Đèn chùm là gì? 13 sự thật cần biết về đèn chùm 

Lượt xem: 648

Đèn chùm là gì? Đèn chùm là loại đèn trang trí được mệnh danh là nữ hoàng của các loại đèn. Đèn được thiết kế bởi nhiều chuỗi đèn gắn kết với nhau theo một kiểu dáng và phong cách nhất định, giúp cho căn phòng của bạn trở nên nổi bật và bắt mắt hơn. Cùng HALEDCO tìm hiểu ngay 13 đặc điểm nổi bật nhất của đèn chùm qua bài viết dưới đây. 

1. Đèn chùm là gì?

Đèn chùm là gì?
Đèn chùm là gì?

1.1 Khái niệm

  • Đèn chùm là loại đèn chiếu sáng gắn trực tiếp vào trần nhà, ánh sáng lan tỏa khắp mọi không gian. 
  • Đèn chùm có kích thước lớn, cấu tạo phức tạp và giá thành tương đối cao.

1.2 Như thế nào là một chiếc đèn chùm tốt?

  • Đèn chùm tốt phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là kết cấu đèn và phụ kiện đi kèm. 
  • Kết cấu khung xương đèn làm bằng chất liệu tốt, khỏe, chắc chắn. 
  • Các nhánh, chóa và chụp đèn được liên kết với với xương chính phải kín, khít, không bị rạn vỡ. 
  • Phụ kiện thủy tinh, pha lê không bị lỗi hay lẫn tạp chất , không bị xô lệch, vẹo, không bị mất mát và trầy xước. 
  • Những bộ phận liên kết phụ kiện như móc, dây phải chịu lực tốt. 

1.3 Ý nghĩa của đèn chùm trong phong thủy

  • Gia tăng vận khí: Ánh sáng tỏa ra từ pha lê của đèn chùm mang lại sự tinh khiết và thanh cao nhất của năng lượng thổ kích thích nhiều nguồn năng lượng 
  • Tiền tài và mối quan hệ: Năng lượng thổ từ các tinh thể pha lê và ánh sáng thúc đẩy sự phát triển của những mối quan hệ tốt đẹp. 
  • Hóa giải vận hạn: Ánh sáng của đèn chùm có thể dung hòa hai nguồn năng lượng xung khắc như lửa và nước, tai ương, mối quan hệ trong gia đình 
  • Mang đến nhiều năng lượng tích cực: Đèn chùm được lắp đặt ở gần cửa trước hoặc tiền sảnh sẽ hút hòa khí, những nguồn năng lượng tích cực vào ngôi nhà của bạn. 

2. Cấu tạo của đèn chùm là gì? 

Cấu tạo chung của đèn chùm
Cấu tạo chung của đèn chùm
  • Đế gắn trần: được gắn trực tiếp lên trần nhà giúp giữ cố định bộ đèn chùm. hường được làm bằng các kim loại cao cấp với nhiều kích thước kiểu dáng khác nhau để phù hợp với từng bộ đèn.
  • Bộ phận treo thả: được làm bằng nhiều chất liệu cao cấp chắc chắn, cố định được thân, tay, các bộ phận của đèn.
  • Thân, tay, hộp chứa đèn: thường là các kiểu hình khối vuông, tròn, chữ nhật, tam giác, chữ cái, hình hộp. 
  • Đèn LED chiếu sáng: thông thường đèn sử dụng bóng đui xoáy và các kiểu LED chiếu sáng tích hợp nguồn cao cấp.

3. Công suất đèn chùm trang trí 

  • Công suất đèn chùm giao động từ vài chục W đến vài trăm W tùy thuộc vào diện tích căn phòng và nhu cầu của khách hàng.
  • Đèn chùm ở không gian lớn cần công suất cao hơn, với không gian chiếu sáng hẹp thì cần đèn có công suất vừa phải.  

4. Sử dụng đèn chùm có tốn điện không? 

  • Đèn chùm không hề tốn điện vì sử dụng bóng đèn LED với khả năng tiêu thụ điện thấp hơn khoảng 50 đến 70% so với các loại đèn thông thường. 
  • Đèn LED tiết kiệm điện nhờ cấu tạo chip LED và bộ nguồn driver khởi động nhanh đồng thời giảm lượng nhiệt tỏa ra khi đèn hoạt động.  

5. Đèn chùm nặng bao nhiêu kg? 

  • Đèn chùm có rất nhiều trọng lượng khác nhau tùy thuộc vào kích thước và số lượng bóng đèn mà nhà sản xuất tạo ra.
  • Đèn chùm hiện đại ngày nay có thiết kế đơn giản, giảm tối đa chi tiết trang trí có trọng lượng tương đối nhẹ chỉ vài kg.

