Nhà xưởng là gì? Hướng dẫn thi công nhà xưởng chuẩn

Lượt xem: 2414

Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thì các loại nhà xưởng công nghiệp cũng rất phát triển. Vậy nhà xưởng là gì? Có những lưu ý gì khi thi công thiết kế nhà xưởng? Để làm rõ được vấn đề, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

1. Khái niệm nhà xưởng là gì?

1.1 Nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng thiết kế để xây dựng sản xuất công nghiệp
Nhà xưởng thiết kế để xây dựng sản xuất công nghiệp
  • Nhà xưởng là gì? là loại nhà được thiết kế với sức chứa và quy mô quản lý lớn. Có thể là địa điểm tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa, làm kho lưu trữ hàng cho các ngành công nghiệp.
  • Đèn nhà xưởng hay còn gọi là xưởng sản xuất công nghiệp.

Tham khảo thêm mẫu:

1.2 Xưởng sản xuất là gì?

  • Có hệ thống máy móc.
  • Có hệ thống nhân viên.
  • Nguyên vật liệu sản xuất

1.3 Công xưởng là gì?

  • Công xưởng không phải là nhà máy. Đây là thuật ngữ dùng để thể hiện một tổ chức sản xuất trong thời đại cũ. Qua tổ chức sẽ nắm được tình hình hoạt động của nhà máy có tốt không?

1.4 Nhà xưởng rbf là gì?

Nhà xưởng rbf tiết kiệm chi phí
Nhà xưởng rbf tiết kiệm chi phí
  • Nhà xưởng rbf là danh từ thể hiện cho loại nhà xưởng đã được xây sẵn, qua việc  trúng thầu từ các như đầu tư.
  • Thiết kế đạt tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng. Sau khi đã xây dựng xong sẽ được nghiệm thu, công bố giá bán.

1.5 Xưởng sản xuất tiếng Anh là gì?

  • Tên tiếng anh của xưởng sản xuất là: Factory

1.6 Nhà xưởng Sketchup

  • Nhà xưởng Sketchup là mẫu nhà xưởng có quy mô lớn.
  • Mẫu nhà xưởng này thường thiết kế có cầu trục để tiện cho việc di chuyển vật liệu xây dựng. Tìm hiểu thêm về bản vẽ nhà xưởng có cầu trục.

1.7 Khẩu độ nhà xưởng là gì?

Khẩu độ nhà xưởng chính là chiều rộng của nhà xưởng.

>> Xem thêm bài viết: Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

2. Công năng nhà xưởng là gì?

  • Nhà xưởng là nơi tập trung đông nhận lực, hàng hóa, máy móc sản xuất.
  • Công năng của nhà xưởng phải đáp ứng cho quy trình sản xuất, bảo quản hoặc vận chuyển các loại hàng hóa sử dụng trong những ngành công nghiệp.

Tham khảo thêm: Đèn LED chiếu sáng nhà xưởng

3. Các loại nhà xưởng sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp

3.1 Phân loại nhà xưởng theo chức năng

  • Nhà xưởng không có văn phòng: Là loại nhà xưởng chỉ sử dụng mục đích sản xuất, nhằm tạo thành phẩm như sản xuất hàng tiêu dùng, gia công kim loại,…
  • Nhà xưởng kết hợp văn phòng: Nhà xưởng này được chia làm 2 khu vực chức năng là xưởng sản xuất và văn phòng, lợi ích của sự kết hợp này giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, linh hoạt hơn trong vận hành và phù hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Nhà xưởng một tầng: đây là loại nhà xưởng khá phổ biến nhờ vào ưu điểm dễ bố trí thiết bị, phù hợp nhiều ngành nghề, dễ mở rộng sản xuất.
  • Nhà xưởng theo nền đất: chi phí đầu tư tốn kém nếu nền đất yếu.
  • Nhà xưởng theo hệ thống ánh sáng: có 2 loại ánh sáng là nhà xưởng sử dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ và nhà xưởng có hệ thống ánh sáng nhân tạo.
  • Nhà xưởng theo độ cao: tùy theo đặc trưng kinh doanh mà các doanh nghiệp lựa chọn độ cao phù hợp
  • Nhà xưởng theo kết cấu mái bao gồm khung phẳng mái sử dụng dầm và mái vòm.
Loại nhà xưởng theo độ cao mái
Loại nhà xưởng theo độ cao mái

