính diện tích phòng ngủ: S = chiều dài x chiều rộng (m2)

Công thức tính đèn chiếu sáng phòng ngủ: 

5. Cách bố trí đèn phòng ngủ

5.1 Bố trí đèn đầu giường

  • Lựa chọn cặp đèn lắp 2 bên đầu giường để có sự đồng đều về ánh sáng. 

5.2 Bố trí đèn trang điểm

  • Đèn trang điểm nên sử dụng đèn rọi gương, đèn gắn viền gương. 
Đèn bàn trang điểm cho phòng ngủ
Đèn bàn trang điểm cho phòng ngủ

5.3 Cách bố trí đèn trần

  • Lựa chọn đèn có công suất thấp hơn đèn chiếu sáng phòng khách. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo ánh sáng cho hoạt động trước khi ngủ. 

5.4 Vị trí lắp đặt đèn phòng ngủ

Chia theo các khu vực chính:

  • Đèn chiếu sáng đầu giường
  • Đèn chiếu sáng kệ tivi
  • Đèn chiếu sáng trần
  • Đèn trang trí giường, cửa sổ

5.5 Công suất phù hợp với đèn phòng ngủ

  • Chiếu sáng phòng ngủ nên sử dụng đèn có công suất từ 9w – 15w. 

6. Công dụng của đèn phòng ngủ

6.1 Giúp ngủ ngon hơn

  • Ánh sáng dịu nhẹ giúp bạn thư giãn đôi mắt và dễ chìm vào giấc ngủ ngon lành. Từ đó, cơ thể được tái tạo lại năng lượng, khi thức dậy sẽ cảm thấy khỏe khoắn, tươi vui. 
  • Bởi người ta ví giấc ngủ như liều thuốc bổ cho tinh thần của mỗi người. Mỗi tối ngủ ngon sẽ mang lại năng lượng tích cực cho ngày hôm sau. 
Ánh sáng đèn giúp ngủ ngon
Ánh sáng đèn giúp ngủ ngon

6.2 Cung cấp ánh sáng cho sinh hoạt phòng ngủ

  • Ánh sáng đèn phục vụ nhu cầu vui chơi, xem tivi, đọc sách, làm việc, học tập,…diễn ra trước khi ngủ. 

6.3 Tăng tính thẩm mỹ cho không gian

  • Ánh sáng đèn LED trang trí cho không gian và tạo điểm nhấn cho phòng ngủ. 

7. Những dòng đèn phòng ngủ được ưa chuộng nhất

7.1 Đèn downlight trang trí trần phòng ngủ

  • Đèn downlight là loại đèn âm trần với nhiều kiểu dáng như tròn, vuông, chữ nhật. 
  • Công suất phổ biến dùng cho phòng ngủ là 3w – 6w. 
  • Loại đèn này chuyên dùng cho chiếu sáng chính ở không gian phòng ngủ. 
Các kiểu dáng đèn âm trần
Các kiểu dáng đèn âm trần

7.2 Đèn ốp trần chiếu sáng phòng ngủ

  • Đèn ốp trần có nhiều kiểu dáng như tròn, vuông, chữ nhật,…
  • Công suất phổ biến cho phòng ngủ là 7w – 9w. 
  • Loại đèn này phù hợp chiếu sáng không gian chung cho phòng ngủ.
Các mẫu đèn ốp trần
Các mẫu đèn ốp trần

7.3 Đèn chùm tạo điểm nhấn trần phòng ngủ

  • Đèn chùm là loại đèn thiết kế nhiều chi tiết, hoa văn cầu kỳ tạo ra vẻ đẹp sang trọng. 
  • Loại đèn này dùng cho chiếu sáng tạo điểm nhấn trên trần phòng ngủ. 
Các kiểu dáng đèn chùm phòng ngủ
Các kiểu dáng đèn chùm phòng ngủ

7.4 Đèn để bàn phòng ngủ

  • Đèn để bàn là loại đèn có chụp tạo ánh sáng tập trung phục vụ mục đích đọc sách hoặc làm đèn ngủ. 
Các kiểu dáng đèn bàn
Các kiểu dáng đèn bàn

7.5 Đèn hắt trần tạo điểm nhấn phòng ngủ

  • Đèn hắt trần có 2 loại là đèn LED thanh hắt trần và LED dây hắt trần. 