6. Kích thước tiêu chuẩn của đèn chùm 

6.1 Kích thước của đèn chùm 

  • Có thể xác định đường kính đèn chùm bằng cách đo chiều dài chiều rộng của căn phòng bằng đơn vị “Feet”, sau đó cộng chúng lại với nhau và kết quả được tính bằng đơn vị “INCH”.
  • Công thức: Chiều dài (feet) + Chiều rộng (feet) = Đường kính đèn chùm (inch). 

6.2 Chọn đèn chùm phù hợp với kích thước phòng 

  • Nếu phòng của bạn có kích thước 14(feet) x 10(feet) tức 4,2m x 3m thì đường kính đèn sẽ rơi vào khoảng 24(feet) tương đương 0,6m. 
  • Lưu ý: có thể chọn đèn chênh lệch lên xuống 0,3m không đáng kể so với tiêu chuẩn. 
Bảng kích thước đèn chùm thông dụng
Bảng kích thước đèn chùm thông dụng
  • Nếu phòng nhỏ hơn 10’ x 10’ (3m x 3m), đường kính đèn chùm phải rộng từ 17″ đến 20″ (44cm đến 51cm).
  • Nếu phòng có kích thước khoảng 12′ x 12′ (3,6m x 3,6m) thì đường kính đèn chùm phải rộng từ 22″ đến 27″ (56cm đến 69cm).
  • Nếu phòng có kích thước khoảng 14′ x 14′ (4,2m x 4,2m) thì đường kính đèn chùm phải rộng từ 24″ đèn chùm phải rộng từ 24″ đến 32″ (61cm). 

7. Đèn chùm sử dụng những chất liệu nào?

  • Đèn chùm bằng chất liệu pha lê: có khả năng tán sắc ánh sáng, phản chiếu ánh sáng 7 màu, chống thấm nước tốt. Tuy nhiên, trọng lượng thường khá nặng và giá thành tương đối cao. 
Đèn chùm đồng bằng pha lê cổ điển
Đèn chùm đồng bằng pha lê cổ điển
  • Đèn chùm bằng chất liệu sắt: có độ bền rất cao, khả năng thích nghi cao với thời tiết khắc nghiệt của nước ta, không hoen gỉ. 
Đèn chùm sắt tay nến
Đèn chùm sắt tay nến
  • Đèn chùm bằng chất liệu thủy tinh: có khả năng chống bụi, nước hiệu quả thì chúng còn có trọng lượng nhẹ hơn, thích hợp lắp đặt trong nhiều không gian khác nhau.
Đèn chùm thủy tinh sang trọng
Đèn chùm thủy tinh sang trọng
  • Đèn chùm bằng chất liệu đồng: không bị oxy hóa hay hoen gỉ khi sử dụng. Đèn mang đến cho không gian hiện diện nét cổ kính, hoài niệm nhưng không kém phần sang trọng. 
Đèn chùm đồng thả trần phòng khách
Đèn chùm đồng thả trần phòng khách

8. Ưu điểm của đèn chùm

  • Mẫu mã đa dạng, sang trọng, mang tính thẩm mỹ cao làm tôn lên vẻ đẹp sang trọng và đầy tính thẩm mỹ cho không gian. 
  • Được sản xuất bằng những chất liệu cao cấp sẽ bền, chống chịu với thời gian. 
  • Phù hợp với mọi không gian nội thất như phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, nhà hàng, khách sạn, quán bar….

9. Phân loại đèn chùm 

9.1 Các loại đèn chùm theo phong cách 

Đèn chùm hiện đại 

  • Đường nét thiết kế tinh tế, sắc nét, hình khối tạo sự ấn tượng, tôn lên vẻ đẹp mới mẻ độc đáo. 
Đèn chùm bồ công anh thiết kế mới lạ hiện đại
Đèn chùm bồ công anh thiết kế mới lạ hiện đại

Đèn chùm cổ điển  

  • Được thiết kế cầu kỳ, tỉ mỉ với từng chi tiết nhỏ, họa tiết sang trọng. 
Đèn chùm cổ điển trang trí phòng khách
Đèn chùm cổ điển trang trí phòng khách

Đèn chùm đơn giản

  • Được thiết kế tối giản, hầu như không có hoa văn, họa tiết. 
Đèn chùm được thiết kế đơn giản
Đèn chùm được thiết kế đơn giản

9.2 Các loại đèn chùm theo kiểu dáng thiết kế

Đèn Chùm Nến 

Một số mẫu đèn chùm nến đẹp
Một số mẫu đèn chùm nến đẹp
  • Đèn chùm nến đồng: được thiết kế theo phong cách cổ điển Châu Âu mang đến sự sang trọng, đẳng cấp. 
  • Đèn chùm nến 2 tầng: loại đèn này sẽ cực kì phù hợp với trần nhà rộng và thoáng. 
  • Đèn chùm nến màu trắng: phù hợp với những ngôi nhà có kiến trúc hiện đại.  

Đèn chùm xoắn ốc

Đèn chùm xoắn ốc thả thông tầng
Đèn chùm xoắn ốc thả thông tầng
  • Thường đặt ở những nơi có diện tích lớn, thiết kế dài không đồng đều ,hình xoắn ốc tạo điểm nhấn tinh tế, gợi cảm. 

