Cách lắp đèn LED âm trần bê tông, âm sàn bê tông đơn giản

Lượt xem: 3672

Cách lắp đèn led âm sàn bê tông luôn thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Chỉ khi lắp đặt đúng cách mới đem đến hiệu quả chiếu sáng tốt nhất. Tham khảo ngay cách lắp đặt đèn led âm sàn hiệu quả đơn giản chỉ bằng 3 bước dưới đây.

Nội dung chính

1. Chuẩn bị dụng cụ trước khi lắp đặt

Dụng cụ lắp đèn LED âm trần bê tông
Dụng cụ lắp đèn LED âm trần bê tông
  • Bộ đèn: Vỏ đèn, bóng đèn, tấm chắn, nguồn, tai cài, dây dẫn,…
  • Dụng cụ khác: Thang, máy khoan, máy cắt bê tông cầm tay, bút thử điện, kìm cắt dây điện, băng keo cách điện,…
  • Bạn cần đảm bảo nguồn điện liên quan đến công trình được ngắt và dán cảnh báo “Không tự ý mở nguồn”.
  • Bên cạnh đó, trong đội thi công cần có ít nhất 1 người có kinh nghiệm dày dặn về đi đường dây điện.

2. Cách lắp đặt đèn LED trần bê tông

Cách lắp đèn LED âm trần bê tông
Cách lắp đèn LED âm trần bê tông

Lắp đặt đèn LED âm trần bê tông sẽ vất vả hơn so với trần thạch cao do phải khoan đục trần nhà khó khăn. Trước khi tiến hành lắp đặt, bạn cần phải đảm bảo dây điện đã được đi ngầm trong trần nhà. Sau đó tiến hành các bước lắp đặt dưới đây:

Bước 1: Khoét lỗ

  • Ngắt nguồn điện
  • Đo kích thước đèn và đánh dấu vị trí lắp đặt
  • Sau khi xác định được vị trí của đèn và đánh dấu cụ thể, Bạn thực hiện khoan lỗ trên trần bê tông sao cho vừa vặn với phần chìm của đèn âm trần
  • Dùng khoan khoan đục lỗ trần nhà và đảm bảo lỗ khoan đủ thông thoáng để có thể lắp phần thân và nguồn LED.
  • Bạn có thể khoan lỗ rộng hơn 1 chút để có đèn có khả năng tản nhiệt tốt nhất, và cần khoan được phần gờ để đèn có thể cài quai một cách thuận tiện.

Bước 2: Nối dây từ nguồn đèn đến nguồn điện

  • Kết nối nguồn LED với dây dẫn điện dân dụng
  • Kết nguồn nguồn LED với bóng đèn
  • Cần đi dây điện theo các vị trí đã khoan để dễ dàng đấu nối đèn với nguồn điện.
  • Vì hệ thống dây điện thường được đi âm trên trần nên cần nối dây tránh dư thừa dài thòng lòng. Bạn chỉ cần nối lượng dây vừa đủ đến nguồn đèn và nguồn điện.

Bước 3: Lắp đèn

  • Để lắp đèn, trước tiên cần đưa phần đế đèn và đui đèn lên trước. Sau đó, tiến hành đấu nối dây đèn vào nguồn điện trước khi lắp đèn.
  • Để tai cài góc 90 độ sau đó đẩy toàn bộ phần thân sau của đèn lên lỗ khoét
  • Bật công tắc để kiểm tra độ sáng và góc chiếu của đèn, và lặp lại với mỗi bóng đèn để đảm bảo tính thẩm mỹ cho trần nhà.
  • Hoàn thiện việc lắp đặt và kiểm tra đèn sáng.

