9 Sơ đồ đấu công tắc cầu thang 2 tầng 3 tầng 4 tầng, hướng dẫn đấu nối A-Z

Lượt xem: 5111

Sơ đồ đấu công tắc cầu thang là bản vẽ giúp việc đấu nối hệ thống đèn cầu thang chuẩn kỹ thuật. Dựa vào sơ đồ, có thể đấu nối đèn cầu thang có ánh sáng tốt nhất, an toàn khi sử dụng. Tùy vào loại cầu thang, có rất nhiều cách để đấu nối công tắc khác nhau.

Nội dung chính

Công tắc cầu thang là gì?

  • Công tắc cầu thang là thiết bị dùng để lắp đặt cho hệ thống cầu thang với vai trò bật/ tắt đèn.
  • Việc đấu nối công tắc cầu thang với đường điện cần đảm bảo đúng kỹ thuật để hệ thống đèn hoạt động ổn định. Nếu đấu nối sai mạch, có thể dẫn tới hỏng bóng đèn hoặc chập cháy.

Mạch điện cầu thang, mạch đèn cầu thang là gì?

  • Mạch điện cầu thang là hệ thống dây điện đấu nối với nhau từ nguồn điện tới bóng đèn, ổ cắm, công tắc. Hai loại mạch chính là mạch điện đơn giản và mạch điện 3 chiều. 
  • Mạch đèn cầu thang là một phần của mạch điện cầu thang, vai trò là điều khiển hoạt động hệ thống đèn. 
Mạch điện đèn cầu thang thực tế
Mạch điện đèn cầu thang thực tế

1. Sơ đồ lắp công tắc cầu thang

1.1 Cách đấu điện cầu thang

Sơ đồ lắp công tắc cầu thang
Sơ đồ lắp công tắc cầu thang

1.2 Cách lắp công tắc cầu thang

  • Một đầu của nguồn điện 220V sẽ nối vào 1 chân của đèn, đầu còn lại nối vào phần tiếp điểm chung của công tắc số 1.
  • Đầu còn lại của nguồn điện 220V nối qua cầu chì. Từ cầu chì nối với tiếp điểm chung của công tắc số 2. Hai tiếp điểm của 2 công tắc sẽ đấu nối với nhau.

2. Sơ đồ mạch công tắc cầu thang – sơ đồ đấu dây công tắc đèn cầu thang

2.1 Sơ đồ mạch đấu công tắc

Sơ đồ mạch công tắc cầu thang
Sơ đồ mạch công tắc cầu thang

2.2 Cách đấu nối công tắc cầu thang

  • Chuẩn bị các dụng cụ như: cầu chì, công tắc 3 cực, đèn LED âm bậc cầu thang, hộp nhựa đựng mạch điện, công tắc chuyển 3 mạch, công tắc chuyển 2 mạch,…
  • Đấu nối đường dây điện theo sơ đồ ở phần 2.1.

>> Xem thêm: 4 Cách lắp đèn cầu thang cảm ứng dễ nhất tại nhà

3. Sơ đồ đấu công tắc cầu thang 3 tầng

3.1 Sơ đồ mạch điện cầu thang nhà 3 tầng

Sơ đồ đấu công tắc cầu thang 3 tầng
Sơ đồ đấu công tắc cầu thang 3 tầng

3.2 Cách đấu công tắc

  • Cần chuẩn bị các thiết bị như công tắc 3 cực, công tắc trung gian, 2 bóng đèn. Sau đó tiền hành đấu nối mạch điện cầu thang theo sơ đồ.

4. Sơ đồ công tắc đảo chiều cầu thang

4.1 Cách đấu điện cầu thang

Sơ đồ công tắc đảo chiều cầu thang
Sơ đồ công tắc đảo chiều cầu thang

4.2 Cách đấu nối

  • Chuẩn bị các dụng cụ: công tắc 3 cực, đèn LED cầu thang,…
  • Tiến hành đấu nối một đầu của dây âm nguồn điện 220v vào chân của đèn LED. Đầu còn lại đấu trực tiếp vào tiếp điểm của công tắc 1.
  • Đầu dây dương của nguồn điện 220V đấu với tiếp điểm của công tắc số 2. Hai tiếp điểm công tắc đấu nối với nhau.

