Mách bạn 10 lý do đèn chùm không sáng và cách khắc phục

Lượt xem: 921

Đèn chùm không sáng trong quá trình sử dụng cũng không phải là điều hiếm gặp. Và nó xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Mẫu đèn này thường được sử dụng liên tục trong một thời gian dài, thậm chí có thể là không bao giờ được tắt theo nhu cầu của người dùng. Vì vậy, việc dẫn đến đèn không sáng như ban đầu nữa đôi khi không thể tránh khỏi. Cùng HALEDCO tìm hiểu 10 lý do đèn chùm không sáng và cách khắc phục qua bài viết dưới đây. 

10 lý do đèn chùm không sáng
10 lý do đèn chùm không sáng

1. Đèn chùm không sáng do thời gian sử dụng quá lâu

  • Tuổi thọ của đèn LED nằm trong khoảng từ 20.000 giờ đến hơn 100.000 giờ.
  • Sau một thời gian sử dụng, hệ thống đèn sẽ bị giảm chất lượng, cường độ sáng hoặc thậm chí là cháy bóng. 
  • Khi sử dụng đèn vượt quá ngưỡng tuổi thọ công suất của đèn sẽ giảm xuống khoảng 70% và làm giảm độ sáng ban đầu thực có của đèn. 
  • Hãy ghi lại thời gian mua đèn hoặc áng chừng thời gian sử dụng đèn. 
  • Việc này sẽ giúp bạn chủ động trong việc bảo hành đèn hoặc thay mới đèn. 

2. Chập cháy nguồn điện khiến đèn không sáng

Chập cháy nguồn điện khiến đèn không hoạt động
Chập cháy nguồn điện khiến đèn không hoạt động
  • Chập cháy nguồn điện cũng là một trong những nguyên nhân khiến đèn chùm không sáng.
  • Nguồn điện chuyển hóa năng lượng giúp đèn sáng lên. 
  • Nếu như nguồn điện bị chập chờn, hoặc cháy nổ thì tình trạng hệ thống đèn sẽ bị cháy, hư hỏng.

3. Đèn chùm không sáng do bị côn trùng phá

  • Đối với những nhà hàng có hệ thống điện âm trần rất dễ bị bị chuột, bọ gặm phá. 
  • Việc chuột bọ cắn đứt dây điện sẽ làm gián đoạn việc truyền tải điện năng đến các bóng đèn, có thể gây chập cháy hoặc không sáng.

4. Đèn chùm không sáng do do thiên tai

  • Thiên tai như sấm sét, gió bão, động đất,.. cũng là một lý do khiến cho đèn chiếu sáng, đèn trang trí bị hư hỏng nặng nề. 
  • Đặc biệt đối với những hệ thống đèn trang trí ngoài trời.

5. Nguồn cung cấp điện không đúng hoặc không đủ

  • Nguồn điện cấp cho đèn không đúng hoặc không đủ khiến đèn chùm không sáng ở công suất tối đa. 
  • Đèn sẽ hoạt động tốt nhất ở công suất, điện áp hoặc dòng điện đã định mức. 
  • Bạn có thể điều chỉnh nguồn điện theo như trên chi tiết bao bì hoặc ở phần ổ cắm của sản phẩm. 

6. Dây dẫn điện bị lỏng hoặc đứt 

Dây dẫn điện bị đứt
Dây dẫn điện bị đứt
  • Đèn chùm không sáng cũng có thể bắt nguồn từ lỗi nối điện của đèn. 
  • Các chip LED thường bị ảnh hưởng khi có dây hoặc bóng đèn bị lỏng. Làm cho ánh sáng phát ra từ đèn LED có vẻ mờ và yếu. 
  • Hãy kiểm tra xem dây dẫn điện có chỗ nào bị đứt hay bị hở mạch không? Có điểm nối nào bị chập vào nhau không? 
  • Vì trong quá trình lắp đặt, đôi khi sẽ có hiện tượng đầu nối bị thừa ra và chạm vào một đầu nối khác gây chập điện.