Đèn chùm hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn

Đèn chùm thiết kế hình khối mới lạ
Đèn chùm thiết kế hình khối mới lạ
  • Được thiết kế theo hình học nhất định bao quanh là gỗ hoặc kim loại, đơn giản dễ trang trí ở bất kỳ phòng nào.

Đèn chùm đèn lồng

Đèn chùm kiểu lồng độc đáo
Đèn chùm kiểu lồng độc đáo
  • Thích hợp để treo ngoài hiên vì thiết kế của chúng tựa như một chiếc đèn lồng. 

10. Kinh nghiệm chọn mua đèn chùm chất lượng 

  • Mỗi đèn chùm nên có một công tắc để có thể mở ra những không gian ánh sáng nhỏ hơn hoặc lớn hơn khi cần thiết. ( Xem thêm: Hướng dẫn chọn đèn chùm )
  • Chiều cao của đèn chùm phải phù hợp, đèn có thể được nâng lên và hạ xuống, tạo điều kiện dễ dàng cho việc điều chỉnh và lựa chọn chiều cao.
  • Chọn kích thước đèn phù hợp với căn phòng. Kiểu dáng đèn hài hòa với nội thất và thiết kế của căn phòng.
  • Mua đèn tại nơi uy tín có chính sách bảo hành, đổi trả. 

>> Xem ngay: TOP 10 nhà cung cấp đèn chùm tại Hà Nội và TPHCM uy tín

11. Vị trí lắp đặt đèn chùm 

  • Lối ra vào: nên được treo bên dưới ở khu vực cầu thang lên xuống giữa 2 tầng. Đối với trần nhà có chiều cao tiêu chuẩn, đèn chùm nên được treo cao ít nhất 2,2m so với sàn nhà. 
  • Phòng ăn: thường được đặt ở trung tâm bàn ăn. Nên chọn một chiếc đèn chùm có kích thước nhỏ hơn 30cm so với chiều rộng của bàn. 
  • Đèn chùm phòng khách: thường được lắp phía trên mặt bàn uống nước và phải cao ít nhất 2,2m so với mặt đất. 
  • Phòng tắm: có thể được đặt phía trên bồn tắm hoặc trung tâm căn phòng. Khoảng cách từ vị trí cao nhất của bồn tắm đến vị trí thấp nhất của đèn chùm nên ít nhất là 2,4m.

12. Cách lắp đặt đèn chùm

12.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu 

  • Vật dụng hỗ trợ: gỗ, hợp kim nhôm, thép
  • Nhựa, tấm mica và kính được dùng làm dải ngăn cách.
  • Tấm nhôm anodized để trang trí. 
  • Các phụ kiện khác như ốc vít, đinh, đinh tán, đèn thành phẩm, chất kết dính,…..
  • Dụng cụ xây dựng: kìm, tua vít, búa, đồ gá điện, búa điện, sách hướng dẫn, thước kẻ, chổi sơn,…

12.2 Hướng dẫn lắp đặt

  • Bước 1: Lắp tay đèn
  • Bước 2: Lắp chao đèn
  • Bước 3: Đấu nối dây điện
  • Bước 4: Treo đèn
  • Bước 5: Khóa cố định đèn
  • Bước 6: Lắp bóng đèn
  • Bước 7: Kiểm tra

13. Cách vệ sinh đèn chùm

  • Bước 1: Rút phích cắm điện. Di chuyển tất cả những đồ dễ vỡ ra khỏi khu vực liên quan. 
Rút ổ cắm điện
Rút ổ cắm điện
  • Bước 2: Đặt một chiếc chăn dày lên sàn, dưới đồ vật, đề phòng trường hợp bóng đèn vô tình bị rơi xuống. 
  • Bước 3: Trèo lên thang và gỡ bóng tất cả các bóng đèn ra. Đặt chúng sang một bên tránh đi lại làm vỡ. Sau đó gỡ các miếng pha lê to và đặt riêng. 
  • Bước 4: Cẩn thận gỡ những miếng pha lê từ chiếc đèn chùm và đặt chúng lên chiếc khăn đầu tiên. Rửa sạch pha lê bằng xà phòng. 
  • Bước 5: Lau sạch khung bằng dung dịch rửa bằng khăn ẩm.
Lau sạch đèn bằng khăn ấm
Lau sạch đèn bằng khăn ấm
  • Bước 6: Lắp ráp đèn lại theo hướng dẫn lắp đặt.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp đèn chùm là gì và 13 đặc điểm nổi bật của đèn chùm. Việc lựa chọn đèn chùm đẹp giúp không gian của bạn thêm phần cuốn hút và sang trọng hơn. Để biết thêm thông tin chi tiết về đèn chùm phòng khách, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 02437 918 122. 

Vui lòng đánh giá bài viết

Bình luận

Bài viết liên quan