5. Sơ đồ công tắc 6 chân

Sơ đồ công tắc 6 chân
Sơ đồ công tắc 6 chân

6. Sơ đồ mạch điều khiển 3 vị trí

6.1 Sơ đồ mạch điện cầu thang công tắc 3 cực

Sơ đồ mạch điều khiển 3 vị trí
Sơ đồ mạch điều khiển 3 vị trí

6.2 Cách đấu điện cầu thang 3 cực

  • Chuẩn bị dụng cụ: 1 cầu chì, 2 công tắc 3 chấu, 1 công tắc 4 chấu, bóng đèn LED.
  • Đặt công tắc và bóng đèn ở các vị trí như sơ đồ.

> Xem thêm: 99+ đèn LED cầu thang đẹp HOT nhất giá rẻ 

7. Sơ đồ mạch điện cầu thang 2 công tắc 1 bóng đèn

7.1 Cách lắp đặt mạch điện cầu thang 2 công tắc 1 bóng

Chuẩn bị dụng cụ

  • 2 công tắc 3 cực: 1 cực vào, 2 cực ra (Ký hiệu K1, K2 trong sơ đồ)
  • 1 bộ đèn LED cầu thang
  • Kìm, kéo, tua vít
  • Dây dẫn điện

Các bước lắp mạch điện

Thực hiện đấu nối hệ thống dây điện và công tắc theo 1 trong 2 sơ đồ sau:

Sơ đồ mạch điện cầu thang 2 công tắc 1 bóng đèn
Sơ đồ mạch điện cầu thang 2 công tắc 1 bóng đèn

*Lưu ý: Nên mua hộp công tắc có thể lắp được 2 công tắc để đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian. 

7.2 Nguyên lý hoạt động của mạch điện

Sơ đồ 1: Khi tắt/ bật 1 trong 2 công tắc sẽ xảy ra 2 trường hợp:

  • Nếu công tắc K1 đặt ở vị trí A1, K2 ở vị trí B2; hoặc K1 ở A2, K2 ở B1 thì hiệu điện thế đi qua bóng đèn = hiệu điện thế của nguồn cấp. Do đó, đèn sẽ sáng.
  • Nếu công tắc K1 ở A1, K2 ở B1; hoặc K1 ở A2, K2 ở B2 thì hiệu điện thế qua bóng đèn = 0 nên đèn sẽ tắt.

Sơ đồ 2: Khi tắt/ bật 1 trong 2 công tắc sẽ xảy ra trường hợp:

  • Nếu công tắc K1 tiếp xúc dây D1, công tắc K2 tiếp xúc dây D2; hoặc K1 tiếp xúc D2, K2 tiếp xúc D2 thì mạch điện kín. Lúc này bóng đèn sẽ sáng.
  • Nếu công tắc K1 tiếp xúc dây D1, công tắc K2 tiếp xúc dây D2; hoặc K1 tiếp xúc D2, K2 tiếp xúc D1 thì mạch điện hở. Lúc này đèn sẽ ở trạng thái tắt.

7.3 Ứng dụng của sơ đồ mạch 2 công tắc, 1 bóng đèn

  • Dùng để bật tắt đèn cầu thang cho mạch cầu thang 2, 3 tầng. Khi lên tầng 2 có thể tắt bóng đèn ở tầng 1, xuống tầng 1 có thể tắt bóng tầng 2.

>> Tham khảo dòng đèn LED cầu thang cảm ứng để sử dụng cho mạch đèn thông minh này. Đèn cảm ứng tự động bật khi có người, tự tắt khi người rời đi. 

8. Sơ đồ mạch điện cầu thang 4 tầng

8.1 Sơ đồ mạch điện cầu thang

Sơ đồ mạch điện cầu thang 4 tầng
Sơ đồ mạch điện cầu thang 4 tầng

8.2 Đặc điểm của mạch cầu thang 4 tầng

  • Mạch điện cho đèn cầu thang với nhà 4 tầng khá giống với mạch 3 tầng. Điểm khác biệt là lắp thêm 1 công tắc trung gian với 1 bóng đèn cho tầng 3.

