Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông đô thị, nông thôn 2024

Lượt xem: 4229

Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị soạn thảo nhằm mục đích kiểm soát chất lượng hệ thống các tuyến đường giao thông có được đảm bảo chất lượng trước khi đi vào sử dụng hay không? Chính vì thế một dự án trước khi xây dựng tuyến đường bộ đều sẽ cần phải tham khảo thông tin tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông.

Xem thêm 99+ đèn LED ánh sáng trắng không chói

Nội dung chính

1. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị

  • Dựa trên quy định các yêu cầu về thiết kế xây dựng đổi mới và nâng cấp đường giao thông đô thị, nông thôn.
  • Khi thiết kế đường giao thông có liên quan đến các công trình khác cần phải tuân thủ song song các quy định hiện hành thuộc công trình đó.
  • Dòng đèn chiếu sáng đường đô thị đạt tiêu chuẩn hiện nay là: Đèn đường LED

2. Tài liệu viện dẫn

  • TCVN 4054, Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế;
  • TCVN 5729, Đường ô tô cao tốc – Yêu cầu thiết kế;
  • TCVN 7957, Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCVN 9257, Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCVN 9436, Nền đường ô tô – Thi công và nghiệm thu;
  • TCVN 13567:2022, Lớp mặt đường bằng hỗn hợp nhựa nóng – Thi công và nghiệm thu;
  • TCVN 12681:2019, Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ – Dải phân cách và lan can phòng hộ – Kích thước và hình dạng;
  • TCVN 12792:2020, Vật liệu nền, móng mặt đường – Phương pháp xác định tỷ số CBR trong phòng thí nghiệm;
  • TCVN 11823:2017, Thiết kế cầu đường bộ;
  • TCVN 4527, Hầm đường sắt và hầm đường ôtô – Tiêu chuẩn thiết kế.

Trích dẫn nguồn: CỤC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

3. Giải thích thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến tiêu chuẩn thiết kế đường

3.1 Độ thị

  • Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao.
  • Hoạt động kinh tế chính là phi nông nghiệp, trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa… Nhằm mục đích phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội.

3.2 Đơn vị

  • Đô thị chia nhỏ thành các nhóm nhà ở, công trình dịch vụ công cộng, đường giao thông, đường bãi gửi xe.

3.3 Nhóm nhà ở

  • Nhà ở là các công trình có không gian công cộng sử dụng chung như: vườn hoa, bãi đô xe, đường đi nội bộ, đường khu vực…

3.4 Hệ thống hạ tầng

  • Hệ thống giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không…
  • Hệ thống cung cấp năng lượng: cấp điện, xăng dầu, khí đốt
  • Hệ thống chiếu sáng công cộng.
  • Hệ thống thông tin liên lạc: hạ tầng kỹ thuật viễn thông.
  • Hệ thống cấp thoát nước.
  • hệ thống quản lý chất rắn.
  • Hệ thống vệ sinh công cộng.

3.5 Hệ thống hạ tầng xã hội

  • Hệ thống dịch vụ công cộng:  tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại và các công trình dịch vụ
  • Hệ thống công viên.
  • Hệ thống vườn hoa.
  • Hệ thống sân chơi.

3.6 Đường đô thị

  • Đường bộ: đường nội thành, đường nội thị xã, thị trấn…
  • Phân chia đường đô thị theo chức năng: đường chính đô thị, đường phố gom. đường phối nội bộ.
  • Đường chính đô thị: đường cao tốc, đường phố chính.

Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế đường nội bộ

3.7 Đường phố

  • Đường phố gồm đường phố chính đô thị, đường phố gom và đường phố nội bộ.

3.8 Đường dành cho xe đạp

  • Chuyên sử dụng cho xe đạp hoặc có thể dùng chung cho người đi bộ hoặc xe thô sơ khác.

3.9 Đường dành cho đi bộ

  • Phục vụ cho người đi bộ hoặc có thể sử dụng chung với người đi xe đạp, xe thô sơ là phạm vi hè đường.

3.10 Lối đi bộ qua đường

  • Phục vụ cho người đi bộ sang đường. Trên lối đi đường đi bộ sẽ có vạch kẻ sơn.

3.11 Chỉ giới đường đỏ

  • Là đường ranh giới được xác định trên bản đồ. Phân chia thành các công trình kỹ thuật và công gian công cộng khác.

3.12 Chỉ giới xây dựng

  • Đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.

3.13 Khoảng lùi

  • Khoảng không gian giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.