>> Xem chi tiết tại: Cách lắp đèn âm trần bê tông

3. Lưu ý khi lắp đặt đèn LED âm đất âm sàn, âm trần bê tông

  • Khá giống với đèn LED âm trần. Nếu như đèn LED downlight âm trần được chôn chìm ở mặt trần. Thì đèn led âm đất được chôn chìm dưới mặt sàn/mặt đất.
  • Khác với đèn led âm trần có thể khoan lỗ khoét sau khi hoàn thiện trần nhà (nếu trần nhà làm bằng thạch cao hoặc gỗ). Còn lắp đặt đèn led âm sàn, âm đất thì ngay khi thi công công trình, ngay trong bản vẽ đã phải thiết kế lắp đặt hệ thống điện.
  • Bên cạnh đó là chuẩn bị lỗ khoét phù hợp cho đèn bởi khi đổ nền rồi thì việc khoan lỗ rất khó khăn. 
  • Bạn cần cực kỳ lưu ý khâu đi dây điện cũng như lỗ khoét cho đèn led âm sàn âm đất khi thi công.
  • Bởi nếu lộ dây điện hay phải khoan lại lỗ khoét cho đèn sẽ rất mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy bạn cũng bị tốn thời gian, công sức cũng như chi phí của bạn.

>> Xem thêm: TOP 9 đèn LED âm trần bê tông tốt nhất – CK 45%

4. Cách lắp đặt đèn LED âm sàn âm đất

Lắp đặt đèn led âm đất âm sàn khá đơn giản, nếu đã đi dây điện và tạo lỗ khoét đúng cho đèn. Lắp đặt đèn có thể chia làm 3 bước như sau:

3 bước lắp đặt đèn led âm sàn bê tông
3 bước lắp đặt đèn led âm sàn bê tông

Bước 1: Tháo phần thân của đèn và đặt vào lỗ khoét

  • Phần thân đèn led âm sàn được thiết kế thêm một lớp vỏ nhựa bảo vệ bên ngoài. Phần này vừa có tác dụng bảo vệ đèn khỏi các yếu tố bên ngoài xâm nhập. Đồng thời giúp đèn có thể dễ dàng tháo lắp để bảo hành hay thay thế.
  • Khi lắp đặt chúng ta thao phần nhựa bên ngoài của thân đèn ra

Bước 2: Nối dây từ đèn với nguồn điện

  • Vì dây điện đã được đi ngầm dưới đất, chỉ lộ dây nối với đèn. Nên bạn chỉ cần nối đầu dây đó với dây nguồn của đèn.

Bước 3: Lắp đèn vào lỗ khoét

  • Siết chặt ốc vào phần vỏ nhựa của đèn và đặt đèn vào vị trí cần lắp đặt. Vậy là bạn đã hoàn thành việc lắp đặt chiếc đèn âm sàn, âm đất rồi.
  • Lưu ý: Trong quá trình lắp đặt, cần ngắt điện hoàn toàn hệ thống điện để đảm bảo an toàn cho người thi công. Tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

5. Cách đấu dây đèn LED âm trần bê tông

Cách đấu dây đèn LED âm trần bê tông
Cách đấu dây đèn LED âm trần bê tông
  • Bộ đèn sẽ gồm dây nóng và dây nguội, lần lượt ký hiệu là L và N.
  • Cần đấu dây nóng và dây nguội với bộ phận nguồn của đèn (Driver).
  • Sau đó nối đầu còn lại của 2 dây vào nguồn điện của gia đình.
  • Dùng bằng keo cách điện quấn nhiều vòng ở chỗ đấu để ngăn dòng điện rò rỉ là hoàn tất việc đấu dây đèn.

6. Cách đi dây điện đèn LED âm trần bê tông

  • Bước 1: Dùng phấn định vị chỗ đi dây điện theo sơ đồ đã chuẩn bị trước
  • Bước 2: Cắt rãnh tường theo vết phấn đã vẽ với kích thước rãnh phụ thuộc kích thước ống luồn dây điện
  • Bước 3: Luồn dây điện vào ống, sau đó đặt ống vào các rãnh đã cắt
  • Bước 4: Dùng xi măng trám các rãnh lại để đảm bảo tính thẩm mỹ

7. Một số khó khăn khi thi công lắp đèn âm trần bê tông 

  • Khó khăn thường thấy khi lắp đèn âm trần bê tông là phải khoét các lỗ trên trần nhà.
  • Việc khoét lỗ tạo ra những vị trí mỏng và yếu nhất của trần nhà. Nó có thể là nơi tiềm ẩn để nước mưa len lỏi và thấm vào bên trong nhà.
  • Đèn lắp âm trần thường gặp khó khăn khi tản nhiệt do bê tông dày và cứng tạo ra những sự cố tăng nhiệt.
  • Một vấn đề khác là góc chiếu của đèn không rộng như lắp nổi. Do vậy cần phải kết hợp ánh sáng của nhiều đèn với nhau. Dẫn đến ngân sách mua đèn ban đầu tương đối cao.