7. Do bộ phận tản nhiệt hỏng

  • Khi hoạt động, nhiệt năng từ đèn LED tỏa ra cần được làm mát tức thì. 
  • Chính vì thế, nếu bộ tản nhiệt có vấn đề sẽ khiến đèn dần nóng lên, hoạt động chập chờn và cuối cùng là không sáng nữa.
  • Để đèn hoạt động tốt nhất, nên lắp đặt đèn ở môi trường có nhiệt độ lạnh, giúp đèn có thể phát sáng tối đa. 

8. Công suất đèn tăng đột biến

  • Đèn chùm không sáng có thể do công suất của đèn tăng đột biết khi kết nối cùng mạch điện với các thiết bị tiêu thụ điện cao như máy giặt, máy sấy…
  • Điều này sẽ làm giảm công suất đèn chùm của bạn trong vài phút hoặc vài giây khi các thiết bị điện khác đang chạy.

9. Đèn không sáng do chip LED hỏng 

  • Chip LED là linh kiện quan trọng nhất của đèn giúp đèn cho ánh sáng đồng đều, mạnh mẽ. 
  • Khi đèn chùm không sáng, nháy liên tục hay có ánh sáng mờ, thì nguyên nhân có thể do Chip LED bị hư hỏng.

10. Bóng đèn LED lúc sáng lúc không do bộ nguồn hỏng 

  • Bộ nguồn chính là nơi đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, tương ứng với điện áp của loại đèn LED mà bạn đang sử dụng.
  • Nếu đèn chùm không sáng bạn có thể kiểm tra lại bộ nguồn của đèn. 
  • Những bộ nguồn hỏng hoặc kém chất lượng là nguyên nhân khiến đèn không sáng.

11. Cách khắc phục đèn chùm không sáng 

11.1 Thay thế ngay từ bóng đầu tiên bị hỏng

Thay thế bóng đèn đầu tiên bị hỏng
Thay thế bóng đèn đầu tiên bị hỏng
  • Đối với đèn trang trí dạng chùm có kết hợp nhiều bóng thì khi 1 bóng bị hư hỏng rất dễ khiến các bóng xung quanh hỏng theo 
  • Cần sửa hoặc thay thế luôn bóng hỏng đó để tiết kiệm chi phí sửa chữa và đảm bảo an toàn khi sử dụng đèn.

11.2 Kiểm tra nguồn điện thường xuyên

  • Hãy thường xuyên kiểm tra nguồn điện của hệ thống đèn chùm. 
  • Việc này sẽ giúp bạn phát hiện ra được những hư hỏng, hao mòn cần sửa chữa và khắc phục.

11.3 Bọc hệ thống dây điện

Bọc hệ thống dây dẫn điện
Bọc hệ thống dây dẫn điện
  • Các đường dây điện cần được bọc lại cẩn thận. 
  • Điều này vừa tránh được các tác nhân gây bào mòn từ không khí, vừa ngăn chặn được chuột, bọ, côn trùng cắn phá. 
  • Sau khi bọc nên đặt đường dây gọn gàng, tránh làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung của không gian.

11.4 Tắt hệ thống đèn trang trí khi điện chập chờn

  • Khi có thiên tai như gió bão, sấm sét, tốt nhất nên ngắt điện của hệ thống đèn chùm. 
  • Điều này không chỉ đảm bảo đèn không bị hư hỏng mà còn giúp đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.

11.5 Cách nối dây LED bị đứt 

  • Hãy xem lại hướng dẫn lắp đặt cho chuẩn xác. 
  • Nếu dây bị đứt hãy nối lại dây hay thay một dây mới nếu dây bị hỏng.

11.6 Sửa nguồn của đèn hoặc thay mới

  • Nếu đèn chùm không sáng là do bộ nguồn, cần sửa lại bộ nguồn hoặc thay mới..
  • Cần sử dụng những bộ nguồn chất lượng, tránh sử dụng hàng kém chất lượng hay hàng đã quá cũ. 
  • Điều này không những không giải quyết được vấn đề đèn không sáng, mà đôi khi còn làm cho cả bộ nguồn mới và đèn đều bị hỏng theo.