3.2 Phân loại nhà xưởng theo mục đích quy hoạch

Phân loại nhà xưởng theo mục đích quy hoạch dựa vào khẩu độ gồm một khẩu độ và nhiều khẩu độ. Khẩu độ là khoảng cách mép cột bien phải đến mép cột biên trái tính theo chiều ngang nhà xưởng

  • Đối với một khẩu độ: thích hợp công trình năng lượng hoặc nhà kho.
  • Nhiều khẩu độ: phổ biến nhất là nhà công nghiệp 1 tầng, ít chênh lệch về thông số chiều dài, rộng, cao.

3.3 Phân loại nhà xưởng theo vật liệu xây dựng

Nhà xưởng gỗ

Đặc điểm
  • Nhà xưởng được thiết kế hoàn toàn từ gỗ.
  • Không gian nhà xưởng thường rất thoáng đãng.
  • Nhỏ gọn, dễ thi công.
  • Thời gian thi công xây dựng ngắn.
  • Tiết kiệm được chi phí xây dựng.
  • Dễ dàng sửa chữa, mở rộng quy mô.
Hình ảnh thực tế nhà xưởng gỗ
Nhà xưởng gỗ
Nhà xưởng gỗ
Hình ảnh nhà xưởng gỗ thông thoáng
Hình ảnh nhà xưởng gỗ thông thoáng
Hình ảnh nhà xưởng gỗ
Hình ảnh nhà xưởng gỗ

Nhà xưởng tiền chế

Đặc điểm
  • Cấu tạo của nhà xưởng thép tiền chế gồm: phần móng, bu lông móng, cột, dầm, vi kèo, xà gồ, mái tôn, tấm lợp sáng, cửa trời, tường bao xung quanh, giằng, máng thu nước, ống thoát nước.
  • Nhà thép tiền chế làm bằng các cấu kiện bằng thép và được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn.
  • Một nhà thép tiền chế hoàn chỉnh được tạo ra qua 3 giai đoạn: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình.
  • Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất trước ở nhà máy rồi đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian khá ngắn.
  • Có khả năng chịu lực cao.
  • Tận dụng tối đa được diện tích.
  • Linh hoạt trong lắp đặt, xử lý kết cấu nhà xưởng
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư
  • Giảm ô nhiễm môi trường
  • Tính thẩm mỹ cao
  • Chất lượng cao
  • An toàn
  • Chống thấm nước tốt.
Hình ảnh thực tế nhà xưởng tiền chế
Nhà xưởng tiền chế
Nhà xưởng tiền chế
Hình ảnh thực tế đèn nhà xưởng tiền chế
Hình ảnh thực tế đèn nhà xưởng tiền chế
Xây dựng nhà xưởng tiền chế
Xây dựng nhà xưởng tiền chế

Nhà xưởng sắt

Đặc điểm
  • Nhà xưởng sắt được thiết kế hoàn toàn từ vật liệu là sắt.
  • Khung thép được mạ bóng chống bị oxy hóa theo thời gian gây xuống cấp cho nhà xưởng.
  • Nhà xưởng sắt rất bền bỉ và vững chắc
  • Dễ dàng mở rộng và cải tạo nhà xưởng.
  • Có khả năng chống thấm cao
  • Tiết kiệm vật liệu phụ (so với nhà truyền thống).
  • Có khả năng chịu lực và các tác nhân từ môi trường.