8. Xác định vị trí phân bổ đèn âm trần bê tông

8.1 Lưu ý

  • Lắp đèn quá thưa dẫn đến không đủ ánh sáng, ảnh hưởng đến thị lực và thẩm mỹ ngôi nhà
  • Lắp đèn quá dày gây lãng phí điện năng và tạo cảm giác nóng bức, ngột ngạt
  • Lắp đèn ở những vị trí không phù hợp gây chói mắt hoặc phân bổ ánh sáng không đều
  • Lắp đèn thiếu cân nhắc, không phối hợp được ánh sáng của tất cả đèn trong phòng

8.2 Xác định vị trí theo không gian

Đối với phòng khách, phòng làm việc và những không gian rộng lớn, cần nhiều ánh sáng:

  • Ưu tiên loại đèn âm trần có góc chiếu rộng.
  • Nếu trần nhà bằng phẳng thì nên phân bổ 80% đèn ở trung tâm.
  • Nếu trần nhà có đèn chùm hoặc hoa thạch cao ở giữa thì có thể bố trí đèn âm trần xung quanh.
  • Gia chủ có thể dùng thêm đèn hắt trần ở khe tường để làm nổi bật đèn chùm hoặc hoa thạch cao.

Đối với phòng ngủ, phòng thờ, phòng tập Yoga và các không gian cần ít ánh sáng:

  • Bạn có thể gợi ý gia chủ lắp đèn ở phần trần nhà quanh giường và để rọi xuống theo phương thẳng đứng.
  • Ngoài ra, gia chủ cần tránh lắp đèn ở trên đầu giường vì không tốt về mặt phong thuỷ.

9. Xác định khoảng cách giữa các đèn

Cách định khoảng cách lắp đặt đèn âm trần
Cách định khoảng cách lắp đặt đèn âm trần

9.1 Công thức tính số lượng đèn

  • Số lượng đèn = (Độ rọi * Diện tích phòng) / (Công suất đèn * Hiệu suất phát quang)
  • Trong đó, độ rọi là tiêu chuẩn chiếu sáng của từng loại không gian. Thông thường, độ rọi của phòng khách là 300, phòng bếp khoảng 500 và phòng ngủ là 100.
  • Công suất đèn có thể được tìm thấy trên bao bì. Còn hiệu suất phát quang của đèn Led âm trần hiện nay thường vào khoảng 100.

9.2 Tính khoảng cách lắp đèn âm trần bê tông

  • Khoảng cách đèn = Chiều dài (Hoặc chiều rộng) căn phòng / Số lượng đèn
  • Như vậy, bạn đã có thể lập được sơ đồ phân bổ đèn âm trần.
  • Tuy nhiên, sơ đồ này có thể thay đổi đôi chút tuỳ vào kiến trúc thực tế của căn phòng sao cho ánh sáng lan tỏa được tốt nhất.

10. Ưu nhược điểm khi thi công đèn LED âm trần bê tông

10.1 Ưu điểm

  • Đèn LED âm trần bê tông phù hợp với căn phòng có chiều cao trần thấp như các tầng hầm, tạo cảm giác thoáng và cao cho trần.
  • Bố trí hợp lý có thể có khả năng bao phủ toàn bộ căn phòng so với đèn trần có độ phủ giảm ở chu vi phòng.
  • Thi công đèn âm trần bê tông có thể được thiết kế chống thấm nước cho các vị trí ẩm ướt.
  • Lắp đèn âm trần bê tông theo phong cách lâu năm sẽ không bị lỗi mốt.

10.2 Nhược điểm

  • Đèn âm trần bao phủ một vùng hình tròn. Nó chỉ chiếu sáng mặt đất bên dưới và sẽ không mở rộng ra xa.
  • Vì lắp đèn âm trần bê tông có diện tích nhỏ nên phải lắp quá nhiều đèn để che hết một căn phòng.
  • Những khoảng trống giữa ván tường và ánh sáng có thể gây rò rỉ không khí.

