Độ rọi là gì? Công thức tính độ rọi đơn giản nhất 2024

Lượt xem: 15582

Độ rọi là chỉ số quang thông trên một đơn vị diện tích bề mặt được chiếu sáng. Để tính số lượng đèn cần dùng trong chiếu sáng phòng, bạn cần biết đến 2 yếu tố đó là diện tích phòng và độ rọi tiêu chuẩn của phòng đó. Bài viết dưới đây Haledco hy vọng sẽ giúp khách hàng hiểu hơn như thế nào là độ rọi là gì? Và tiêu chuẩn trong chiếu sáng là bao nhiêu?

Nội dung chính

1. Độ rọi là gì?

1.1 Độ rọi là gì?

  • Độ rọi là đơn vị thể hiện mật độ năng lượng ánh sáng tính trên đơn vị diện tích m2.
  • Độ rọi tiêu chuẩn hay còn gọi là cường độ ánh sáng tiêu chuẩn.
  • Độ rọi và sự phân bố độ rọi trong không gian trong nhà sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến thị giác. Chỉ khi thị giác được thoải mái thì các hoạt động trong sinh hoạt mới được diễn ra bình thường. Khi độ rọi không được đảm bảo sẽ làm cho thị giác không được thoải mái. Đồng thời gây nên trạng thái stress cho thị giác.
Khái niệm độ rọi là gì?
Khái niệm độ rọi là gì?
  • Đơn vị đo độ rọi  là lux, viết tắt là lx. 1 lux = 1 lumen/m2.
  • 1 lux thể hiện 1 mét vuông nhận được lượng ánh sáng là 1  lumen.

1.2 Độ rọi có đơn vị là Lux

  • Sl là đơn vị để đo độ rọi. Tổng ánh sáng trên một bề mặt diện tích.

1.3 Lux và ứng dụng của lux

  • Lux là đơn vị dùng để tính công suất ánh sáng, hoặc lượng ánh sáng chiếu trên bề mặt chiếu sáng cụ thể.
  • Lượng lumen trên một mét vuông = lux
  • Dùng để đo độ sáng của chùm sáng tập trung trong một khu vực như trong hải đăng, đèn chiếu sáng hoặc đèn pin

2. Độ rọi tiêu chuẩn là gì?

2.1 Khái niệm độ rọi tiêu chuẩn

  • Độ rọi tiêu chuẩn hay còn được gọi là độ lux tiêu chuẩn. Đạt tiêu chuẩn chiếu sáng mới nhất 2023. Thể hiện một lượng ánh sáng trên một dùng diện tích.
  • Độ rọi tiêu chuẩn phải đảm bảo thị lực cho người tiếp xúc tại khu vực đó.
  • Độ rọi tiêu chuẩn nhất hiện nay khoảng 32.000 – 100.000 (lux). Độ rọi tiêu chuẩn thay đổi theo từng khu vực chiếu sáng.
Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà
Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà
  • Môi trường chiếu sáng trong nhà có nhiều khu vực khác nhau, như phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách… Mỗi khu vực sẽ mức tiêu chuẩn độ rọi khác nhau. 

2.1 Ý nghĩa độ rọi tiêu chuẩn

  • Đánh giá chất lượng ánh sáng của đèn chiếu sáng.
  • Thiết kế chiếu sáng với hệ thống đèn LED với từng không gian.
  • Tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
  • Hạn chế tối đa hiện tượng chói lóa mắt, nhấp nháy ánh sáng nhấp nháy.

2.3 Độ rọi độ rọi tiêu chuẩn của một số nguồn sáng

Nguồn sángĐộ rọi
Ánh sáng mặt trời vào ban ngày32000-100.000 lux
Ánh sáng mặt trời vào hoàng hôn, bình minh400 lux
Ánh sáng mặt trăng1 lux
Ánh sáng từ ngôi sao0.00005 lux
Ánh sáng văn phòng400 lux
Các trường quay truyền hình1.000 lux

3. Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên

3.1 Khái niệm tiêu chuẩn ánh sáng tự nhiên

  • Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên cũng là một trong những khái niệm của tiêu chuẩn độ rọi ánh sáng.
  • Sử dụng để đo chất lượng độ rọi và độ chói.