Xem ngay: 13 mẫu nhà xưởng nhỏ thông dụng nhất

Hình ảnh thực tế nhà xưởng sắt
Nhà xưởng sắt
Nhà xưởng sắt
Xây dựng nhà xưởng sắt
Xây dựng nhà xưởng sắt
Hình ảnh nhà xưởng sắt
Hình ảnh nhà xưởng sắt

3.4 Phân loại nhà xưởng theo diện tích

Nhà xưởng 300M2
Nhà xưởng 300M2
Nhà xưởng 1000M2
Nhà xưởng 1000M2
Mẫu nhà xưởng 500M2
Mẫu nhà xưởng 500M2
Mẫu nhà xưởng 600M2
Mẫu nhà xưởng 600M2
Mẫu nhà xưởng 100M2
Mẫu nhà xưởng 100M2

3.5 Cho thuê nhà xưởng

  • Hiện nay có rất nhiều hội nhóm cho thuê nhà xưởng, tùy vào nhu cầu tìm kiếm mà bạn có thể thuê dễ dàng.
  • Một số trang cho thuê nhà xưởng bạn tham khảo như: Facebook, batdongsan, chotot,…
  • Tuy nhiên bạn cần kiểm tra độ uy tín bên cung cấp trước khi kí hợp đồng thuê.

3.6 Mẫu nhà xưởng nhỏ

Đặc điểm

  • Mẫu nhà xưởng nhỏ là những mẫu nhà xưởng có diện tích từ 200M2 đến 800M2.
  • Những mẫu nhà xưởng nhỏ HOT nhất hiện nay:
    • Mẫu nhà xưởng nhỏ 200 m2
    • Mẫu nhà xưởng nhỏ 300 m2
    • Mẫu nhà xưởng nhỏ 400 m2
    • Mẫu nhà xưởng nhỏ 500 m2
    • Mẫu nhà xưởng nhỏ 600 m2
    • Mẫu nhà xưởng nhỏ 700 m2
    • Mẫu nhà xưởng nhỏ 800 m2

Ưu điểm

  • Tiết kiệm không gian. Mẫu nhà xưởng có diện tích nhỏ không tốn diện tích không gian của khách hàng. Chủ đầu tư cũng dễ dàng thay đổi các bộ phận trong nhà xưởng trong quá trình sản xuất có thay đổi.
  • Tiết kiệm chi phí. Chi phí xây dựng nhà xưởng chỉ khoảng 300 – 500 triệu đồng. Rất phù hợp đối với những dự án có nguồn ngân sách eo hẹp.

Hình ảnh thực tế mẫu nhà xưởng nhỏ

Mẫu nhà xưởng nhỏ 400 m2
Mẫu nhà xưởng nhỏ 400 m2
Mẫu nhà xưởng nhỏ 300 m2
Mẫu nhà xưởng nhỏ 300 m2
Mẫu nhà xưởng nhỏ 200 m2
Mẫu nhà xưởng nhỏ 200 m2

4. Nhà máy và nhà xưởng khác nhau như thế nào?

4.1 Khái niệm nhà máy là gì?

  • Nhà máy là cách gọi khác của xưởng sản xuất. Có hệ thống máy móc và công nhận.
  • Hệ thống bộ phận hành chính  hoạt động  riêng biệt không liên quan đến bộ phận nhà máy.

4.2 Sự khác nhau

  • Về quy mô: Nhà máy thường có quy mô lớn trong khi đó nhà xưởng sẽ có quy mô nhỏ lẻ hơn.
  • Về tính chuyên nghiệp; Nhà máy thường có dây chuyền sản xuất hiện đại, được đầu tư máy móc cao cấp hơn và có sự yêu cầu cao hơn và tính an toàn và tính vệ sinh (đối với nhà máy thực phẩm). Trong khi đó, máy móc, dụng cụ ở nhà xưởng có phần thô sơ hơn.

5. Thế nào là bố trí nhà xưởng

5.1 Khái niệm

  • Bố trí điện nhà xưởng bao gồm cả việc sắp xếp, bố trí những thiết bị từ đầu nguồn điện như cấp nguồn biến áp tổng cho tới máy móc sản xuất, hệ thống chiếu sáng, thông gió, xử lý chất thải… Các hệ thống này liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất.

5.2 Mục đích của bố trí nhà xưởng là gì?

  • Mục đích của việc bố trí nhà xưởng đó là giúp cho mọi vị trí trong nhà xưởng được khoa học
  • Đảm bảo các khấu, quá trình sản xuất, vận chuyển được diễn ra một các thuận tiện nhất
  • Bố trí nhà xưởng giúp bạn tận dụng tôi đa được công năng của nhà xưởng, tối ưu được diện tích nhà xưởng.