11. Trường hợp không nên lắp đèn LED âm trần bê tông

  • Không nên lắp đèn âm trần bê tông trong trường hợp trần nhà bạn đã xây dựng xong, không có thiết kế sẵn lỗ chờ lắp đèn, cũng như không thiết kế sẵn đường dây điện chờ.
  • Vì để cung cấp đủ ánh sáng cho căn phòng, bạn cần một số lượng đèn âm trần khá nhiều và phân bố nhiều vị trí trên trần.
  • Do đó bạn sẽ cần phải đục nhiều lỗ trần, bên cạnh đó bạn cũng sẽ cần đục nhiều đường để đi dây điện âm trần.
  • Việc này sẽ làm tăng chi phí và có thể ảnh hưởng không tốt đến kết cấu trần.

12. Phân biệt đèn LED âm sàn bê tông và đèn led trần bê tông

12.1 Đèn led âm sàn bê tông

Đặc tính kỹ thuật

  • Hệ thống đèn led âm sàn bê tông hay còn được gọi là đèn LED âm đất. Dòng sản phẩm dùng để chiếu sáng các không gian chiếu sáng ngoài trời. Chúng có thể dùng để chiếu sáng hành lang, chiếu sáng lối đi, chiếu sáng sân vườn…
  • Điều đặc biệt đó là sản phẩm được lắp âm với nền mặt đất. Hay nói cách khác là đèn led âm sàn được lắp âm với nền sàn bê tông. Có hướng ánh sáng chiếu ngược lên.

Dòng đèn led âm sàn bê tông phổ biến

Một vài mẫu đèn led âm sàn bên tông hiện nay đang được người mua tìm kiếm nhiều nhất đó chính là:

  • Đèn âm sàn vuông
  • Đèn led âm đất dạng hình chữ nhật.
  • Đèn led âm đất dạng hình tròn.

12.2 Đèn led âm trần bê tông

Đặc tính kỹ thuật

  • Đối ngược hoàn toàn với đèn led âm sàn bên tông hê thống chiếu sáng đèn led trần bê tông dùng để chiếu sáng các không gian chiếu sáng trong nhà. Điển hình như chiếu sáng các công trình chiếu sáng dân dụng hoặc chiếu sáng các công trình chiếu sáng công cộng.
  • Hệ thống đèn led âm trần bê tông có đặc tính lắp âm với hệ thống trần nhà. Với hướng ánh sáng chiếu từ trên xuống.

Có nên lắp đèn led âm trần bê tông?

  • Bên trên chúng tôi đã giới thiệu đến với khách hàng các đặc tính nổi bật của đèn led trần thạch cao. Tuy nhiên để có thể trả lời cho câu hỏi có nên sử dụng đèn led âm trần bê tông không thì câu trả lời là không. Vì:
  • Hệ thống đèn led âm trần khi lắp đặt với hệ thống trần bê tông sẽ phải tạo lỗ khoét. Tuy nhiên hệ thống trần bê tông được thiết kế rất chắc chắn khi tạo lỗ khoét để lắp đặt đèn led âm trần vào sẽ rất khó cũng như mất thẩm mỹ cho hệ thống trần nhà.
  • Hệ thống trần bê tông kín. Khiến cho đèn led âm trần khi hoạt động chiếu sáng sẽ làm chậm quá trình tản nhiệt. Gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn âm trần.

Như vậy thay vì lắp đặt hệ thống đèn led âm trần bê tông chúng ta có thể lấp đặt hệ thống đèn led âm trần thạch cao. Vừa đảm bảo chất lượng ánh sáng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian chiếu sáng

Mẫu đèn led trần bê tông phổ biến hiện nay

Với hệ thống trần nhà bê tông, chúng tôi khuyên khách hàng nên sử dụng các dòng đèn sau:

  • Đèn led ốp trần
  • Đèn led panel
  • Đèn led ray rọi
  • Đèn tuýp led

Lắp đặt đèn led âm sàn bê tông  khá đơn giản, hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thể tự lắp đặt cho hệ thống chiếu sáng của mình.

>> Xem thêm bài viết liên quan đến chủ đề đèn âm sàn:

4.9/5 - (13 bình chọn)

Bình luận

Bài viết liên quan