7.6 Đèn thả đầu giường rọi sáng

  • Đây là loại đèn thả trần dùng để lắp đặt 2 bên đầu giường, sử dụng làm đèn đọc sách. 
Đèn thả đầu giường đẹp
Đèn thả đầu giường đẹp

7.7 Đèn treo tường tạo điểm nhấn

  • Đèn treo tường thiết kế nhỏ gọn và có chóa sâu tạo ánh sáng rọi tập trung, dùng trang trí, tạo điểm nhấn, đọc sách. 
Đèn treo tường phòng ngủ
Đèn treo tường phòng ngủ

7.8 Đèn LED dây trang trí phòng ngủ lung linh

  • Đèn LED dây dán hoặc đèn LED dây nháy dùng trang trí phòng ngủ đẹp. 

8. Cách chọn đèn phòng ngủ đạt chuẩn

8.1 Chọn đèn tiết kiệm điện

  • Lựa chọn đèn có hiệu suất phát quang > 130lm/w để đảm bảo tiết kiệm điện năng tối ưu. 
  • Sử dụng đèn công suất thấp để tiết kiệm điện. 

8.2 Chọn kích thước đèn phù hợp vị trí lắp

  • Chọn đèn có kích thước phù hợp với vị trí lắp đặt để tiết kiệm diện tích và không gây vướng víu. 

8.3 Chọn đèn tại nơi bán uy tín

  • Mua đèn tại nơi bán uy tín để đảm bảo chất lượng đèn và có giá thành tốt, chính sách bảo hành đảm bảo. 

9. Hình ảnh các mẫu thiết kế đèn phòng ngủ

Thiết kế ánh sáng phòng ngủ phong cách vintage
Thiết kế ánh sáng phòng ngủ phong cách vintage
Thiết kế ánh sáng phòng ngủ phong cách tân cổ điển
Thiết kế ánh sáng phòng ngủ phong cách tân cổ điển
Thiết kế ánh sáng phòng ngủ phong cách hoàng gia
Thiết kế ánh sáng phòng ngủ phong cách hoàng gia
Thiết kế ánh sáng phòng ngủ phong cách hiện đại
Thiết kế ánh sáng phòng ngủ phong cách hiện đại
Thiết kế ánh sáng phòng ngủ phong cách sang trọng
Thiết kế ánh sáng phòng ngủ phong cách sang trọng

10. Các thông tin liên quan về thiết kế đèn phòng ngủ đẹp

10.1 Phòng ngủ nên lắp đèn màu gì?

  • Phòng ngủ nên lắp đèn ánh sáng vàng hoặc trung tính. Tránh lắp đèn ánh sáng trắng, xanh, đỏ. 

10.2 Bố trí đèn phòng ngủ trần bê tông

  • Đối với trần bê tông cần khoan lỗ để bắt vít đèn và cố định cho chắc chắn. 

10.3 Cách bố trí đèn trong nhà cấp 4

  • Đối với phòng ngủ nhà cấp 4 nên ưu tiên sử dụng đèn thiết kế đơn giản và lắp ít đèn. 
  • Lựa chọn phù hợp nhất là đèn thả trần, đèn để bàn và đèn treo tường. 

Công ty đèn LED HALEDCO là đơn vị uy tín hàng đầu thị trường về cung cấp đèn LED. Gọi ngay hotline 0332599699 để được tư vấn thiết kế đèn phòng ngủ và cách bố trí đèn phòng ngủ tối ưu nhất. 

Vui lòng đánh giá bài viết

Bình luận

Bài viết liên quan