11.7 Một số cách sửa bóng đèn nhấp nháy khác 

  • Khắc phục tình trạng quá tải mạch: bạn có thể tách các thiết bị tải nặng khác và di chuyển chúng sang một mạch khác với bóng đèn.
  • Kiểm tra dây và nguồn điện: kiểm tra các tiếp điểm dây đèn thường xuyên, đảm bảo các dây tiếp xúc thích hợp với khối thiết bị đầu cuối.
  • Đảm bảo điện áp phù hợp: sử dụng điện áp đã được định mức ban đầu của đèn, đảm bảo điện áp bằng hoặc lớn hơn điện áp trực tiếp. 
  • Cung cấp đủ thông gió: đảm bảo đèn được tiếp xúc với không khí mát liên tục, giữ nhiệt độ đèn không quá nóng.
  • Bộ khuếch đại điện áp: giúp điều chỉnh lại nguồn điện khi có sự cố 
  • Vệ sinh thường xuyên đèn: dùng khăn khô thấm nước lau bóng đèn. Tuyệt đối không sử dụng chất tẩy rửa hóa học nào trong quá trình vệ sinh đèn.

>> Đọc thêm: đèn pha không sáng

12. Cách tự sửa chữa khi đèn chùm không sáng tại nhà

12.1 Bước 1: Kiểm tra bóng đèn 

Tháo bóng đèn cần kiểm tra
Tháo bóng đèn cần kiểm tra
  • Tháo bóng đèn ra khỏi hộp mực và nhìn vào ánh sáng để thấy rõ vết vỡ. 
  • Nếu bóng đèn vẫn còn nguyên, cần kiểm tra thêm đèn bằng máy kiểm tra (vạn năng) xem có bị hở mạch không.
  • Nếu đèn chùm không sáng có lẽ một đèn trong mạch nối tiếp đã bị cháy. 

12.2 Bước 2: Tháo công tắc đèn

  • Nếu đèn trần ngừng hoạt động và bóng đèn đang hoạt động, bạn cần kiểm tra công tắc đèn. 
  • Các tiếp điểm có thể bị cháy trong công tắc khiến dòng điện không chảy đến các bộ phát quang.
  • Hãy tháo công tắc đèn ra xem trực quan các dây ở đầu vào và đầu ra từ vỏ và các tiếp điểm dưới dạng một bán cầu. 
  • Nếu cần thiết, để sửa chữa, bạn chỉ cần làm sạch các tiếp điểm thành màu kim loại và lắp ráp vỏ, sau đó tiến hành kiểm tra.
  • Ngoài ra, cần kiểm tra xem điện áp có phù hợp với vỏ máy hay không và liệu nó có đi xa hơn theo mạch đến đèn chùm hay không. 

12.3 Bước 3: Kiểm tra hệ thống dây điện

Kiểm tra hệ thống dây điện
Kiểm tra hệ thống dây điện
  • Từ từ cắt đứt tất cả các nguyên nhân có thể gây ra sự cố trên hệ thống dây điện. 
  • Kiểm tra xem điện áp có phù hợp trực tiếp với đèn chùm không. 

Nếu hệ thống dây điện cũ, dây nhôm có thể bị đứt, dẫn đến tiếp xúc bị hỏng, có thể sửa chữa hệ thống dây điện.

13. Mách bạn cách chọn đèn chùm tốt

  • Kết cấu đèn: Khung xương đèn phải làm bằng vật liệu chắc chắn, khỏe; các mối nối liên kết từ xương chính tới các nhánh, các chóa / chụp đèn phải kín, khít, không rạn vỡ. 
  • Phụ kiện: phải dày dặn, không có lỗi, tạp chất, không bị xước, không bị mất mát, xô lệch, vẹo vọ. 
  • Hệ thống dây dẫn: phải có chất lượng tốt và được giấu kín, nhưng cũng tiện xử lý khi có sự cố. 
  • Hệ thống đui đèn: phải theo chuẩn, đảm bảo tiếp xúc tốt. 

Trên đây là 10 nguyên nhân khiến đèn chùm không sáng và cách khắc phục cũng như cách sửa chữa tại nhà. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp hệ thống đèn của bạn luôn ổn định và sử dụng được lâu dài nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết về đèn LED chiếu sáng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. 

Vui lòng đánh giá bài viết

Bình luận

Bài viết liên quan