Thiết bị để lắp được mạch cầu thang 4 tầng cần có:

  • 2 công tắc 3 cực
  • 2 công tắc trung gian
  • 3 bóng đèn

9. Mạch điện cầu thang 2 công tắc 2 bóng đèn

8.1 Sơ đồ mạch điện

Sơ đồ mạch điện cầu thang 2 công tắc 2 bóng đèn
Sơ đồ mạch điện cầu thang 2 công tắc 2 bóng đèn

8.2 Đặc điểm mạch cầu thang 2 công tắc, 2 bóng đèn

  • Khi bật/tắt 1 công tắc thì chỉ có thể điều khiển 1 đèn riêng biệt.

Thiết bị lắp đặt mạch đèn gồm có:

  • 2 bóng đèn
  • 2 công tắc 2 cực
  • 1 cầu chì

8.3 Ứng dụng của mạch điện

  • Sử dụng cho nhà có cầu thang muốn điều khiển bật/tắt 2 đèn riêng biệt. Áp dụng cho vị trí đầu hoặc cuối cầu thang.

>> Tham khảo: 7 mẫu đèn thả trần cầu thang hiện đại giá rẻ

10. Sơ đồ mạch điện công tắc 4 cực

10.1 Công tắc 4 cực là gì?

  • Công tắc 4 cực là thiết bị đóng ngắt mạch có 4 chân dùng cho tải tiêu thụ điện công nghiệp, điện dân dụng.
  • Công tắc này thường sử dụng cho hành lang, cầu thang.

10.1 Điểm khác biệt công tắc 4 cực với 2, 3 cực

  • Công tắc 2 cực có 2 chốt là 1 cực tĩnh, 1 cực động sử dụng để đóng ngắt dòng.
  • Công tắc 3 cực và 4 cực có 3 chốt gồm 1 cực động và 2 cực tĩnh. Công tắc 3 cực dùng để đóng ngắt dòng ở nhiều vị trí linh hoạt. Công tắc 4 cực có tốc độ ngắt mạch nhanh, hiệu quả cho nhà thông minh, nhà máy, bệnh viện.

10.3 Vẽ sơ đồ mạch điện công tắc 4 cực

Sơ đồ mạch điện công tắc 4 cực
Sơ đồ mạch điện công tắc 4 cực

10.4 Cách đấu công tắc 4 cực

  • Bước 1: Ngắt nguồn điện tổng để đảm bảo an toàn khi lắp đặt.
  • Bước 2: Xác định vị trí bắt vít để lắp công tắc 4 cực. Đánh dấu bằng bút để khi đấu nối đúng vị trí.
  • Bước 3: Đấu nối dây điện vào các cực của công tắc. Sau đó, đấu nối dây điện của thiết bị vào các chân của công tắc.
  • Bước 4: Bắt vít để cố định công tắc lên bảng điện.
  • Bước 5: kiểm tra lại công tắc, thiết bị sau khi đấu nối xem hoạt động ổn định hay chưa.

11. Về sơ đồ nguyên lý mạch điện cầu thang

  • Về căn bản theo nguyên lý hoạt động của công tắc cầu thang thì các mạch đấu nối giống nhau. Mỗi mạch đấu nối chỉ khác nhau về loại công tắc, loại bóng và số lượng bóng, công tắc.
  • Tùy vào số bậc cầu thang, nhu cầu sử dụng ánh sáng để lựa chọn sơ đồ mạch cầu thang phù hợp.

Trên đây là các sơ đồ đấu công tắc cầu thang với mạch điện đơn giản, dễ thực hiện. Tùy vào thiết kế cầu thang để lựa chọn sơ đồ phù hợp. Liên hệ ngay Hotline 0332599699 để được tư vấn kỹ thuật và đặt mua đèn cầu thang.

Vui lòng đánh giá bài viết

Phan Thanh Hải - Phó phòng kinh doanh dự án tại HALEDCO

Anh công tác và làm việc tại công ty đèn LED Haledco với vị trí là phó phòng kinh doanh sản phẩm đèn LED chiếu sáng. Anh Hải đã có hơn 8 năm kinh nghiệm kinh doanh và tư vấn dự án chiếu sáng cho hàng trăm đơn vị chủ đầu tư. Công việc chính là tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm đèn LED chất lượng và đặc biệt là phù hợp với yêu cầu của dự án. Bên cạnh đó anh luôn đi tìm các nhà cung cấp, hỏi báo giá để cân đối báo giá cho khách hàng.

Phan Thanh Hải HALEDCO

Bình luận

Bài viết liên quan