3.14 Không gian xây dựng ngầm đô thị

  • Gồm hệ thống giao thông ngầm.

3.15 Tuy nen kỹ thuật

  • Tuy nen kỹ thuật thuộc phạm vi hệ thống đường ngầm đô thị. Nhưng có kích thước lớn để đảm bảo cho con người thực hiện các công việc lắp đặt, sửa chữa, các thiết bị đường ống kỹ thuật..

3.15 Hào kỹ thuật

  • Hào kỹ thuật có kích thước nhỏ để lắp đặt các đường dây, cáp và các đường ống kỹ thuật.

3.16 Lưu lượng

  • Số phương tiện hoặc người thông qua một mắt cắt ngang đường trong một đơn vị thời gian.

4. Ký hiệu và chữ viết tắt của tiêu chuẩn đường giao thông đô thị

4.1 Ký hiệu

Ký hiệu Giải thích ký hiệu
P Khả năng thông hành
Z Hệ số sử dụng khả năng thông hành
N Lưu lượng
V Tốc độ
K Độ đầm chặt nền đường

4.2 Chữ viết tắt

Chữ viết tắt Giải thích chữ viết tắt
KNTH Khả năng thông hành
LOS Mức phục vụ 
GTCC Giao thông công cộng
BRT Xe buýt nhanh

5. Yêu cầu chung của tiêu chuẩn đường đô thị

5.1 Thiết kế mạng lưới đường phải đồng bộ

  • Có sự kết hợp chặt chẽ với mạng lưới giao thông: hệ thống đường dây tải điện, thông tin hữu tuyến, kế hoạch tưới tiêu của thủy điện.
  • Đề xuất phương án phân kỳ đầu tư, dự trữ đất dùng cho công trình hoàn thiện sau này.

5.2 Thiết kế đô thị đặt trong tổng thể không gian

  • Đáp ứng được các yêu cầu hiện tại và có định hướng phát triển bền vững, lâu dài về kinh tế, văn hóa – xã hội, kinh tế – chính trị của địa phương.

5.3 Áp dụng khoa học kỹ thuật

  • Áp dụng khoa học kỹ thuật vào thiết kế đường đô thị và xây dựng, quản lý đường đô thị. Giúp quá trình quản lý đô thị hiện đại hóa, thông minh, chuyển đổi số và phát triển bền vững.

>>> Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, giao thông xe đạp, giao thông đi bộ, người khuyết tật…

5.4 Tham khảo các tiêu chuẩn liên quan

  • Tiêu chuẩn đường ô tô TCVN 4054
  • Tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN 5729

6. Yêu cầu thiết kế

6.1 Xe thiết kế

Xe thiết kế là gì?

  • Xe thiết kế là loại xe sử để tính toán các yếu tố của đường.
  • Lựa chọn loại xe thiết kế dựa trên các yếu tố: loại đường, nhu cầu lưu hành, phương án tổ chức giao thông, kinh tế, kỹ thuật…

Kích thước xe thiết kế

Loại xe thiết kế Ký hiệu Chiều cao Chiều rộng Chiều rộng
Xe con PC 2,00 2,13 5,79
Xe tải đơn (2 trục) SU-9 4,00* 2,44 9,14
Xe tải đơn (3 trục) SU-12 4,00* 2,44 12,04
Xe buýt đô thị CITY-BUS 3,20 2,50* 12,19
Xe buýt trường học S-BUS 11 3,20 2,44 10,91
Xe buýt liên tỉnh BUS-12 3,66 2,50* 12,36
Xe buýt khớp nối A-BUS 3,35 2,50* 18,29
Xe sơ mi rơ moóc WB-12 4,00* 2,44 13,87

6.2 Lưu lượng xe thiết kế

Lưu lượng xe thiết kế là gì?

  • Lưu lượng xe thiết kế là lưu lượng của loại xe sử dụng cho thiết kế đường.