3.2 Bảng tiêu chuẩn ánh sáng

  • Ánh sáng mặt trời độ rọi trung bình từ 32.000 lx đến 100.000lx.
  • Lúc bình minh hoặc hoàng hôn độ rọi của đèn khoảng 400lx.
  • Ánh sáng từ mặt trăng khoảng 1 lx.
  • Ánh sáng từ ngôi sao khoảng 0,00005 lx.
  • Ánh sáng cừ các đài truyền hình khoảng 1.0000 lx.
  • Ánh sáng văn phòng khoảng 400 lx.

4. Công thức tính độ rọi lux 

  • Theo quy chuẩn thì cách tính độ rọi (lux) bằng: E = Φ/S.
  • Cách tính độ rọi (lux) dựa trên công thức Độ rọi = (Công suất đèn (w) x Quang thông (lm/w) x số lượng đèn sử dụng) / Diện tích chiếu sáng (m²).
  • Tức là: 1 lx = 1 lm/ m² (Lumen/ mét vuông).
Công thức tính độ rọi lux
Công thức tính độ rọi lux
  • VD thực tế.
    • Cần chiếu sáng hành lang có diện tích là 15m2, sử dụng bóng đèn LED Downlight 5W ánh sáng trung tính có độ rọi là 18lx, quang thông (115lm/w). Thì số lượng bóng đèn LED Downlight 5W cần dùng là
    • Số bóng LED Downlight 5W cần dùng = (15×180)/(5x 115) = 5 bóng đèn

5. 3 phương thức tính độ rọi chiếu sáng không cần công thức

5.1 Sử dụng thiết bị chuyên dụng

  • Hai loại máy chuyên dụng để tính độ rọi chiếu sáng đó là: Sensor máy tách rời và Sensor máy liền.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng máy đo đo rọi Luxmet.

5.2 Sử dụng điện thoại di động

  • Sử dụng app trên điện thoại để tính độ rọi chiếu sáng.

5.3 Sử dụng phần mềm tính toán chiếu sáng

Những phần mềm thiết kế ánh sáng từ độ rọi chính xác, tối ưu nhất đó là:

6. Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng của từng không gian

6.1 Độ rọi tiêu chuẩn nhà ở

Không gianĐộ rọi (lux)Độ đồng đềuChỉ số hoàn màuMật độ công suất (tính trên m2)Giới hạn hệ số chói lóa
Phòng khách≥3000.7≥80≤1319
Phòng ngủ≥1000.7≥80≤819
Phòng bếp≥5000.7≥80≤1322
Hành lang, ban công≥1000.5≥60≤720
Tầng hầm, khu để xe≥700.5≥60≤716

Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà

6.2 Độ rọi tiêu chuẩn phòng làm việc

Không gianĐộ rọi (lux)
Văn phòng làm việc>400
Sảnh chờ200
Nhà bảo vệ200
Hành lang, cầu thang100
Thanh máy150

6.3 Độ rọi tiêu chuẩn phòng học

Không gian chức năngĐộ rọi (lux)Độ đồng đềuChỉ số hoàn màuMật độ công suất (W/m2)Giới hạn hệ số chói lóa
Phòng học≥3000.7≥80≤1319
Phòng thể chất≥3000.7≥80≤1319
Phòng thực hành≥5000.7≥80≤1319
Khu hiệu bộ≥300≥80≤1319

7. Ý nghĩa việc xác định tiêu chuẩn độ sáng lux của từng không gian

7.1 Đánh giá chính xác hiệu quả chiếu sáng của hệ thống đèn

  • Độ rọi của hệ thống đèn đạt tiêu chuẩn quy định sẽ mang đến rất nhiều lợi ích
  • Khu vực nhà xưởng: Tăng năng suất lao động, tăng chất lượng, tạo sự tập trung
  • Với người sử dụng, nhân công lao động: Không gây khó chịu, tránh căng thẳng,
  • Với thị giác: Không gây mỏi mắt, chói lóa, tăng sự tập trung