6. Các bước thi công thiết kế nhà xưởng

Thi công lắp đặt đèn LED nhà xưởng
Thi công lắp đặt đèn LED nhà xưởng
  • Bước 1: Tiếp nhận và bảo quản vật tư thi công
  • Bước 2: Thi công nền móng nhà xưởng.
  • Bước 3: Thi công khung thép.
  • Bước 4: Thi công tường bao quanh.
  • Bước 5: Thi công hạ tầng.
  • Bước 6: Thi công hệ thống kỹ thuật.
  • Bước 7: Hoàn thiện công trình.
  • Bước 8: Vệ sinh và đưa vào sử dụng.

7. Những lưu ý trong quá trình thi công thiết kế nhà xưởng là gì?

7.1 Vị trí nhà xưởng

Vị trí nhà xưởng
Vị trí nhà xưởng
  • Nên chọn vị trí thông thoáng để xây dựng nhà xưởng.
  • Xung quanh nhà xưởng cần có nhiều cây xanh để cho không khí trong lành.
  • Xác định rõ quy mô và diện tích nhà xưởng là gì để chọn vị trí.
  • Bố trí tổng mặt bằng phù hợp với sơ đồ công nghệ hiện tại và kế hoạch  mở rộng của chủ đầu tư hoặc phân kỳ đầu tư của dự án.

7.2 Quy định về nhà xưởng

Việc xác định vị trí xây dựng nhà xưởng cũng cần phải có sự tính toán nhất định và đặc biệt phải tuân thủ theo các quy định trong bộ tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp.

Một vài tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp khách hàng cần tuân thủ đó là:

  • Quy chuẩn xây dựng VN tập 1 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 682/BXD-CSXD ra ngày 14/12/1996. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
  • Quy chuẩn xây dựng VN tập 2,3 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 439/QĐ-BXD ra ngày 25/09/1997. Xem cụ thể TẠI ĐÂY.

Để biết chi tiết nội dung các tiêu chuẩn này, khách hàng xin hãy để lại thông tin dưới bài viết. Hoặc có thể liên lạc hotline 0332599699. Haledco sẽ tư vấn kỹ lưỡng.

7.3 Kết cấu nhà xưởng

Hệ thống nhà xưởng được kết cấu từ nhiều không gian khác nhau. Mỗi không gian có những chức năng nhiệm vụ riêng. Chính vì thế khách hàng cần phải hiểu được và thiết kế chúng sao cho phát huy được đúng chức năng nhiệm vụ của mình.

Hệ thống trần nhà

  • Việc lắp dựng phần mái trần nhà được tiến hành sau khi phần lắp dựng khung chính đã hoàn thành và căn chỉnh chính xác. Các Bulông, các thanh giằng đã được bắt chặt.
  • Trong quá trình thi công hệ thống trần nhà khách hàng cần phải đặc biệt lưu ý đến: các mối nối của bông cách nhiệt thẳng không bị co kéo, không bị nhăn. Đảm bảo độ bền của trần nhà.

Hệ thống móng nhà

  • Móng là kết cấu cốt yếu, quan trọng nhất của bất kì công trình xây dựng nào và nhà xưởng cũng vậy.
  • Khi xây dựng thiết kế móng cần đặc biệt lưu ý thể hiện các thông số kĩ thuật. 
  • Các vật liệu và chi tiết sử dụng để làm móng phải đủ đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo TCVN và quốc tế.
  • Cần lưu ý trong việc chọn vị trí đặt móng. Với từng nền đất khác nhau, ta có các cách chọn loại móng khác nhau:
    • Với nhà xưởng được xây dựng trên nền đất yếu, đất bùn thì nên sử dụng giải pháp cọc ép, cọc khoan nhồi…
    • Với nhà xưởng được xây dựng trên nền đất cứng thì cứ tiến hành xây móng như bình thường.