Bảng hệ số quy đổi xe thiết kế

Loại xe Tốc độ thiết kế
≥ 60 30, 40, 50 ≤ 20
Xe đạp, xe máy 0,5 0,3 0,2
Xe ô tô con 1,0 1,0 1,0
Xe tải 2 trục và xe buýt cỡ nhỏ, trung bình 2,0 2,5 2,5
Xe tải có từ 3 trục trở lên và xe buýt cỡ lớn 2,5 3,0 3,5
Xe kéo moóc và xe buýt khớp nối 3,0 4,0 4,5

Tài liệu trích dẫn từ: Tiêu chuẩn Việt Nam

Các loại lưu lượng xe thiết kế

  • Lưu lượng xe trung bình ngày đêm trong năm tương lai.
  • Lưu lượng xe thiết kế theo giờ 

6.3 Các loại tốc độ xem xét

  • Tốc độ thiết kế (Vtk) là tốc độ được lựa chọn để tính toán các yếu tố hình học giới hạn của đường trong điều kiện hạn chế.
  • Lựa chọn tốc độ thiết kế là giải quyết bài toán kinh tế kỹ thuật, cần căn cứ vào loại đường, thành phần và lưu lượng giao thông, hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất bên đường, điều kiện địa hình,… Giá trị tốc độ thiết kế được quy định tại Bảng 6 thuộc Điều 7.2.
  • Tốc độ tối đa cho phép (Vcp) là tốc độ cho phép lưu hành trên đường được cơ quan có thẩm quyền quy định. Tốc độ này phụ thuộc tình trạng thực tế của đường (khí hậu, thời tiết, tình trạng đường, điều kiện giao thông,…).
  • Tốc độ vận hành là tốc độ mà người lái vận hành chiếc xe của mình.
  • Tốc độ suất tích lũy 85% (V85) là tốc độ vận hành mà ở đó 85% các lái xe vận hành xe chạy từ tốc độ này trở xuống. Sử dụng tốc độ tối đa cho phép hoặc tốc độ V85 để kiểm toán tầm nhìn xác định các vùng cấm vượt.

6.4 Khả năng thông hành và mức phục vụ của đường phố

Khả năng thông hành của đường phố là gì?

  • Khả năng thông hành của đường phố là suất dòng lớ nhất theo giờ mà các phương tiện có thể thông qua một mặt cắt dưới điều kiện đường giao thông nhất định.

Mức phục vụ

Loại đường đô thị Đơn vị tính Trị số KNTH lớn nhất
Đường 2 làn, 2 chiều, không có dải phân cách Xcqđ/h.2 làn 2800
Đường 3 làn, 2 chiều Xcqđ/h.3 làn 4000 ‒ 4400(*)
Đường nhiều làn không có phân cách Xcqđ/h.làn 1600
Đường nhiều làn có phân cách Xcqđ/h.làn 1800

Tài liệu trích dẫn từ: Tiêu chuẩn Việt Nam

7. Phân loại và phân cấp đường đô thị

7.1 Phân loại đường đô thị theo chức năng

Chức năng giao thông

  • Chức năng giao thông thể hiện chất lượng tốc độ, mật độ, hệ số sử dụng khả năng thông hành.. Chức năng giao thông được biểu thị bằng 2 đặc tính giao thông cơ động và giao thông tiếp cận

Chức năng không gian

  • Chức năng không gian của đường đô thị thể hiện qua việc sử dụng không gian trong phạm vi chỉ giới đường đỏ để phục vụ những mục đích khác ngoài mục đích giao thông (bố trí hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan, môi trường, phục vụ khánh tiết, mít tinh, …

7.2 Phân cấp kỹ thuật đường đô thị

  • Từng loại đường trong đô thị được phân thành các cấp kỹ thuật có giá trị tốc độ thiết kế tương ứng với các chỉ tiêu kỹ thuật nhất định.

7.3 Kiểm soát lối ra vào đô thị

  • Kiểm soát chặt chẽ lối ra vào trong quá trình quy hoạch thiết vỉa hè, khai thác….

8. Thiết kế quảng trường đô thị

8.1 Phân loại quảng trường đô thị

  • Quảng trường trung tâm
  • Quảng trường trước các công trình công cộng (sân vận động, cung văn hóa, nhà hát, triển lãm, trung tâm thương mại..)
  • Quảng trường giao thông  (quảng trường đầu cầu, trước nhà ga, cảng hàng không, cảng đường thủy, nút giao thông vòng đảo quy mô lớn …).