7.2 Thiết kế hệ thống chiếu sáng đèn LED phù hợp với từng không gian khác nhau 

  • Khi bạn xác định được độ rọi cho từng khu vực bạn sẽ chọn được những kiểu đèn phù hợp cho từng không gian khác nhau
  • Ưu tiên lựa chọn các loại đèn LED có quang thông 15.000(lm), tuổi thọ cao
  • Ánh sáng đèn LED không gây chói lóa, mỏi mắt, chiếu sáng ổn định không nhấp nháy

8. Cách tính số lượng đèn cần dùng trong chiếu sáng

  • Để tính số lượng đèn cần dùng trong chiếu sáng phòng, bạn cần biết đến 2 yếu tố đó là diện tích phòng và độ rọi tiêu chuẩn của phòng đó. Khi đã biết 2 đại lượng này, bạn chỉ cần áp dụng công thức tính số lượng đèn cần dùng trong chiếu sáng dưới đây:
Công thức tính số lượng đèn
Công thức tính số lượng đèn
  • Tổng công suất  cần dùng = (diện tích x độ rọi tiêu chuẩn ) : hiệu suất phát quang
  • Số lượng đèn cần dùng = tổng công suất cần dùng : công suất một bóng đèn
  • Ví dụ: nếu bạn muốn lắp đèn cho phòng ngủ với diện tích 10m2 độ rọi là 200lux tức 200 lumen/m2, giả sử chủ nhà sẽ lắp đèn led, hiệu suất phát quang của đèn led thường là 100lm/watt. Ta tính được tổng công suất cần dùng là: (10 x 200) : 100 = 20w. Với 20w này bạn có thể lắp 2 đèn âm trần 10w, hoặc 3 đèn âm trần 7w hay có thể là 4 đèn âm trần 5w.

Tham khảo thêm: 4 cách tính số lượng đèn led trong phòng ngủ, phòng khách, phòng học

9. Hướng dẫn chọn đèn LED phù hợp dựa vào LUX

  • Đèn LED là dòng đèn chiếu sáng, hiện đại nhất trong thị trường chiếu sáng hiện nay. Tùy thuộc vào mục đích chiếu sáng của từng khu vực khách hàng cần tính toán số lượng đèn LED phù hợp nhất. Dựa vào công thức công thức tính độ rọi lux chúng ta hoàn toàn có thể xác định được số bóng đèn LED cần sử dụng là bao nhiêu? kèm theo bảng tiêu chuẩn độ rọi trong nhà HALEDCO đã giới thiệu trong nội dung bên trên.
  • Nếu như hệ thống chiếu sáng của khách hàng đang sử dụng đèn chiếu sáng truyền thống. Khách hàng chỉ cần lựa chọn chuyển sáng bóng đèn LED có công suất bằng 1/3 so với công suất đèn truyền thống đang sử dụng.
  • Ví dụ bạn đang dùng đèn huỳnh quang công suất là 150w thì bây giờ có thể thay thế bằng một bóng đèn LED công suất khoảng 30w – 50w là đã cho độ sáng tương đương.

10. Nội dung tham khảo thêm

10.1 Độ chói là gì?

  • Độ chói là đại lượng quang học dẫn xuất, xác định bằng cường độ sáng trên đơn vị diện tích theo một hước cụ thể.
  • Đơn vị độ chói là cd/ m2 (candela/ mét vuông).
Độ chói trên thực tế
Độ chói trên thực tế

10.2 Công thức tính độ chói

  • Độ chói được tính theo công thức: Lα = Iα : Cosα . ds (Cd/m2)
  • Trong đó:
    • Iα là cường độ sáng theo hướng α
    • ds là diện tích mặt nhìn từ hướng α