Hệ thống cửa

  • Khâu lắp dựng hệ thống cửa cũng rất quan trọng. Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt cửa cẩn thận.
  • Phải đảm bảo cửa lắp chắc chắn vào tường, lắp thẳng và dễ mở. 
  • Nếu không thi công cẩn thận thì sau khi hoàn thành xong cửa sẽ bị nghiêng. Dẫn đến việc đóng mở cửa rất khó khăn và hay bị nhảy cửa ra khỏi ray chạy.

Hệ thống tường vách ngăn

  • Hệ thống tường vách ngăn cũng phải thiết kế và thi công tỉ mỉ, cẩn thận để đảm bảo độ vững chắc của nhà xưởng.
  • Kết hợp với bên xây dựng ngay từ đầu để đảm bảo công việc giữa bên lắp đặt nhà thép tiền chế với bên xây dựng được ăn khớp.

Hệ thống thông gió

  • Hệ thống thông gió đảm bảo cho việc lưu thông không khí trong không gian cố định.
  • Người ta có thể lắp hệ thống trên trần nhà, mái nhà hoặc hệ thống thông gió tầng hầm, các nhà máy sản xuất, lọc hóa dầu…
  • Khi thiết kế hệ thống ống gió cần lưu ý những bước cơ bản sau:
    • Đầu tiên là phải tính lưu lượng gió cần cấp và hút là bao nhiêu để lựa chọn quạt thông gió nhà xưởng phù hợp nhất.
    • Nếu không gian lắp đặt hệ thống ống gió không đủ thì các cửa gió có thể tăng kích thước lên.
    • Chọn loại quạt điện công nghiệp có tiếng ồn thấp để nhà xưởng không bị ô nhiễm tiếng ồn. Ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

Hệ thống ánh sáng 

Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng
Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng
  • Thiết kế hệ thống chiếu sáng là một phần quan trọng trong nhà xưởng. Có ý nghĩa đảm bảo trong quá trình sản xuất được thực hiện liên tục ngày đêm.
  • Với từng loại hình nhà xưởng khác nhau có mức độ và yêu cầu chiếu sáng khác nhau.
  • Khi thiết kế cần nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm của nhà xưởng và nhu cầu sử dụng điện chiếu sáng. Đối với từng khu vực trong nhà xưởng: Kho, khu vực chung, khu sản xuất,…
  • Dựa vào tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp theo TCVN 7114-2008 để lựa chọn mức độ chiếu sáng cho từng khu vực.
  • Nên tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên kết hợp hệ thống ánh sáng nhân tạo từ đèn.

8. Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

  • Thiết kế nền nhà xưởng sản xuất công nghiệp trên đất yếu phải có biện pháp xử lý nền.
  • Đảm bảo yêu cầu công nghệ và điện kiện sử dụng để chọn kết cấu nề phù hợp.
  • Nền nhà xưởng bê tông phải chịu được ăn mòn, axit, kiềm.
  • Nếu thiết kế nhà xưởng đối với kho, bãi vị trí cầu cạn bốc dỡ yêu cầu phải bằng phẳng.
  • Phần mặt nền nhà xưởng phải có lớp lót cứng và thoát nước nhanh chóng.
  • Thiết kế nhà xưởng bê tông phải chia thành từng ô và chiều dài mỗi ô tối đa 0,6m độ dày tối thiểu 0,1m.
  • Chiều rộng của nền hè phải từ 0,6m đến 0,8m và độ dốc 1 đến 3%.

Nếu lựa chọn mua đèn nên chọn loại đèn led sẽ tiết kiệm chi phí và hiệu quả chiếu sáng cao hơn. Trong đó, đèn led nhà xưởng của công ty Haledco là sự lựa chọn số 1 cho hệ thống chiếu sáng nhà xưởng.

Xem thêm những bài viết khác:

Nhìn chung, khi thi công thiết kế nhà xưởng, các bạn cần biết rõ những tiêu chuẩn và lưu ý thiết kế nhà xưởng là gì. Từ đó có được những phương án thiết kế nhà xưởng phù hợp. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn được những thông tin cần thiết.

>> Xem thêm bài viết liên quan: 8 bản vẽ nhà xưởng thông dụng nhất

5/5 - (2 bình chọn)

Công việc là niềm vui mỗi ngày.!

Phạm Yến

Bình luận

Bài viết liên quan