8.2 Chức năng đường đô thị quảng trường

Loại quảng trường Đặc điểm Chức năng 
  • Quảng trường trung tâm
  • Quy mô lớn, lưu lượng nhiều, tốc độ chạy xe không cao
  • Địa điểm diễn ra các hoạt động chính trị xã hội cấp đô thị: tổ chức mít tinh, kỷ niệm, duyệt binh trong các ngày lễ, …
  • Quảng trường trước các công trình công cộng (sân vận động, cung văn hóa, nhà hát, triển lãm, trung tâm thương mại..)
  • Lưu lượng xe thấp.
  • Lưu lượng người đi bộ cao.
  • Tốc độ xe chạy không nhanh.
  • Địa điểm tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, xã hội…
  • Quảng trường giao thông  (quảng trường đầu cầu, trước nhà ga, cảng hàng không, cảng đường thủy, nút giao thông vòng đảo quy mô lớn …).
  • Tốc độ chạy xe cao. 
  • Lưu lượng xe và người đi bộ lớn.
  • Là đầu mối giao thông gắn với không gian kiến trúc cảnh quan đô thị.

9. Mặt cắt ngang

9.1 Quy định chung

  • Mặt cắt ngang đường đô thị trong chỉ giới đường đỏ có thể bao gồm nhiều bộ phận cấu thành.
  • Hệ thống đường phố chính nên xem xét phương án phân tách khối phần xe chạy dành riêng cho giao thông hai bánh, xe thồ sơ và giao thông địa phương.
  • Quy hoạch vị trí, định quy mô các bộ phận của mặt cắt ngang và tổ chức phần xe chạy phải được lựa chọn theo các điều kiện, tiêu chí về chức năng đường phố, điều kiện xây dựng, điều kiện tự nhiên, giá trị sử dụng đất hai bên đường, đặc biệt chú trọng đến quy hoạch đô thị trong tương lai, hệ thống công trình ngầm để phân kỳ đầu tư và kết nối phù hợp.

9.2 Thiết kế phần xe chạy

  • Phần xe chạy là phần mặt đường dành cho các phương tiện đi lại. Gồm có làn xe cơ sở và làn xe thiết kế.

9.3 Thiết kế lề đường

  • Lề đường là phần tiếp giáp với phần xe chạy. Chức năng: tăng kết cấu mặt đường, tăng khả năng thông hành, tăng an toàn…
  • Cấu tạo lề đường đảm bảo cho các phương tiện tham gia giao thông vận tộc đat 50km/h.

9.4 Thiết kế phần phân cách

  • Phần phân cách giữ dùng để phân tách các hướng giao thông ngược chiều
  • Phần phân cách bên dùng để phân tách giao thông chạy suốt có tốc độ cao với giao thông địa phương hoặc tách xe cơ giới với xe thồ sơ hoặc tách xe chuyên dụng với các loại xe khác..

9.5 Thiết kế hè đường

  • Hè đường (hè phố) tính từ mép lề ngoài đường tới đường chỉ giới đường đỏ.
  • Chức năng dành cho người đi bộ, cây xanh, thoát nước…

9.6 Thiết kế dải cây trồng

  • Dải trồng cây, ô trồng cây thường được bố trí trên hè đường, trên dải phân cách, trên đảo giao thông. Ở khu vực này cần lắp đặt đèn LED chiếu cây để cung cấp thêm ánh sáng cho hoạt động đi bộ; đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho đường phố. 

9.7 Bó vỉa

  •  Bó vỉa được dùng để chuyển tiếp cao độ giữa một số bộ phận trên đường phố. Bó vỉa thường được bố trí ở mép hè đường, dải phân cách và đảo giao thông, ..

9.8 Phần đường xe đạp, phần đường đi bộ

  • Thiết kế dành riêng cho xe đạp và người đi bộ, đảm bảo bảo hộ khi qua nút giao thông.

9.9 Lối đi bộ qua đường

  • Lối đi bộ qua đường có thể được cấu tạo theo các hình thức cầu vượt hoặc hầm chui.

10. Thiết kế tầm nhìn đường phố

10.1 Quy định chung

  • Phải đảm bảo tầm nhìn trên đường không bị che khuất.

10.2 Các giá trị tầm nhìn

Tốc độ, km/h Tầm nhìn dừng xe tối thiểu, m Tầm nhìn ngược chiều tối thiểu, m Tầm nhìn vượt xe tối thiểu, m
100 150
80 100 200 550
60 75 150 350
50 55 115 275
40 40 80 200
30 30 60 150
20 20 20 100

11. Thiết kế bình đồ

  • Xem xét đầy đủ đến các bộ phận và cấu tạo của đường phố như: làn xe phụ, cấu tạo tại chỗ giao nhau, mở thông dải phân cách, chỗ đỗ xe trên đường, chỗ dừng xe buýt,… để đảm bảo ổn định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của phương án quy hoạch lâu dài.
  • Đảm bảo thiết kế phối hợp hài hoà ngoại tuyến: tuyến đường với địa hình, địa vật, kiến trúc cảnh quan đô thị,… đồng thời bảo đảm thiết kế phối hợp nội tuyến: phối hợp giữa bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang.