Tham khảo thêm: Độ chói là gì? Đơn vị độ chói đèn LED

10.3 Phân biệt độ rọi và độ chói

Độ rọiĐộ chói
Mắt thường không thể nhìn thấy được Mắt người có thể nhìn thấy no
Các giá trị sẽ thay đổi tùy thuộc và khoảng cách giữa nguồn phát sáng và bề mặt nó chiếu vàoGiá trị sẽ thay đổi tùy vào khả năng phản xạ ánh sáng của bề mặt 
Đo ánh sáng chiếu vào bề mặtĐo ánh sáng phản xạ từ bề mặt
Không phụ thuộc và số lượng bóng hay góc hoặc hướng của các nguồn phát sángPhụ thuộc vào số lượng, góc và hướng chiếu sáng

Ánh sáng đóng vài trò rất quan trọng trong đời sống hiện nay, tìm hiểu 8 tiêu chí xác định độ sáng của đèn LED cực kì đơn giản dễ hiểu

10.4 Phân biệt độ rọi (lux) và quang thông (lumen)

  • Độ rọi được tính bằng lux, trong khi quang thông tính bằng lumen.
  • Lumen là đơn vị đo tổng lượng ánh sáng chiếu ra.
  • Lux là đơn vị đo cường độ ánh sáng.
  • Độ rọi chính là tỉ lệ độ sáng trên một diện tích, hay nói cách khác độ rọi chính là tổng lượng quang thông trên 1 đơn vị diện tích. Để tính được độ rọi bạn phải biết được quang thông của nguồn sáng.  Khác biệt lớn nhất giữa độ rọi và công suất đo chính là độ rọi tính theo diện tích mà ánh sáng bao phủ.
Mối quan hệ giữa độ rọi và quang thông
Mối quan hệ giữa độ rọi và quang thông
  • Ví dụ 100 lumen chiếu sáng trong một diện tích 1 m², thì độ rọi sẽ là 100 lux. Cùng 100 lumen này, khi trải rộng trên diện tích 10 m², thì độ rọi sẽ thấp hơn chỉ còn là 10 lux.

10.5 Mối quan hệ giữa độ rọi với công suất

  • Độ rọi là đại lượng không đo bằng năng lượng ánh sáng, nó chỉ là sự cảm nhận của mắt người. Vì thế, hệ số thể hiện mối quan hệ chuyển đổi giữa độ rọi và công suất sẽ thay đổi theo thành phần bước sóng hay nhiệt độ màu của ánh sáng.
  • Ví dụ như ở bước sóng 555 nm (khoảng trung gian của quang phổ) thì 1 lux tương đương với 1,46 mW/m².

10.6  Mối quan hệ giữa độ rọi và cường độ sáng lux

  • Đầu tiên xét điểm M nằm trên mặt phẳng S cách nguồn sáng O một đọa là r, giữa focs OM và pháp tuyến đến mặt phẳng S là anpha. Độ rọi ngang tại điểm M sẽ tính là E = (Iα x cos α) / r2
  • => Từ đó có thể thấy cường độ ánh sáng lux chỉ phụ thuộc và hướng chiếu sáng chứ không phụ thuộc và khoảng các chiếu sáng. Do đó độ rọi sẽ phụ thuộc và hướng và sẽ giảm dần theo bình phương của khoảng cách
Quam hệ giữa độ chói và cường độ sáng lux
Quam hệ giữa độ chói và cường độ sáng lux

Ở bài viết này chúng tôi đã giải đáp độ rọi là gì và độ rọi tiêu chuẩn của không gian chiếu sáng trong nhà ở dân dụng. Đối với độ rọi tiêu chuẩn nhà xưởng và các khu vực chiếu sáng công nghiệp sẽ có sự khác biệt; nếu cần tư vấn về độ rọi trong chiếu sáng công nghiệp hãy gọi ngay tới Hotline: (0243) 7918 122 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

5/5 - (5 bình chọn)

Công việc là niềm vui mỗi ngày.!

Phạm Yến

Bình luận

Bài viết liên quan