12. Thiết kế mặt cắt dọc

12.1 Quy định chung

  • Là mặt cắt thẳng đứng thường dọc theo tim phần xe chạy.

12.2 Độ dốc tiêu chuẩn

Tốc độ thiết kế, km/h 100 80 60 50 40 30 20
Độ dốc dọc tối đa, % 4 5 6 6 7 8 9

13. Thiết kế nút giao thông

13.1 Quy định chung

  • Nút thắt giao thông là nơi giao nhau giữa các đường đô thị hoặc nơi đường đô thị giao với đường sắt..

13.2 Phân loại thiết kế nút thắt giao thông

  • Nút giao thông mở rộng.
  • Nút đơn giản.
  • Nút giao thông kênh hoá.
  • Nút giao thông vòng đảo.
  • Nút giao thông điều khiển đèn tín hiệu.
  • Nút giao thông khác mức.

14. Thiết kế nền đường

14.1 Quy định chung

  • Nền đường bao gồm các bộ phận trên mặt cắt ngang trong phạm vi chỉ giới đỏ.

14.2 Thiết kế độ cao nền

  • Thiết kế phải phù hợp với cao độ nền xây dựng khống chế trong quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt

14.3 Tiêu chuẩn độ đầm nền đường

  • 0 30 m trên cùng phải đảm bảo sức chịu tải CBR tối thiểu bằng 8 đối với đường phố chính, đường phố gom; và bằng 6 đối với đường phố nội bộ.
  • 0,50 m tiếp theo phải đảm bảo sức chịu tải CBR tối thiểu bằng 5 đối với đường phố chính, đường phố gom; và bằng 4 đối với đường phố nội bộ.

15. Hệ thống các tiêu chuẩn khác

Số/ký hiệu Ngày ban hành Tên tiêu chuẩn
TCVN 8810:2011 08-07-2015 Đường cứu nạn ô tô – Yêu cầu thiết kế
3552/QĐ-BGTVT 22-09-2014 Quy định kỹ thuật về thiết kế, thi công và nghiệm thu lớp tái sinh nguội tại chỗ bằng bitum bọt và xi măng trong kết cấu áo đường ô tô
TCVN 9845:2013 01-01-2013 Tiêu chuẩn Quốc gia tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ
TCVN 5729:2012 30-05-2012 Đường ô tô cao tốc – Yêu cầu thiết kế
TCVN 8820:2011 05-03-2011 Hỗn hợp bê tông nhựa nóng – Thiết kế theo phương pháp Marshall
TCVN 7957:2008 03-12-2008 Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế
22TCN 211-06 28-12-2006 Áo đường mềm – Các yêu cầu thiết kế
TCVN 4054:2005 07-02-2006 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế
22TCN 220-95 11-03-1995 Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ
22TCN 210-92 25-11-1992 Đường giao thông nông thôn – Tiêu chuẩn thiết kế

15. Các tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị liên quan

15.1 Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn

  • Đường giao thông nông thôn bao gồm các tuyến đường nối tiếp từ quốc lộ, tỉnh lộ đến làng, thôn, xóm… phục vụ có quá trình sản xuất và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội tại địa phương.
  • Lưu lượng xe thiết kế (Nn) ≥ 200 xqđ/nđ 
  • Xe có tải trọng trục từ lớn hơn 6000 Kg đến 10000 Kg chiếm trên 10 % tổng số xe lưu thông trên tuyến.
  •  Đối với khu vực đang trong quá trình đô thị hóa cần phải lựa chọn loại đường phố nội bộ.
Lưu lượng xe thiết kế (Nn), xqđ/nđ Kết cấu mặt đường Chú thích
Lớp vật liệu Chiều dày (cm)
<50 B 3 -2   

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Áp dụng cho đường không có xe trục lớn hơn 6000 Kg

 

  • Các lớp vật liệu lấy theo tiêu chuẩn thiết kế và thi công hiện hành kết hợp với kinh nghiệm của địa phương
Đá dăm trộn nhũ tương nhựa đường/ láng nhựa 3 lớp/ Carboncor asphalt 2,3
Cấp phối đá dăm/ đá dăm macadam 18,20
Nền đất
B 3 – 3
Găm đá láng nhựa 3 lớp trên sỏi sạn gia cố xi măng, tro bay/ đất cấp phối đồi gia cố xi măng, vôi/ đất gia cố vôi 18,22
Nền đất 
B 3 – 4 
Lớp phủ mặt bằng cát chống bong bật 2,3
Cấp phối đá dăm, đá dăm macadam, cấp phối sỏi sạn 20,30
Nền đất
B 3 – 5
Cấp phối đồi, cấp phối thiên nhiên 14,16
Nền đất
B 3 – 6
Đá lát, gạch lát nghiêng ~20
Đệm vữa cát + vôi/ cát 3,4
Nền đất
B 3 – 7
Gạch vỡ, đá thải trộn đất/ xỉ lò các loại/ đất + cá 15,20
Nền đất

Chiếu sáng đường đi nông thôn giải pháp tốt nhất nên sử dụng Đèn đường LED 50w Hoặc Đèn Đường LED 30w

#Mẫu đèn đường 50w bán chạy

15.2 Tiêu chuẩn thiết kế đường bê tông xi măng

  • Đường bê tông xi măng là đường có lớp mặt hoặc lớp móng làm bằng bê tông xi măng – vật có độ cứng đỉnh.
  • Thiết kế dựa theo lý thuyết “tấm trên nền đàn hồi”.
  • Áp dụng cho các trường hợp:
  • Mặt bê tông xi măng đổ tại chỗ đặt trên lớp mỏng bằng các vật liệu khác.
  • Móng bê tông xi măng dưới lớp nhựa.
  • Mặt đường bê tông xi măng lắp ghép.
  • Xác định quy mô giao thông trên đường: lưu lượng xe, thành phần
  • Xác định các thông số tính toán với nền đất.
  • Sử dụng xi măng có mác yêu cầu, chất lượng đạt chuẩn thi công.
Vật liệu lớp mỏng Bề dày tấm bê tông xi măng tối thiểu (tùy thuộc vào lưu lượng xe tính toán ngày/đêm)
>10000 7000 – 10000 5000 – 7000 3000 – 5000 2000 – 3000 1000 – 2000
Đá, cát, đất gia cố chất liên kết vô cơ 24 22 22 20 18 18
Đá dăm, xỉ, sỏi cuộn 22 20 18 18
Cát, cấp phối 20 18 18

15.3 Tiêu chuẩn đường cấp 5 miền núi

  • Đảm bảo vận tốc 60km/h.
  • Lưu lượng xe là 630 xe/đường.

15.4 Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô 22 tcn 273-01

  • Tiêu chuẩn về xe thiết kế

Tiêu chuẩn về kích thước xe thiết kế

Chú thích: 

  • WB1. WB2 là khoảng cách hữu hiệu giữa các trục trước và trục sau của xe.
  • S là khoảng cách đến trục ảnh hưởng đuôi xe đến điểm móc.
  • T khoảng cách từ điểm móc đến trục ảnh hưởng phía trước của xe
  • Tiêu chuẩn về bán kính rẽ tối thiểu của xe thiết kế
Bán kính rẽ tối thiểu của xe thiết kế
Bán kính rẽ tối thiểu của xe thiết kế

Chiếu sáng đường đi bê tông diện tích lòng đường trên 6M nên dùng đèn led đường phố 200w

#Mẫu đèn đường 200w bán chạy

15.5 Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị

  • Đáp ứng được nhu cầu các loại xe:
    • Xe đạp
    • Xe máy
    • Xe ôtô con
    • Xe tải 2 trục và xe buýt dưới 25 chỗ
    • Xe tải có từ 3 trục trở lên và xe buýt lớn
    • Xe kéo moóc và xe buýt có khớp nối
  • Tốc độ thiết kế phải đảm bảo 20,40,60,… (km/h)

Xem thêm 99+ đèn LED màu vàng ánh sáng đạt tiêu chuẩn chiếu sáng giao thông

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông. Khách hàng nếu còn thắc mắc gì cần tư vấn thêm có thể để lại thông tin bên dưới bài viết. Chúng tôi sẽ liên hệ với khách hàng trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn!

Toàn bộ Nội Dung bài viết HALEDCO có tham khảo thông tin tại CỤC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNGTiêu chuẩn Việt Nam

Khách hàng tham khảo thêm những công suất đèn đường LED sử dụng chiếu sáng đường giao thông:

Đèn Đường LED 150w Ngoài Trời Giá Rẻ

Đèn đường LED 120w Mẫu Mới

Vui lòng đánh giá bài viết

Bình luận

Bài viết liên quan